Vũ Ngọc Phan đã nhận xét “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn thật khéo”. Thật vậy, đoạn trích đã cho thấy sức sống tiềm tàng của con người cũng như thể hiện tài năng tuyệt bậc của Ngô Tất Tố trong việc xây sựng tình huống truyện và tâm lý nhân vật. Cảnh đánh nhau giữa chị Dậu và tên cai lệ diễn ra dữ dội, và hết sức bất ngờ. Người đàn bà nhỏ con, chân yếu tay mềm chỉ có hai bàn tay không. Trong khi, tên cai lệ thì cao to, khỏe mạnh,nào roi song, nào dây thừng tay thước. Vậy mà lại bị chị Dậu “túm lấy cổ” và “ấn dúi” đến nỗi “ngã chỏng quèo” trên mặt đất. Chị đã bùng lên đấu tranh chống lại những thế lực đen tối, một người phụ nữ yếu đuối, nghèo khổ nhưng vẫn có sức sống mãnh liệt tiềm tàng. Sự vùng lên của chị là kết quả tất yếu của sự nhịn nhục, là sự phản kháng của giai cấp bị trị đứng lên chống lại giai cấp thống trị. Nó là biểu hiện sâu sắc của hành động ” tức nước vỡ bờ “. Tóm lại, Ngô Tất Tố đã “tuyệt khéo” miêu tả đoạn đánh nhau, nó thể hiện sự đối lập giữa hai tầng lớp con người và thể hiện được sức sống, khát vọng cháy bỏng của những người nông dân nghèo. * Phương tiện liên kết: Các câu trong đoạn văn đều nhằm chứng mình cho sự “tuyệt khéo” của tác giả. * Các phép liên kết: phép thế, phép nối