1. Những việc cần tránh
Học địa lý theo kiểu học vẹt, học tủ là thất bại. Vì cách học này sẽ làm các em rất dễ quên bài, dễ bị "tủ đè”, tâm lý luôn hoang mang, lo sợ. Từ đó dẫn đến việc không đủ tự tin và bình tĩnh để có thể hoàn thành bài thi một cách tốt nhất.
Môn Địa lí tưởng chừng như là môn dễ “ăn” nhất trong ba môn thi đại học khối C, nhưng thực tế phản ánh lại không phải như thế.
Vậy Địa lí có thực sự là một “chướng ngại vật” khó vượt qua?
Không giống như kì thi tốt nghiệp, thi đại học không có bất kì một trọng tâm hay giới hạn nào ngoài chương trình SGK đã được lên khung từ trước. Môn Địa lí tưởng chừng như là môn dễ “ăn” nhất trong ba môn thi đại học, nhưng thực tế phản ánh lại không phải như thế. Môn Địa đối với nhiều thí sinh lại trở thành một “chướng ngại vật” khó có thể vượt qua. Tuy nhiên, nếu biết cách học, và kĩ năng làm bài, học sinh hoàn toàn có thể đạt điểm cao, thậm chí điểm tuyệt đối.
Sau đây thầy trình bày một số vấn đề học sinh cần lưu tâm trong quá trình ôn cũng như khi làm bài thi môn địa.
2. Học địa lý nên chú ý các thao tác sau đây:
- Đọc bài 1-2 lần để hiểu được cấu trúc của bài, phải ghi nhận được dàn bài.
- Để kiểm tra xem mình hiểu bài được bao nhiêu phần trăm, các em có thể thử diễn đạt lại các kiến thức mình vừa học theo hệ thống trên giấy nháp, không cần ghi lại nguyên văn theo sách giáo khoa (ngoại trừ những ý bắt buộc).
- Mỗi bài nếu có thể viết lại trôi chảy, đầy đủ trong ba lần thì hoàn toàn có thể yên tâm với lượng kiến thức mà mình đã học.
- Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ
Đây là quá trình hết sức quan trọng đối với học sinh khi đi thi. Học sinh thường chưa được chuẩn bị kỹ hoặc chưa quan tâm đến phần này dù trong các kỳ thi, phần kỹ năng thường được cơ cấu 40-50% điểm. Học sinh thường đạt điểm kỹ năng rất thấp vì chủ quan, không cẩn thận nên vẽ không đúng, không đẹp và không chính xác. Còn phần nhận xét thì viết lung tung, không nêu bật được trọng tâm của vấn đề. Do đó, xin gợi lại các ý chính sau đây trong việc trình bày:
- Đầu trang ghi tên biểu đồ (có thể ghi bên dưới biểu đồ, học sinh thường hay quên và dễ bị mất điểm ở phần này).
- Biểu đồ: cần đọc kỹ để xác định phải vẽ biểu đồ nào đúng với yêu cầu đề bài.
- Cẩn thận khi ghi ký hiệu trên biểu đồ, tránh làm rối, xấu biểu đồ.
- Ghi chú theo thứ tự đề bài cho.
- Nhận xét: nhớ phải xuống dòng mỗi ý.
- Giải thích: dựa theo bài học, giải thích trình bày riêng và không nên gắn liền với phần nhận xét (thường học sinh lại hay lặp lại lời nhận xét khiến dài dòng)..
BÍ QUYẾT ĐẠT ĐIỂM CAO MÔN ĐỊA LÝ
Trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT, ĐH, CĐ, theo thống kê, điểm môn thi địa lý luôn thấp hơn các môn khác. Vậy làm thế nào để đạt điểm cao ở môn thi này? Dưới đây là những chia sẻ của thầy cô về cách ôn tập và làm bài thi tốt nghiệp THPT môn địa lý.
* Mỗi dạng biểu đồ đều có cách “nhận diện” Địa lý vốn không phải là môn khó học nên những học sinh không chuyên về khối C đừng quá lo lắng. Chỉ cần nắm vững các kiến thức, biết cách sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam, biết xác định và vẽ biểu đồ là các em có thể làm tốt bài thi môn địa lý.
Đối với phần kiến thức, khi ôn tập, các em nên lập bảng hệ thống, sơ đồ so sánh giữa các vùng có sự tương quan với nhau về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, tiềm năng phát triển. Với các vùng kinh tế trọng điểm, khi lập bảng hệ thống hóa kiến thức, các em nên chỉ ra sự giống và khác nhau giữa các vùng để dễ nhớ, đồng thời tập làm quen với dạng bài so sánh trong đề thi. Đối với các số liệu, chi tiết khó nhớ, các em có thể ghi vào những mẩu giấy nhỏ, dán ở những khu vực mình dễ thấy nhất. Khi không thể nhớ chính xác con số, các em có thể trả lời theo kiểu “dự đoán” như khoảng, gần, hơn…
Atlat địa lý Việt Nam sẽ hỗ trợ cho các em rất nhiều về lượng kiến thức. Các em nên nắm chắc các kí hiệu trong cuốn này để khi trình bày có thể “đọc” được các kí hiệu có trong Atlat, từ các kí hiệu đó, mổ xẻ ra nhiều vấn đề khác.
Riêng đối với phần vẽ biểu đồ, các em nên đọc kĩ vì mỗi dạng biểu đồ đều có những “dấu hiệu nhận biết” của nó. Các em nên dựa theo số năm và gạch chân dưới những “từ khóa” quan trọng có trong đề. Cụ thể, dựa theo số năm có trong bài, ta chia làm hai trường hợp. Trường hợp 1: bài có từ 1-3 năm, ta sẽ vẽ biểu đồ tròn hoặc cột. Nếu “từ khóa” trong đề là “cơ cấu”, ta chọn dạng biểu đồ hình tròn. Ngược lại, nếu “từ khóa” là “tỉ trọng, tỉ lệ”, ta chọn biểu đồ hình cột; trường hợp 2: Đối với những đề có từ 4 năm trở lên, chúng ta có các dạng biểu đồ: hình cột, miền, đường biểu diễn và biểu đồ kết hợp (dạng biểu đồ kết hợp thường được nói rõ trong đề). Chúng ta cần chú ý các “từ khóa” có trong đề thi. Nếu có từ “cơ cấu” thì chọn biểu đồ miền, nếu có từ “tăng trưởng” thì vẽ biểu đồ đường, và nếu từ khóa rơi vào “phát triển”, hoặc “biến động” thì vẽ biểu đồ hình cột.
* Đề hỏi gì trả lời nấy
So với chương trình học cũ, đề thi môn địa lý trong những năm gần đây lượng kiến thức ra nhiều hơn và mang tính chiều sâu hơn. Đề thi không ra theo kiểu học thuộc mà phải có sự xâu chuỗi, liên kết giữa các bài học, phần học với nhau. Do đó, các em không thể ôn tập theo kiểu học thuộc mà là học để hiểu. Chính vì những yêu cầu đó, các em cần xây dựng phương pháp học sao cho hiệu quả và khoa học. Sau mỗi chương, các em nên đúc kết lại lượng kiến thức cần phải học, lập đề cương để từ đó phát triển ý của mình. Cách học dễ nhất là học từ SGK, tuyệt đối không được bỏ bất cứ phần nào. Ôn tập và trả lời các câu hỏi trong SGK cũng là một cách học hữu hiệu được nhiều học sinh áp dụng.
Atlat là tài liệu quan trọng các em được phép mang vào phòng thi. Các em cần nắm chắc kiến thức trong cuốn này vì nó chiếm hơn 70% kiến thức môn địa lý và có thể lấy được 50% số điểm trong bài thi nếu biết cách sử dụng. Nắm vững các kí hiệu và dùng Atlat để tự làm bài trong thời gian ôn tập sẽ giúp các em không bị rối trong phòng thi.Khi làm bài thi, các em nên đọc kĩ đề và xác định đề ra theo dạng nào. Đề thi hỏi gì thì trả lời nấy, trả lời ý nào ra ý đó để tránh hiện tượng bài thi bị rối trong cách trả lời.Atlat là tài liệu quan trọng mà các em được phép mang vào phòng thi. Chỉ cần nắm chắc kiến thức trong cuốn này thì có thể lấy được 50% số điểm trong bài thi.
1. Về phần lí thuyết
Đầu tiên, cô khẳng định: “Không có bất kì một trọng tâm nào cho môn Địa, học sinh phải nắm chắc những vấn đề cốt lõi nhất, cơ bản nhất theo những vấn đề SGK đưa ra. Các em có thể vạch ra sườn, dàn ý từ lớn đến nhỏ. Nên nhớ tư duy địa mang tính hệ quả, các vấn đề của địa lí đều được hình thành dựa trên mối quan hệ nhân quả. Nếu học vẹt thì địa sẽ rất khô và khó, học phải hiểu được nội dung”.
