Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
“Tôi lớn lên đã thấy dừa trước ngõ
Dừa ru tôi giấc ngủ tuổi thơ
Cứ mỗi chiều nghe dừa reo trước gió
Tôi hỏi nội tôi: Dừa có tự bao giờ?”
Có một khoảng thời gian tôi được sống trong vùng quê nghèo giản dị, hình bóng cây dừa là loại cây gắn liền với một giai đoạn tuổi thơ tôi. Loài cây mang đến biết bao nhiêu cảm giác thân thương, quen thuộc, nồng ấm biết bao nhiêu tình.
Có một khoảng thời gian tôi được sống trong vùng quê nghèo giản dị, hình bóng cây dừa là loại cây gắn liền với một giai đoạn tuổi thơ tôi. Loài cây mang đến biết bao nhiêu cảm giác thân thương, quen thuộc, nồng ấm biết bao nhiêu tình.
Nhìn từ xa, câu dừa cứ như chiếc chổi khổng lồ được dựng ngược lên, với bao nhiêu là tàu lá xanh tua tủa. Thân dừa có cây cao đến hàng chục mét cơ, không phải ai cũng có thể trèo dừa được, cái thân hình tròn lẳng, trơn tuột, không cành nhánh, chỉ có những vết vằn sậm màu do di tích của những bẹ dừa khô để lại, những vết ấy, cứ như là vết hằn của thời gian đổ bóng xuống thân dừa. Dừa có chùm rễ rất đồ sộ, to lớn, đan bện vào nhau rất chặt, nhìn xa xa cứ như những con rắn li ti đang thu về 1 tổ duy nhất. Nơi cao nhất của cây dừa chính là nơi xuất hiện hoa dừa màu trắng sữa mỗi khi trổ hoa, những quầy dừa tí hon như những quả cam, rồi lớn dần to như quả dưa hấu, chuyển màu sang nâu sậm và sau cùng là rụng xuống đất, chờ điều kiện thích hợp thì mầm non lại đâm thủng lớp vỏ khô ráp, vươn lên tiếp tục dòng đời mới của mình, dòng đời gần cả trăm năm.
Cây dừa gần như gắn bó vô cùng mật thiết với người dân Việt Nam, đi đến đâu trên bất cứ nơi nào của dải đất hình chữ S này, chúng ta điều thấy bóng dáng của những ngọn dừa cao chót. Dừa gắn bó với chúng ta từ chiếc đũa bếp xới cơm, chiếc muỗng lớn để ăn canh, chiếc gáo dừa múc nước cho đến những gian nhà dài nhà lớn được lợp bằng lá dừa mát mẻ, thân dừa làm kèo làm cột, làm những chiếc cầu tre gắn với câu hát của mẹ, chiếc ấm trà thanh lịch mà hoài cổ bằng trái dừa của ông. Ngay cả những chiếc rạp cưới cũng được trang trí công phu bằng dừa. Không những thế, chúng ta có thể ăn tất cả từ dừa, củ dừa non xào dầu, sữa dừa luôn là nguyên liệu không bao giờ thiếu của các món bánh dân gian từ bánh ngọt đến bánh mặn và đặc biệt là nước dừa, vừa có giá trị trong ẩm thực, vừa có tác dụng trong y học. Tôi từng nghe bà kể, ngày xưa các anh bộ đội bị thương đã nhờ nước dừa làm nước biển để truyền vào người tránh mất nước.
Dừa đã không còn là loài cây mang nhiều giá trị về mặt vật chất nữa mà nó còn mang đầy ý nghĩa về mặt tinh thần. Cây dừa đã được rất nhiều nhà văn, nhà thơ và cả nhạc sĩ lấy làm ý tưởng sáng tác không biết bao nhiêu là tác phẩm hay, ngày ấy khi thấy bóng ngoại ngồi dưới gốc dừa gội đầu tôi hay hát trêu chọc ngoại “Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó là con gái của Bến Tre”, ngoại cười hà hà rồi chửi yêu “hết sức”.
Tôi yêu thích cây dừa như chính sự yêu thích dành cho quê hương đất nước, với tôi cây dừa chính là những hình ảnh gần gũi thân thương mộc mạc nhưng thấm đầy nghĩa tình như chính con người Việt Nam, dừa là khoảng trời tuổi thơ, là quê ngoại thân yêu mà mỗi ngày hè tôi điều muốn về. Ngày nay những cơ sở sản xuất nước dừa và các quà lưu niệm bằng dừa được bày bán khắp nơi, tôi hi vọng hình ảnh cây dừa ngày càng được nhiều người biết đến, yêu mến và trân trọng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |