Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày trong 1 phút những hiểu biết của con về nữ tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Chuyện cổ tích về loài người

dựa vào SGK và Sổ tay Ngữ Văn tác giả, tác phẩm, trình bày trong 1 phút những hiểu biết của con về nữ tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Chuyện cổ tích về loài người.
2 trả lời
Hỏi chi tiết
229
1
0
Bngann
21/09/2021 09:53:09
+5đ tặng

Xuân Quỳnh được biết đến là một trong những số ít nhà thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ viết về đề tài tình yêu. Thơ Xuân Quỳnh đặc trưng bởi tâm hồn của người phụ nữ lúc tươi tắn lúc đằm thắm và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Tiêu biểu nhất trong đời thơ Xuân Quỳnh là bài thơ “Sóng”. “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong chuyến đi thực tế đến vùng biển Diêm Điền năm 1967, được in trong tâp “Hoa dọc chiến hào”, bài thơ viết về tình yêu rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. “Sóng” để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc bởi vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Và từ đó, ta có thể cảm nhận được tình yêu của giới trẻ hiện nay cũng rất đẹp và trong sáng.

Mở đầu bài thơ, Xuân Quỳnh đã diễn tả trạng thái của sóng và đồng hành theo đó là tâm trạng người phụ nữ đang yêu với nghệ thuật ẩn dụ đầy độc đáo:

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Với nghệ thuật đối lập: “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”, Xuân Quỳnh đã thể hiện một cách chân thực tâm trạng người phụ nữ đối với tình yêu, lúc thì dịu dàng, đằm thắm, khi thì khao khát, mãnh liệt. Điều đó cho thấy trong tận sâu thẳm tâm hồn, người phụ nữ trong tình yêu luôn có những mâu thuẫn, thể hiện nội tâm phong phú và là điều thường tình đối với người con gái đang yêu. Vậy mới thấy họ đáng yêu như thế nào.

Xuân Quỳnh rất tài tình khi sử dụng nghệ thuật nhân hoá: “Sông không hiểu nổi mình/Sóng tìm ra tận bể”. Nếu sông không hiểu được bản thân mình như thế nào thì sóng sẽ không do dự, sẵn sàng từ bỏ sông để tìm ra bể lớn, đến nơi rộng mênh mông, cũng giống như người phụ nữ trong tình yêu, họ sẵn sàng bỏ tất cả những điều nhỏ nhen, ích kỷ, tìm đến với tình yêu lớn lao. Đây là một quan niệm độc đáo, mới mẻ của Xuân Quỳnh về tình yêu.

Khổ thơ thứ hai được Xuân Quỳnh viết nên với niềm bồi hồi đầy sâu lắng:

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Từ “Ôi” cảm thán được thốt lên như đi sâu vào lòng người đọc. Một từ “Ôi” làm trái tim bao người xốn xang, rộn ràng vì tình yêu, nhất là tuổi trẻ. Lại thêm các từ “ngày xưa”, “ngày sau” và “vẫn thế” như đinh ninh rằng tình yêu vẫn luôn và sẽ tồn tại mãi mãi cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Câu thơ “Nỗi khát vọng tình yêu” thể hiện khao khát mãnh liệt về tình yêu làm bao người trẻ phải “bồi hồi” nơi lòng ngực. Xuân Quỳnh rất thấu hiểu điều ấy, nó như chắc chắn thêm nữa tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu đẹp biết bao.

Tiếp đến nhà thơ thắc mắc nghĩ đến nguồn gốc đầy bí ẩn của tình yêu mà không ai có thể lý giải một cách tường tận:

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên

Đứng trước sóng bể bao la, rộn lớn mênh mông, em nghĩ đến anh đầu tiên, rồi nghĩ đến em, sau cùng em nghĩ về biển lớn. Chỉ như vậy thôi cũng đủ thấy sự trân trọng của em đối với anh, đối với tình yêu giữa anh và em như thế nào. Đọc những câu thơ ấy, ta không thể phủ nhận vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu, thật trong sáng biết bao. Câu hỏi tu từ cuối khổ “Từ nơi nào sóng lên?” như một nỗi niềm bâng khuâng về ngưồn gốc tình yêu.

Và không chờ đợi lâu hơn nữa, Xuân Quỳnh đã tự mình lý giải về nguồn gốc của tình yêu:

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau?

Xuân Quỳnh đã tìm được nguồn gốc của sóng “Sóng bắt đầu từ gió”, nhưng lại tiếp tục boăn khoăn khi không thể lý giải được gió bắt đầu từ đâu, em đã “chịu thua” mà thốt nên câu “Em cũng không biết nữa”. Lại tiếp câu thơ “Khi nào ta yêu nhau?” là một câu hỏi không có câu trả lời. Tình yêu thật dịu kỳ biết bao, nó đến mà không biết lúc nào nó đến. Vâng! Có yêu tha thiết thì mới nghĩ nhiều về tình yêu, về nguồn gốc của tình yêu đến thế. Càng tôn nên vẻ đẹp nơi tâm hồn của người con gái khi yêu.

Có thể nói khổ thơ thứ năm rất đặc sắc, đó chính là nỗi nhớ nhung da diết em dành cho anh:

Con sóng trên mặt nước
Con sóng dưới lòng sâu
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Nghệ thuật nhân hoá vô cùng độc đáo, Xuân Quỳnh đã tinh tế khi khắc họa nỗi nhớ của sóng đối với bờ “Con sóng dưới lòng sâu/Con sóng trên mặt nước/Ôi con sóng nhớ bờ/Ngày đêm không ngủ được”, “dưới lòng sâu” rồi lại “trên mặt nước”. Từ nỗi nhớ không thể nhìn thấy cho đến nỗi nhớ thấy rõ mồn một, Xuân Quỳnh đã rất thành công về việc thể hiện nỗi nhớ của sóng, nỗi nhớ ấy rất mãnh liệt và lâu dài tồn tại cả ngày lẫn đêm. Từ nỗi nhớ của sóng đối với bờ, Xuân Quỳnh liên hệ đến nỗi nhớ em dành cho anh, nỗi nhớ ấy cũng không kém phần mãnh liệt so với nỗi nhớ của sóng. Nỗi nhớ của em tồn tại trong ý thức, xen lẫn cả vào tiềm thức. Có ai đó đã nói rằng nhớ chính là nhắc nhở mình đang yêu. Phải có yêu thì mới có nhớ, có yêu sâu đậm thì mới nhớ mãnh liệt. Một lần nữa, ta không thể phủ nhận nét đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Truyền thống làm nên nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam chính là lòng thủy chung. Và Xuân Quỳnh đã khẳng định lòng thủy chung son sắt và sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để đến với tình yêu qua khổ thơ thứ sáu và bảy:

Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫn ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương

Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dẫu muôn vời cách trở

Nghệ thuật điệp cấu trúc rất độc đáo: “Dẫu… Dẫu” đã giúp Xuân Quỳng thể hiện lòng thủy chung của em đối với anh. Hai câu thơ đầu khổ sáu vô cùng đặc biệt “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam”, đáng lẽ phải là “xuôi Nam, ngược Bắc”, nhưng điều đó có gì quan trọng? Khi yêu, dù cho mọi trật tự đều đảo lộn thì em vẫn một mực thủy chung, dù cho em ở bất kỳ nơi nào thì em vẫn luôn hướng về một phương, đó là phương anh. Chính tình yêu mặn nồng tha thiết mà cả trăm ngàn con sóng dù ở xa rất xa bờ nhưng chúng vượt qua tất cả khoảng cách địa lý để tìm đến bờ, đó là lẽ tự nhiên. Ẩn ý đằng sau ấy chính là nói lên em cũng sẽ như sóng kia, dù cho có bao chông gai, trở ngại em sẽ vượt qua tất cả để đến với anh, với tình yêu của đôi ta. Như ca dao có câu: “Thương nhau mấy núi cũng trèo/Mấy sông cũng lội, vạn đèo cũng qua”