Cuốn SGK địa lí rất mỏng, nhiều bạn có tâm lí “thoải mái” khi đã học rất kĩ SGK, nhưng nên nhớ, đó chỉ là những nội dung cơ bản. Khi trình bày lí thuyết, học sinh phải “độc lập” trong việc phân tích, sao cho thật đúng, thật sâu sắc và thiết thực. Chính vì thế, có nhiều trường hợp học sinh “rất thuộc bài” mà điểm vẫn không như ý muốn.
2. Về phần thực hành
Đây là phần tạo nên nhiều hứng thú cho học sinh nhất vì nhiều bạn cho rằng “đỡ” đi một phần học thuộc” và đa phần thí sinh rất tự tin mình sẽ đạt điểm trọn vẹn. Nhưng trên thực tế, đây là một phần không hề đơn giản.
Để phần thực hành được tốt, thầy chỉ ra một số thao tác cơ bản:
“Trước hết phải nhận xét khái quát, kế đến là nhận xét số liệu thành phần, liên hệ với sự thay đổi của từng thành phần. Học sinh cần chú ý đến các đối tượng các biệt phát triển liên tục và đối tượng giảm liên tục, số liệu lớn nhất, số liệu nhỏ nhất và giải thích chúng dựa trên những kiến thức lí thuyết đã học”.
Ở mỗi nhận xét, các em phải đưa ra được số liệu minh họa, và phải xử lí số liệu đối với những biểu đồ miền. Nên có những nhận xét về số liệu tuyệt đối đối với các hiện tượng mang tính cá biệt.
Ngoài ra, cô còn hướng dẫn xử lí số liệu: “Thi ĐH không được sử dụng Atlat, nên các em phải tự nhớ số liệu. Không nên nhớ máy móc, cũng không cần phải chính xác tuyệt đối, chỉ cần các em nêu “khoảng” số liệu cũng có thể chấp nhận được. Thi địa không yêu cầu nhiều, tuy nhiên các em phải hiểu bản chất số liệu”.
3. Những lỗi thường gặp
Để chuẩn bị thật chu đáo cho kì thi ĐH môn địa, học sinh chúng mình cũng cần phải biết những lỗi thường gặp, để từ đó có thể khắc phục. Thầy chỉ ra một số lỗi tiêu biểu học sinh hay gặp. Đó là:
“Phần lí thuyết, chủ yếu mất điểm khi các em xác định sai, xác định không đúng trọng tâm yêu cầu của để do không đọc kĩ đề bài. Khi làm bài, các em hay quên ý hoặc sa đà vào những vấn đề không cần thiết dẫn đến thiếu thời gian.
Ở phần bài tập, nhiều em xác định sai cách vẽ. Bài thi sẽ không đơn giản như thi tốt nghiệp, nên học sinh phải cẩn thận, chú ý đến từng từ trong đề. Ví dụ yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu khác với yêu cầu vẽ biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu. Học sinh phải thật tinh.
Khi vẽ, các em hay quên đối tượng cần thể hiện trên biểu đồ (ví dụ thiếu số liệu %, chia sai tỉ lệ %, tất nhiên thầy cô không so đo, nhưng phải làm sao cho thật hợp lí) Vẽ biểu đồ cột, miền thì đa phần thí sinh quên đơn vị (trừ 0. 25 đ), quên chú thích…Những lỗi đó rất nhỏ thôi, nhưng sẽ bị trừ 0.25 điểm mỗi lỗi. Chính vì thế, khi vẽ, học sinh phải chú ý hình thành cho mình một kĩ năng, làm bài tuần tự, để tránh bỏ sót.
4. Lời nhắc nhở tới học sinh
Đây chỉ là những lưu ý rất nhỏ của cô rút ra từ kinh nghiệm chấm thi của bản thân, nhưng nếu chịu khó thực hiện theo thì thí sinh sẽ đạt điểm cao: “Đặc điểm của môn địa đó là rất gần với môn tự nhiên, ý tứ được triển khai rất rõ ràng. Khi chấm bài, giám khảo sẽ đếm ý để tính điểm. Phần lí thuyết phải trình bày sáng sủa, sao cho người chấm hiểu là mình nắm vững vấn đề, phải có mở, có kết, hành văn trong sáng, dài khoảng 3 tờ, không tán linh tinh. Thời tiết mùa hè oi bức, cách bố cục bài viết của các em như thế sẽ tạo được tâm lí thoải mái cho người chấm, và cũng là một mẹo nhỏ để ghi điểm”.
Học thì phải có phương pháp và kĩ năng .kiến thức phải chịu khó tự mình tích lũy .thế nhé !