Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu đề và tìm ý cho đề văn sau: Bằng những hiểu biết về lịch sử đất nước giải nghĩa câu tục ngữ "Một câu làm chẳng nên non. Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

3 trả lời
Hỏi chi tiết
2.649
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
21/01/2018 21:04:24
Dân tôc Việt Nam có truyền thống đoàn kết lâu đời. Từ xưa đến nay, đất nước ta bao phen bị giặc ngoại xâm, nhưng nhờ tinh thân đoàn kết dân tộc nhân ta đồng tâm hiệp lực kiên quyết chống trả quân thù, giữ vững nền độc lập thống nhất tổ quốc.
Tinh thần đoàn kết đó được ghi lại trong câu tục ngữ:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Câu tục ngữ có ý nghĩa như thế nào thực tế đã chứng minh ra sao.
Tìm hiểu ý nghĩa câu tục ngữ trên em nhận thấy một cây đứng riêng rẽ dù có to đến đâu cũng chỉ là một nét mong manh trên cái nền rộng lớn của thiên nhiên. Nó không tạo được cái thế vững chãi to lớn hay gây cảm giác chắc chắn chỉ một cơn gió to đủ có thể vật ngã hay gây cảm giác chắc chắn, chỉ một cơn gió to đủ có thể vật ngã được. Trái lại, ba cây mọc gần nhau, cành lá rườm rà che đỡ lẫn nhau có thể cản dược sức gió, tạo thành bóng râm làm mát một vùng gợi ta nghĩ đến một khu rừng, một quả đồi một hòn núi.
Bài văn chứng minh câu tục ngữ một câu làm chẳng nên non ba cây chụm lại nên hòn núi cao Tự sự quan sát hình ảnh trong thiên nhiên câu tục ngữ gợi cho ta liên tưởng đến sự hợp quần, sự đoàn kết trong cuộc sống con người. Thấy kết của loài cây khi mọc gần nhau, cành lá rườm rà che đỡ lẫn nhau có thể cản được sức gió, con người chắc hẳn phải nghĩ nảy ra ý định đoàn kết tương thân tương trợ lẫn nhau. Đó chính là ý nghĩa mà câu tục ngữ muốn nhắn nhủ người đời. Thử nghĩ số nhiều thường hơn lẻ vả về vật chất lẫn tinh thần. Có nhiều cánh tay cùng làm thì công việc mau chóng hoàn thành, dù công việc đó to lớn, khó khăn. Nhiều bộ óc cùng nghĩ thì kết quả sẽ chắn chắn hơn. Ngày nay, khoa học ngày càng tiến bộ là do trí tuệ nhiều người đã hợp tác với nhau.
Trong lịch sử đấu tránh dựng nước sử sách còn ghi lại biết bao câu chuyện hợp quần chống lại giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Em quên sao được hội nghị của các bô lão tại điện Diên Hồng ngày xưa khi nước nhà bị xâm lăng. Khi vua Trần Nhân Tông nói về thế ta, thế giặc rồi hỏi “Nên hòa hay nên đánh”? các bô lão đều đồng thanh đáp “Đánh”. Và giặc nguyên hung hãn đã bị đánh tan. Và chẳn chúng ta cũng không thể quên được câu chuyện bó đũa, một người cha gọi các con mình lần lượt đến và đưa cho một bó đũa rồi bảo từng người bẻ bó đũa ấy. Từ người anh cả đến người em út không ai có thể thực hiện được yêu cầu ấy. Người cha bèn lấy từng chiếc rồi bẻ lần lượt một cách dễ dàng. Các con đồng thanh đáp:
– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!
Người cha liền bảo
– Đúng như thế các con đều thấy chia lẻ ra thì yếu hợp lại thì mạnh vậy các con phải biết đùm bọc lấy nhau.
phải chăng đó cũng chính là bài học đoàn kết cho tất cả mọi người. Bằng cách nói ngụ ý, giàu hình ảnh câu tục ngữ khuyên nhủ chúng ta một điều hết sức cần thiết trong cuộc sống. Con người không thể sống đơn độc một mình mà bao giờ cũng sống trong tập thể gia đình và xã hội rộng hơn là cộng dồng xã hội loài người.
Em mong sao trên trái đất này tất cả các dân tộc Việt Nam đều đoàn kết lại kể chống chiến tranh, chống đói nghèo bệnh tật cùng đấu tranh cho hòa bình.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Bạch Ca
21/01/2018 21:05:16
Đoàn kết là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta. Nhờ sức mạnh đoàn kết, dân tộc ta đã chiến thắng bao giặc ngoại xâm mạnh hơn mình gấp nhiều lần.
Đế lại cho con cháu bài học quý về sức mạnh của sự đoàn kết, cha ông ta có câu tục ngữ: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
- Nghĩa đen:
+ Một cây: chỉ số lượng ít, phân tán.
+ Ba cầy : chỉ số lượng nhiều, tập trung.
- Nghĩa bóng:
+ Một cây: chỉ sự đơn độc, lẻ loi, không thế có sức mạnh đế làm việc gì lớn.
+ Ba cây: chỉ sự đoàn kết, đồng lòng, có sức mạnh làm được việc lớn.
2. Bình (bàn bạc, nhận xét, đánh giá vấn đề)
Câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng vì :
- Nếu cây đứng một mình lẻ loi thì cây dễ bị gió bão làm cho gãy, đổ.
- Một mình muốn hoàn thành một công việc lớn sẽ không đủ sức mạnh
- Nếu nhiều cây bên nhau, các cây ấy sẽ tựa váo nhau, sẽ vượt qua được mưa dông, gió bão.
- Nhiều người đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh, sẽ dễ hoàn thành được công việc lớn.
Dẫn chứng:
- Ngoài xã hội:
+ Đoàn kêt trong lao động sản xuất cho năng xuất cao, chất lượng tốt.
+ Đoàn kết trong nghiên cứu phát minh khoa học —> cho ta những kết quả có chất lượng về công trình nghiên cứu, tạo ra nhiều thành quả có ích cho xã hội.
+ Ở nhà trường, đoàn kết sẽ giúp cho tập thể vững mạnh, thầy trò cùng xây dựng trường lớp khang trang, sạch đẹp, chất lượng dạy, học ngày càng cao.
- Trong gia đình: Đoàn kết tạo nên không khí gia đình ấm cúng, yên vui. Mọi người cùng giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh, cùng tập trung xây dựng gia đình ngày một ấm no, hạnh phúc.
3. Luận: (Mở rộng, nâng cao vấn đề)
- Phải biết sống đoàn kết.
- Đoàn kết nhưng không bè phái, không bao che cho những khuyết điểm của nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.
III. KẾT THÚC VẤN ĐỂ
- Đoàn kết có sức mạnh vô địch.
- Phải giúp đỡ nhau trong học tập, trong lao động.
- Lên án những kẻ chuyên gây chia rẽ mất đoàn kết.
1
0

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k