Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm hiểu về tượng nhân sư

Tìm hiểu về tượng nhân sư
2 trả lời
Hỏi chi tiết
821
2
0
Rùa con
04/10/2021 20:36:34
+5đ tặng
Tượng Nhân sư lớn ở Giza, thường được biết đến với tên gọi tượng Nhân sư, là một bức tượng làm bằng đá vôi hình một con nhân sư trong tư thế phủ phục nằm ở cao nguyên Giza, trên tả ngạn sông Nile tại Giza, Ai Cập.
*trên wikipedia có đấy :)))

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Lê Quang Hiếu
04/10/2021 20:37:14
+4đ tặng

Tượng Nhân sư khổng lồ được làm bằng đá vôi, tạc hình dáng đầu người, thân sư tử nằm trong tư thế phủ phục canh gác cho đền thờ vua Pharaoh Khafre trên cao nguyên Giza, bờ Tây sông Nile của Ai Cập. Đây là bức tượng nguyên khối lớn nhất thế giới, dài 73,5 mét và cao 20,22 m. Nhân sư được cho là do người Ai Cập cổ đại ở thời kỳ Cựu Vương quốc, dưới triều đại của Pharaon Khafra (2558-2532 TCN) xây dựng.

Tên gọi chính xác mà những người xây dựng đặt ra không được biết đến vì không thấy nhắc đến trong bất kỳ văn tự nào từ thời Cựu Vương quốc. Sang thời Tân Vương quốc, tượng được gọi là Hor-em-akhet, tên này còn lưu trong Tấm bia Giấc mơ (Dream Stele) của pharaoh Thutmose IV (1401-1391 hoặc 1397-1388 TCN).
Tên nhân sư được đặt cho bức tượng vào khoảng 2.000 năm sau thời điểm xây dựng do nó có những điểm tương đồng với con thú trong thần thoại Hy Lạp có thân sư tử, đầu phụ nữ và cánh đại bàng. Từ tiếng Anh sphinx bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ dựa trên truyền thuyết cho rằng nhân sư Hy Lạp đã bóp cổ bất kỳ ai không trả lời được câu đố của nó
Mặc dù có nhiều tranh luận, nhưng quan điểm chung của hầu hết giới Ai Cập học hiện đại thì tượng Nhân sư khổng lồ được xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN bởi pharaoh Khafra, người từng xây Kim tự tháp Khafre ở Giza. Dưới đây là một số bí ẩn về tượng Nhân sư khổng lồ được dư luận quan tâm nhiều nhất.
 

Cho dù ai xây dựng tượng Nhân sư khổng lồ thì cái tên nhân sư vẫn là một “bí ẩn đầy bí mật”. Trước tiên, do không có bất kỳ chữ khắc nào trên đó nên không ai rõ tên thật và mục đích đích thực của nó là gì. Bức tượng vĩ đại chỉ được mang tên gọi nhân sư (sphinx) cho đến hơn 2.000 năm sau khi ra đời; điều này được phần đông học giả chấp nhận, nhưng vẫn chỉ là ý kiến tham khảo.

Bản thân thuật ngữ này được mượn từ tiếng Hy Lạp nói về một sinh vật thần thoại với mình sư tử, đôi cánh đại bàng và đầu của một người phụ nữ. Các nhân sư khác của người Ai Cập lại được phát hiện mang đầu của một người đàn ông, cơ thể của một con sư tử và thiếu đôi cánh.
Ngay cả cái tên sphinx cũng xuất phát từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa nắm lỏng và lắc. Thuật ngữ này đề cập đến con thú đang siết chặt đến chết những người không may khi không giải được câu đố mà bức tượng đưa ra.
Gần như tất cả các chữ khắc còn lưu trên bia liên quan đều gọi nó bằng cái tên Terrifying One (Kẻ đáng sợ). Tượng Nhân sư khổng lồ liên quan với thần Mặt trời Ra, cũng như vị thần xuất hiện dưới hình dạng của một tên chó rừng, Anubis. Anubis là vị thần của nghĩa địa, thành phố của người chết. Hơn 1.000 năm sau ngày xây dựng được chấp nhận, nó đã được khai quật và phục hồi lần đầu.
Pharaoh Thutmose IV đã ra lệnh khai quật bức tượng (bị chôn vùi trong cát sa mạc trong hơn 1.000 năm trước, chỉ có cái đầu của nó nhô lên mặt đất). Để giữ cho bức tượng khỏi chìm, pharaoh Thutmose đã cho đặt một phiến đá hoa cương ở giữa hai chân và ghi lên tấm bia có tên Dream Stele, đại ý, bức tượng, đã có niên đại khoảng 1.200 năm tuổi, thuộc về thần mặt trời Ra.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư