Qua đoạn trích, ta cảm nhận được sự độc ác, một thái độ hung hãn, hành động ngông cuồng và bản chất hống hách, kiêu ngạo của tên cai lệ. Hắn "trợn ngược hai mắt" vô lương tâm mà chửi mắng, sỉ vả người khác. Sự thiếu học, vô đạo đức được thể hiện rõ ràng trên con người này. Qua những hành động thô bạo của hắn, ta thấy được sự vô nhân đạo, lòng lang dạ thú được bóc mẽ. Hắn là tên vô cùng hèn hạ. Dù có là tay sai cho bọn lí, dù là trong xã hội bất công này tên cai ấy cũng chỉ là một con người bình thường, xuất thân cũng từ người nông dân nghèo khổ. Bởi vì đâu mà hắn mất hết tính người, đạo đức cơ bản đối nhân xử thế rồi trở nên tay khát máu tàn bạo không khác gì bọn súc sinh cầm thú. Tên cai lệ trong đoạn trích chính là hình ảnh đại diện cho xã hội phong kiến bất công, trở thành biểu tượng của tầng lớp cầm quyền thời bấy giờ.. Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt ác nhân của thực dân phong kiến đương thời, dẫm xéo lên tội ác, sự bất công của xã hội kim tiền ghê tởm. Ông đã xây dựng khéo léo thành công nhân vật phản diện cai lệ để nhằm nổi bật nội dung tư tưởng của của đoạn trích