Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn thuyết minh về con chó


Viết một bài văn thuyết minh về con chó
3 trả lời
Hỏi chi tiết
115
1
0
Khánh
22/09/2021 16:28:42
+5đ tặng

Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay lại chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình yêu thương hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi thân thiết ta nhất, những người ta gửi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có được, rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần đến nó nhất.

Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta sa cơ lỡ vận. Duy có một người bạn hoàn toàn không vụ lợi mà con người có được trong thế giới ích kỷ này, người bạn không bao giờ bỏ ta đi, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay tráo trở, đó là con chó của ta. Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như trong lúc bần hàn, khi khoẻ mạnh cũng như lúc ốm đau.

Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết lấp vùi, miễn sao được cận kề bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi ta va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là một ông hoàng dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân bại danh liệt thì vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời.

Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó làm kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù. Và một khi trò đời hạ màn, thần chết rước linh hồn ta đi để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy khi tất cả thân bằng quyến thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ. Thì khi ấy còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở ra cảnh giác, trung thành và chân thực ngay cả khi ta đã mất rồi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Hằngg Ỉnn
22/09/2021 16:29:41
+4đ tặng

Chó là một loài vật nuôi quen thuộc và gần gũi trong mỗi gia đình. Loài chó là một loài vật thông minh, trung thành và sống rất tình cảm, được con người vô cùng yêu quý.

Chúng ta hầu hết đã tiếp xúc rất nhiều với loài chó nhưng ít ai có những hiểu biết cụ thể hơn về loài vật này. Tổ tiên của chó là loài cáo và sói, sau đó được con người thuần hóa và tồn tại cho đến bây giờ, trở thành loài vật nuôi lành tính với con người. Chó thuộc bộ thú, mỗi chú chó từ khi nhỏ cho đến khi trưởng thành, tùy theo giống có cân nặng trong khoảng từ 1-80kg. Bộ lông dày bao phủ toàn cơ thể, tùy từng lài sẽ có màu lông và độ dày, độ xù của lông khác nhau. Hầu hết các loài chó đều có những màu phổ biến như trắng, vàng, đen và nâu. Có loài chó lông dày và xù, cũng có loài chỉ có lớp lông mỏng phủ sát cơ thể. Mắt chó thường có 3 mí, bảo vệ mắt rất tốt khỏi bụi bẩn, đặc điểm không thể không kể đến của loài chó là chúng có khứu giác và thính giác rất nhạy. Mũi chó có khả năng nhận biết mùi rất tốt, vì thế có những chú chó được huấn luyện làm chó đặc vụ. Còn hai tai của nó có thể nghe thấy 35 nghìn âm rung trong một giây. Chó có bốn chân, di chuyển và chạy nhảy linh hoạt, chó là loài vật chạy rất nhanh và có sức chạy bền. Bàn chân có 4 ngón, một ngón treo. Chó thường lấy chân che mũi vào mùa đông để giữ được hơi ấm trong cơ thể. Chó không như mèo, thân nhiệt khá giống con người, không chịu được nóng cũng không chịu được môi trường quá lạnh. Chó là loài vật sử hữu hệ tiêu hóa rất tốt, vì vậy chúng có thể ăn được rất nhiều loại thức ăn linh hoạt. Đặc biệt chó thích gặm xương, hàm răng chắc giúp chúng có thể nghiền nát những cục xương cứng nhất. Chó mọc răng rất nhanh, sau 4 tuần tuổi chúng đã mọc được 28 chiếc răng trên tổng số 42 chiếc. Chó sinh sản theo lứa, tùy vào loại chó mà có số lượng con khác nhau. Đặc tính của chó là sống theo bầy đàn, tuy nhiên khi trở thành vật nuôi trong gia đình, chúng thường sống riêng lẻ cùng gia đình nhà chủ.

Sau nhiều quá trình lai tạo giống, hiện nay ta có thể tìm thấy nhiều giống chó khác nhau như: Chó Béc-giê- loại chó lớn, dũng cảm và thông minh. Chó Chihuahua- nhanh nhạy và cảnh giác với người lạ. Chó Poodle- loài chó hiền lành, đáng yêu, thường là chó cảnh và thú cưng. Ngoài ra, còn rất nhiều loại phổ biến khác như: Pug, Alaska, Samoyed,… Mỗi loài chó đều mang những đặc điểm chung của một chú chó thông thường và mang những đặc tính riêng biệt của giống. Chó là loài vật vừa thông minh, dễ thương lại vô cùng hữu ích với con người. Chó được nuôi để canh giữ nhà, là người bạn thân thiết gần gũi với gia đình. Có những chú chó rất thông minh, được huấn luyện làm chó cảnh sát để phụ giúp con người trong các vấn đề trinh thám nhờ khứu và thính giác vô cùng nhanh nhạy của chúng. Để chăm sóc chó thật tốt, chúng ta cần cho chó đi tiêm phòng dại cũng như có những hiểu biết cần thiết về cơ thể chó, chó cần được tắm rửa khá thường xuyên do lông chúng bám rất nhiều bụi và vi khuẩn.

Bao nhiêu đời nay, chó đã gắn bó với đời sống con người như vậy. Chó không chỉ là một loài vật nuôi, một con vật giữ nhà mà đã trở thành người bạn thân thiết với người chủ của chúng. Loài chó thông minh, gần gũi và rất trung thành với chủ nhân của mình.

1
0
Tâm Như
22/09/2021 19:16:17
+3đ tặng
Trong văn học trung đại đã có nhiều tác giả viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến. Ví như Nguyễn Dữ với tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương đã khắc hoạ nhân vật Vũ Nương – một đại diện cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những phẩm chất tốt đẹp nhưng lại gặp nhiều đau khổ.

