- Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 - 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức).
Trong có thể người, nước chiếm 60-65% trọng lượng cơ thể trưởng thành, đến 90 % ở phôi, 70% ở trẻ sơ sinh. Trong các mô cứng như xương, răng, móng, nước chiếm 10-20%. Đối với các mô, cơ quan, khi lượng nước thay đối tới < 10% sẽ dẫn tới tình trạng bênh lý.
- Nước là môi trường khuyếch tấn cho các chất của tế bào, tại nên các chất lỏng sinh học như máu, dịch gian bào, dịch não tủy-;
- Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl…
- Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là môi trường hoà tan chất vô cơ và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật.
- Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể.
- Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phát tán nòi giống của các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.