Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nguyên nhân dẫn đến cuộc Xipay (1857-1859)

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Phiếu học tập bài 2: Ân Độ
2.Cuộc khởi nghĩa Xipay (1857-1859)
-Nguyên nhân dẫn đến cuộc Xipay (1857-1859)?
-Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Xipay (1857-1859)?
3.Đảng Quốc đại và phong trào dân tộc (1885-1908).
-Trình bày sự ra đời của Đảng Quốc đại?
-Vì sao có sự phân hóa trong chủ trương đầu tranh của Đảng
Quốc đại ?
-Trình bày những nét chính trong phong trào đấu tranh của nhân
dân Ấn Độ?
LÀM BÀI TẬP
1. Nhận xét về sự ra đời và hoạt động của Đảng Quốc đại?
2. Rút ra được nguyên nhân xâu xa dẫn đến cuộc đấu tranh của
nhân dân Ân Độ cũng như cuộc đầu tranh của các dân tộc trên thế
giới lúc bấy giờ?
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
157
0
0
no kai
29/09/2021 20:00:42
+5đ tặng

2
* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân sâu xa: do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách "chia để trị", tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội, dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.

- Duyên cớ: binh lính người Ấn Độ trong quân đội của thực dân Anh bị đối xử tàn tệ, bị xúc phạm về tinh thần dân tộc và tín ngưỡng nên đã nổi dậy khởi nghĩa.

* Diễn biến:

- Ngày 10-5-1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh.

- Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ. Nghĩa quân đã lập được chính quyền, giải phóng được một số thành phố lớn.

- Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
3

Sự thành lập Đảng Quốc đại:

- Từ giữa thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ vươn lên, dần đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội.

- Giai cấp tư sản Ấn Độ muốn được tự do phát triển và tham gia chính quyền nhưng lại bị thực dân Anh kìm hãm bằng mọi cách.

- Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản là Đảng Quốc dân đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) được thành lập.

* Sự phân hóa trong Đảng Quốc đại:
Vì :

- Trong 20 năm đầu (1885 - 1905), Đảng chủ trương đấu tranh ôn hòa, phản đối bạo lực, dựa vào Anh tiến hành cải cách.

- Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của một số người lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng có sự phân hóa thành 2 phái:

+ Phái “ôn hòa”: chủ trương thỏa hiệp với thực dân Anh, đòi cải cách và phản đối đấu tranh bạo lực.

+ Phái “cực đoan”: phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, phản đối thái độ thỏa hiệp của phái “ôn hòa” và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh.
 

* Các phong trào đấu tranh tiêu biểu:

- Cuộc biểu tình của hơn 10 vạn người tại bờ sông Hằng (10/1905).

- Tổng bãi công của công nhân Bom-bay (6/1908).

=> Cao trào 1905 - 1908 thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân Anh. Tuy nhiên, do chính sách chia rẽ của thực dân Anh và sự phân hóa trong Đảng Quốc đại đã làm cho phong trào tạm ngừng.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×