Người phụ nữ vốn rất nhạy cảm, trong tình yêu lại càng nhạy cảm hơn. Nếu ở hai khổ thơ trước, em rất lạc quan, tự tin vào tình yêu thì ở khổ thơ tiếp theo, em lại lo lăng, trăn trở về cuộc đời:

Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa

Xuân Quỳnh ý thức rất rõ về cái hữu hạn của cuộc sống, dẫn cuộc đới có dài đến đâu thì thời gian vẫn trôi đi mà không chờ đợi ai bao giờ, cũng giống như biển dẫu rộng lớn, vô tận thì mây vẫn bay về nơi xa.

Chính vì ý thức được sự hữu hạn của cuộc đời nên Xuân Quỳnh khao khát được như sóng, tan vỡ rồi lại “tái sinh”, tồn tại mãi mãi giữa đại dương mênh mông, điều đó thật giống với tình yêu của em, sống mãi với tình yêu rộng lớn của cộng đồng:

Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàm năm còn vỗ.

Xuân Quỳnh đã rất thành công trong việc sử dụng thể thơ năm chữ, dễ đi vào lòng người, lấy hình tượng sóng để diễn tả tâm trạng người phụ nữ, bên cạnh đó còn có các nghệ thuật nhân hoá, đối lập, ẩn dụ… thể hiện vẻ đẹp tinh tế của người phụ nữ trong tình yêu, một tâm hồn nhạy cảm, sâu lắng mà cũng mãnh liệt đầy ý nhị.

“Sóng” là bài thơ rất hay về tình yêu của Xuân Quỳnh, thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Xuân Quỳnh cũng như vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Quoc An Van
09/10/2021 20:42:29

Xuân Quỳnh là một nhà thơ hường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị, trong sáng của đời sống gia đình và cuộc sống hàng ngày. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của chị là bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người”.

Để lý giải về nguồn gốc của loài người cho trẻ em thật khóa. Nhưng Xuân Quỳnh lại có cách giải thích đầy khéo léo, mà hài hước. Ở khổ thơ đầu, nhà thơ đã lí giải sự ra đời của loài người:

“Trời sinh ra trước nhất
Chỉ toàn là trẻ con
Trên trái đất trụi trần
Không dáng cây ngọn cỏ
Mặt trời cũng chưa có
Chỉ toàn là bóng đêm
Không khí chỉ màu đen
Chưa có màu sắc khác”

Trái đất lúc này vẫn còn trần trụi, không có dáng cây hay ngọn cỏ. Ngay đến cả mặt trời để sưởi ấm muôn loài cũng chưa xuất hiện. Trái đất chỉ toàn một màu đen, không hề có bất cứ một sắc màu khác. Và mọi vật sinh ra trên đời đều vì trẻ em. Đôi mắt của trẻ em rất sáng nhưng chưa thể nhìn thấy gì, vì vậy mặt trời xuất hiện cho trẻ con nhìn rõ. Màu xanh của cây cỏ, màu đỏ bông hoa giúp trẻ con nhận biết màu sắc. Cây cối, lá cỏ đã giúp trẻ con cảm nhận về kích thước. Còn tiếng chim hót, tiếng gió thổi cho trẻ con cảm nhận âm thanh. Dòng sông ra đời giúp trẻ con có nước để tắm. Biển xuất hiện để trẻ con suy nghĩ, cung cấp thực phẩm và là nơi tìm hiểu, khám phá. Khi trẻ con bắt đầu chập chững những bước đi đầu tiên, cũng là lúc con đường xuất hiện.

Nhưng trẻ con vẫn còn cần có tình yêu thương, vì thế mà người mẹ đã xuất hiện:

"Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
Cho nên mẹ sinh ra
Để bế bồng chăm sóc
Mẹ mang về tiếng hát
Từ cái bống cái bang
Từ cái hoa rất thơm
Từ cánh cò rất trắng
Từ vị gừng rất đắng
Từ vết lấm chưa khô
Từ đầu nguồn cơn mưa
Từ bãi sông cát vắng..."

Đoạn thơ được mở đầu với sự có mặt của người mẹ trong thế giới. Lý do mẹ có mặt trên đời thật đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa. Trẻ con cần có bàn tay dịu dàng chăm sóc, lời hát ru ngọt ngào của người mẹ. Bởi vậy mà mẹ xuất hiện để đem đến tình yêu thương bao la. Những câu thơ được mở đầu bằng chữ “từ” nhằm khẳng định nguồn gốc ra đời của lời ru. Lời ru được sinh ra từ những thứ thật giản dị, dễ tìm và dễ thấy. “ Từ cái bống, cái bang, từ bông hoa rất thơm, từ vị gừng rất đắng, từ vết lấm chưa khô, từ đầu nguồn cơn mưa, từ bãi sông cát vắng...”. Tất cả những điều đó đều ở xung quanh trẻ em, gần gũi và quen thuộc. Trong lời ru đó đã gửi gắm âm thanh, mùi vị, hương sắc, hình dáng... của thiên nhiên để con trẻ cảm nhận. Lời ru cũng như tình yêu của mẹ đều có nhiều sắc thái, cung bậc khác nhau, tự nhiên như trời đất vốn có. Tình yêu của mẹ cũng lớn lao, mênh mông như thế và được gửi gắm vào trong những lời hát ru.

Tiếp đến, Xuân Quỳnh đã lý giải sự xuất hiện của bà. Bà chính là người đem đến cho trẻ con:

"Biết trẻ con khao khát
Chuyện ngày xưa, ngày sau
Không hiểu là từ đâu
Mà bà về ở đó
Kể cho bao chuyện cổ
Chuyện con cóc, nàng tiên
Chuyện cô Tấm ở hiền

Thằng Lý Thông ở ác…
Mái tóc bà thì bạc
Con mắt bà thì vui
Bà kể đến suốt đời
Cũng không sao hết chuyện"

Chắc hẳn tuổi thơ của mỗi người đều sẽ in đậm hình ảnh người bà nhân hậu với những truyện cổ tích quen thuộc như: con cóc, nàng tiên; chuyện cô Tấm ở hiền; thằng Lý Thông ở ác… Qua những câu chuyện đó, điều mà bà muốn gửi gắm đó chính là cội nguồn và văn hóa của dân tộc, hướng đến cách sống hiền lành, lương thiện.

Có mẹ đem đến tình thương, có bà dạy dỗ đạo đức, trẻ em còn cần có bố. Bố đã dạy cho trẻ em những hiểu biết của loài người. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “ biết ngoan”, “biết nghĩ”. Con người mở rộng tầm hiểu biết, ngày một khám phá mọi sự vật, mọi hiện tượng xung quanh:

“Rộng lắm là mặt bể
Dài là con đường đi
Núi thì xanh và xa
Hình tròn là trái đất”

Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người được học hành. Trường học được mở ra để dạy trẻ em học, thầy cô giáo chính là người cung cấp kiến thức, dạy dỗ trẻ em nên người. Lớp, trường, bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, ông thầy.. là những biểu tượng thể hiện sự thay đổi kỳ diệu cuộc sống loài người trên trái đất ngày một văn minh. Dưới ánh sáng mặt trời, loài người được sống trong ánh sáng của khoa học, của giáo dục, ánh sáng của văn minh:

"Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo"

Như vậy, bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” đã đem đến một cách lý giải độc đáo về nguồn gốc của loài người. Qua đó, Xuân Quỳnh muốn bộc lộ lòng yêu thương trẻ em sâu sắc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo