LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhân vật ông Bụt (Tấm Cám ) với lòng nhân từ và khả năng thần kì đã góp phần tạo nên hương vị riêng của truyện cổ tích?

2 trả lời
Hỏi chi tiết
327
1
0
Nguyễn Nguyễn
07/10/2021 20:10:47
+5đ tặng
Điều làm nên sức cuốn hút kì diệu của cổ tích chính là yếu tố hoang đường, kì ảo. Trong truyện Tấm Cám, các chi tiết thần kì xuất hiện liên tục trong những tình huống liên quan đến số phận người con gái mồ côi nết na, xinh đẹp.

Bắt đầu là chi tiết con cá bống nhỏ còn sót lại trong giỏ của Tấm sau khi cả giỏ tép đã bị đứa em điêu ngoa, xảo trá là Cám trút hết sang giỏ của nó, cốt để giành cho được cái yếm đào - phần thưởng mà mẹ nó (tức dì ghẻ của Tấm) hứa sẽ cho. Bao công lao, cố gắng của Tấm bị cướp sạch trong phút chốc, hỏi làm sao Tấm không hờn, không tủi?! Tìm thấy bống, Tấm mừng rỡ đem thả vào giếng, ngày ngày lén giấu ít cơm trong thùng gánh nước đem ra nuôi Bống. Từ đó, bỗng trở thành người bạn duy nhất chia sẻ vui buồn với cô gái bất hạnh. Bống lớn lên không phải chỉ nhờ mấy hạt Cơm mà là nhờ những câu hát đầy tình nghĩa yêu thương của Tấm: Bống bống bang bang, lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người. Những phút giây ngắn ngủi bên bống khiến Tấm cảm thấy vơi bớt cô đơn. Tấm đâu ngờ con cá bống bé xíu kia lại tạo ra những bước ngoặt lạ lùng trong cuộc đời của mình.


 
Nghi ngờ và rình rập, mẹ con Cám đã phát hiện ra việc làm của Tấm, học thuộc cả câu hát của Tấm. Mụ dì ghẻ ngọt nhạt bảo Tấm: Con ơi, chăn trâu nhớ chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà làng bắt mất trâu. vốn thật thà, cả tin, Tấm ngoan ngoãn làm theo. Tức thì, hai mẹ con kẻ ác thực hiện âm mưu tàn độc; giết bống ăn thịt. Chiều tối Tấm về, mang Cơm ra giếng gọi mãi chẳng thấy bống ngoi tên như thường lệ, chỉ có cục máu đỏ tươi nổi trên mặt nước như một lời nguyền.

Mất người bạn nhỏ thân yêu, Tấm ôm mặt khóc rưng rức. Nàng lại rơi vào tâm trạng cô đơn, tuyệt vọng. Chính lúc đó, Bụt xuất hiện giữa vầng hào quang, ôn tồn hỏi: “Vì sao cháu khóc? Cháu hãy nói cho ta nghe. Tấm nức nở kể lại đầu đuôi câu chuyện. Nghe xong, Bụt bảo nàng hãy tìm xương Bống, bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn dưới bốn chân giường.

Trong cổ tích, các nhân vật thần kì như Tiên, Bụt là ước mơ công lí, ước mơ chính nghĩa được hình tượng hóa bằng trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Tiên, Bụt thường xuất hiện vào hoàn cảnh ngặt nghèo, những kẻ thân cô thế cô bị dồn vào bước đường cùng. Phép màu kì diệu của Tiên, Bụt sẽ hóa giải tất cả. Kẻ xấu, kẻ ác bị trừng phạt; người tốt, người hiền sẽ được hưởng sung sướng, hạnh phúc.

Cô Tấm siêng năng, chất phác được Bụt thương, sai gà bới đống tro, tìm giùm xương Bống. Con gà biết kêu thành tiếng người là chi tiết thần kì: Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc, ta bới xương cho. Bụt sai đàn chim sẻ giúp Tấm nhặt thóc ra khỏi gạo, phá vỡ âm mưu độc ác của mụ dì ghẻ không muốn cho Tấm đi dự hội xuân cũng là chi tiết thần kì. Tấm tủi thân vì không có váy áo đẹp đi dự hội, Bụt bảo đào bốn chiếc lọ chôn dưới bốn chân giường lên, sẽ có đủ. Đúng như vậy! Tấm không chỉ có váy áo đẹp mà còn có cả đôi hài thêu xinh xắn, sang trọng. Thoáng chốc, cô gái mồ côi nghèo khổ, rách rưới trở thành một thiếu nữ duyên dáng, xinh tươi, khó ai sánh kịp.

