1 Phải coi hoạt động là nguồn gốc của toàn bộ nền văn hoá xã hội, của thế giới tinh thần của con người. Hoạt động là nơi tinh thần, tâm lý thực hiện chức năng của chúng. Hoạt động là động lực phát triển tâm lý, theo quan điểm tâm lý chỉ có thể hình thành, phát triển, bộc lộ thông qua hoạt động.
2. Nghiên cứu phải tính đến tính chất tổng thể, hoàn chỉnh, trọn vẹn của đối tượng nghiên cứu. Khi nghiên cứu một hiện tượng tâm lý nào đó không được tách nó ra khỏi toàn bộ đời sống tâm lý con người, cũng như khi nghiên cứu một đặc điểm nào đó của một loại hiện tượng tâm lý cũng không được tách nó ra khỏi các đặc điểm khác. Hơn nữa phải đặt đối tượng nghiên cứu vào trong mối quan hệ với các loại hiên tượng khác.
3. Nghiên cứu đối tượng trong một hệ thống, để thấy được tính tổng thể, hoàn chỉnh, trọn vẹn của đối tượng. Theo quan điểm hệ thống, bất cứ một hiện tượng nào đều được nghiên cứu theo các thứ bậc khác nhau. Nghiên cứu tâm lý là phân tích tâm lý ở các bậc, có thể là các bậc: Cử động, thao tác, hành động và các hoạt động theo quan điểm hoạt động, hoặc các bậc cá thể, nhân cách theo quan điểm nhân cách về tâm lý của con người.
4. Cần nghiên cứu, xem xét các hiện tượng tâm lý trong sự nảy sinh, biến đổi và phát triển của nó. Các hiện tượng tâm lý không bất biến, nghiên cứu một hiện tượng tâm lý phải thấy được quá khứ, hiện tại và tương lai của nó, đồng thời cũng phải thấy tính ổn định của nó trong một thời điểm nhất định, trong những điều kiện nhất định.