Vũ Nương là một người phụ nữ xuất thân bình dân, có “tư dung tốt đẹp”. Nàng được Trương Sinh con trai nhà hào phú trong làng “mang trăm lạng vàng” cưới về làm vợ. Nhưng chính sự không bình đẳng trong quan hệ gia đình, đồng tiền đã phát huy “sức mạnh” của nó khiến cho Vũ Nương luôn sống trong mặc cảm “con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu”. Biết chồng bản tính đa nghi, nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng có mối thất hoà. Cuộc sum vầy chưa được bao lâu, Trương Sinh bị bắt đi lính. Khi tiễn chồng ra trận, nàng rót chén rượu đầy và nói những lời dặn dò đượm tình thuỷ chung: “Thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ…”. Điều ước ao lớn nhất của nàng không phải là danh vọng, tiền bạc mà là một cuộc sống gia đình đầm ấm yên vui. Trong những ngày tháng chồng đi xa, một mình nàng phải chèo lái con thuyền gia đình. Nàng chăm sóc, thuốc thang cho mẹ chồng đau ốm, bệnh tật như đối với cha mẹ đẻ. Sự hiếu thảo của nàng khiến bà hết sức cảm động, trước khi qua đời bà đã nhắn nhủ: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống nòi tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ.”. Không chỉ vậy nàng còn phải chăm lo cho đứa con thơ vừa lọt lòng. Vì thương con, lo cho con thiếu thốn hình bóng người cha và cũng để nàng gửi gắm nỗi nhớ thương, mong mỏi chồng, Vũ Nương đã nghĩ ra trò cái bóng. Đêm đêm, nàng chỉ vào cái bóng của mình trên tường và nói với đứa con nhổ rằng đó là cha nó. Xã hội phong kiến trong buổi suy tàn khiến con người luôn cảm thấy bất an: chỉ một trò đùa, một vật vô tri, vô giác như cái bóng cũng khiến hạnh phúc gia đình tan vỡ. Qua năm sau, việc quân kết thúc, Trương Sinh về tới nhà. Nghe lời của đứa con, chàng chẳng thèm suy nghĩ dù đó là lời nói của một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ và quá mập mờ. Trương Sinh mắng nhiếc vợ rồi đánh đuổi nàng đi, không cho nàng giải thích. Nàng thật sự thất vọng. Hạnh phúc gia đình đã tan vỡ. Tình yêu, lòng tin không còn. Thất vọng đến tột cùng, chán chường vô hạn, nàng đã tìm đến cái chết để thanh minh cho bẳn thân. Niềm tin vào cuộc sống đã mất khiến cho Vũ Nương không thể trở về với cuộc sống trần gian dù điều kiện có thể.

Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng đều giống như Vũ Nương. Số phận của họ như đã được định đoạt từ trước. Sinh ra mang kiếp đàn bà thì dù giàu nghèo sang hèn không trừ một ai, lời “bạc mệnh” cũng đã trở thành “lời chung” – như Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều:

Đau đớn thay phận đàn bà,
Lời rằng bậc mệnh cũng là lời chung.

Họ là nạn nhân của chế độ phong kiến với những điều luật hà khắc, bất công với nữ nhi. Ở đó sinh mạng người phụ nữ không được coi trọng, họ bị mua bán, trả giá một cách công khai. Ở cái xã hội ấy, họ chỉ như một thứ đồ vật vô tri, không được có ý kiến hay thanh minh cho bản thân. Vũ Nương chết đi mang theo nỗi oan tột cùng, nhưng người gây ra tất cả những bi kịch trên là Trương Sinh lại không bị xã hội lên án và cũng không mặc cảm với bản thân. Ngay cả khi nỗi oan ức ấy đã được giải thoát, Trương Sinh cũng không bị lương tâm cắn rứt, coi đó là việc đã qua rồi, không còn đáng nhắc lại làm gì nữa. Xã hội phong kiến đã dung túng cho những kẻ như Trương Sinh, để người phụ nữ phải chịu những đau khổ không gì sánh được.

Trong ca dao cũng nhắc đến người phụ nữ với sự đau khổ tương tự:

Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.

Dù ca dao có xuất xứ từ nhân dân lao động, nhưng nó vẫn phản ánh đúng số phận của người phụ nữ – “những hạt mưa sa”. “Hạt mưa ấy” không biết mình sẽ rơi vào đâu: một nơi “đài các” hay ra “ruộng cày” ? Dù đó là đâu, dù muốn hay không họ cũng phải chấp nhận.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một người phụ nữ phong kiến, bà cũng hiểu số phận của mình sẽ bị xã hội đưa đẩy như thế nào. Bà đã viết:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.

Bà không cam chịu sống cuộc sống bất công như vậy. Bà đã khẳng định người phụ nữ phải có một vị trí khác trong xã hội. Nhưng sự cố gắng của bà chỉ như một tia sáng hiếm hoi trong chuỗi đời u tối của người phụ nữ. Xét cho cùng, những đau khổ ấy đến với họ cũng là do họ sống quá cam chịu, quá dễ dàng thoả hiệp. Nếu như họ biết đấu tranh tới cùng, nếu như họ không chọn cái chết để thanh minh thì những bất công ấy sẽ không có điểu kiện phát triển.

Chúng ta đều xót thương và cảm thông cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Là một con người sống trong thời đại mới, ta thật hạnh phúc khi không phải bó buộc vào những luật lệ, lề thói xấu ấy.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư