X
Khoa học - Công nghệ
Thứ Năm, 30/09/2021 21:29 (GMT +7)
Kỳ thú hiện tượng nguyệt thực toàn phần trùng với siêu trăng
Thứ 4, 26/05/2021 | 11:00:03 [GMT +7]
Tối 26-5, nguyệt thực toàn phần đầu tiên trong hơn hai năm qua sẽ trùng với siêu trăng trong một sự kết hợp đặc biệt của vũ trụ được gọi là “siêu trăng máu”. Nơi tốt nhất để quan sát nguyệt thực lần này sẽ là giữa Thái Bình Dương, toàn bộ châu Úc, phía Đông của châu Á và phía Tây của châu Mỹ. Người yêu thiên văn Việt Nam cũng có thể quan sát được hiện tượng này.
Nguyệt thực toàn phần ở Mechelen, Bỉ, ngày 21-1-2019. Ảnh: Getty Images.
Nguyệt thực toàn phần sẽ kéo dài khoảng 15 phút khi Trái đất đi qua trực tiếp giữa mặt trăng và mặt trời. Toàn bộ hiện tượng sẽ kéo dài năm giờ, khi bóng của Trái đất dần dần bao phủ mặt trăng, sau đó bắt đầu giảm dần. Mặt trăng sẽ có màu đỏ cam khi tất cả các bình minh và hoàng hôn trong bầu khí quyển của Trái đất được chiếu lên bề mặt của mặt trăng bị che khuất.
Tại sao gọi là siêu trăng?
Siêu trăng xảy ra khi trăng tròn tại điểm mà quỹ đạo của mặt trăng đưa nó đến gần Trái đất nhất. Và "trăng máu" xuất hiện khi nó di chuyển qua bóng của Trái đất, che khuất ánh sáng từ mặt trời.
Một sự kết hợp của những sự kiện như vậy sẽ xảy ra vào ngày 26-5, với nguyệt thực toàn phần, sau đó là nguyệt thực một phần, mặt trăng xuất hiện trong màu đỏ, rồi mờ dần thành màu xám.
Quỹ đạo của mặt trăng quanh Trái đất không phải là hình tròn hoàn hảo. Điều này có nghĩa là khoảng cách của mặt trăng với Trái đất thay đổi khi nó đi quanh hành tinh. Điểm gần nhất trong quỹ đạo, được gọi là cận điểm, gần Trái đất hơn khoảng 45.000 km so với điểm xa nhất của quỹ đạo. Trăng tròn xảy ra gần cận điểm được gọi là siêu trăng.