Dường như duyên trời sắp đặt, nhờ chiếc hài thêu lúc hoảng hốt bỏ ch

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Khang
07/10/2021 20:10:47
+4đ tặng

Lên con thuyền thời gian về với những thiên truyện kể xa xưa, những trang cổ tích đã làm say đắm lòng ta từ thời trai trẻ. Hẳn thời thơ bé ấy có lúc ta tự hỏi tại sao cô Tấm lại có thể bước ra từ quả thị? Bao yếu tố tình tiết li kì ấy như một phép nhiệm màu thôi miên tâm hồn thơ bé còn nhiều ngây ngô của ta. Như mọi truyện cổ tích khác, Tấm Cám cũng được dựng lên từ nhiều yếu tố li kì. Hãy đi sâu vào khám phá thế giới thần kì của thiên truyện để thấy hết ý nghĩa giá trị to lớn của nó và cũng để giải mã cho sự nghi hoặc đã được đặt ra từ thời thơ bé của ta.

Cổ tích là một loại truyện kể dân gian, là sản phẩm được hun đúc, kết tinh từ trí tưởng tượng của nhân dân. Khi con người bế tắc trước hiện thực cuộc sống thì tìm đến khát vọng ước mơ làm lối thoát và từ đó cổ tích đã ra đời. Được ra đời trong khi xã hội đã xuất hiện giai cấp nên cổ tích chủ yếu phản ánh sự đấu tranh xã hội, phản ánh mâu thuẫn giai cấp mà chủ yếu là mâu thuẫn giữa những kẻ áp bức và người bị áp bức. Như một yếu tố không thể thiếu của truyện cổ tích yếu tố thần kì góp phần vào việc giải quyết những mâu thuẫn ấy.

Quay trở lại với câu truyện Tấm Cám ta thây yếu tố thần kì đã xuất hiện như một sự tất nhiên không thể thiếu. Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết truyện phát triển, ông bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn mà người cha, người mẹ bình thường không phải bao giờ cũng đem đến cho con cái được. Và ông bụt trong Tấm Cám đã xuất hiện giữa cuộc đời khổ cực, bị mẹ ghẻ đày đọa, cô Tấm được cho quần áo đẹp đi dự hội, cho cô được lấy hoàng tử đế không còn sống cuộc sống cực khổ nữa. Những phép màu mà ông bụt ban cho Tấm trong truyện chúng ta cần chú ý đến đôi giày thần kì. Đôi giày nhỏ nhắn, xinh xắn kì diệu ấy đã trở thành vật giao duyên bởi nhờ nó mà cô thiếu nữ xinh đẹp kia mới biết và lấy được vua. Đôi giày đã là cái mối hôn nhân. Cái duyên của đôi lứa, đã mang lại hạnh phúc và giải thoát cho cuộc đời khổ cực của Tấm. Nếu không có đôi giày mang phép màu thần kì của ông bụt chắc Tấm sẽ mãi mãi là cô gái chỉ biết quẩn quanh làm công cụ lao động cho mụ dì ghẻ ác độc kia. Sự xuất hiện của yếu tố thần kì này góp phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta. Đó là khát vọng được thoát khỏi cuộc sống khổ cực, bị áp bức bóc lột, mơ ước có được cuộc sống hạnh phúc no ấm và bình đẳng. Như vậy, yếu tố thần kì này có vai trò nói lên khát vọng của con người trước hiện thực bế tắc không lối thoát. Trước hiện thực ấy không biết làm gì chỉ còn biết gửi gắm những nỗi niềm vào ước mơ, khát vọng.

Chưa dừng lại ở đó, câu chuyện còn được tiếp tục phát triển bằng các yếu tố tình tiết kì lạ nữa. Cô Tấm khi Cám hãm hại chết đi, nhưng kì lạ thay đã biến thành chú chim vàng anh xinh đẹp, rồi cây xoan đào, khung cửi dệt vải và cuối cùng là quả thị. Bốn lần hóa thân này, tác giả dân gian không đơn thuần nói lên sự luân hồi của con người, của cuộc đời như thuyết duy tâm của tôn giáo. Mà điều quan trọng ở đây tác giả dân gian muốn nói lên đó là sự phản kháng vươn lên quyết liệt của Tấm. Không chịu khuất phục trước cái ác, cái xấu, cái bất công, Tấm đã vươn lên bằng mọi giá và cuối cùng đã chiến thắng, mặc dù sự chiến thắng này có được là nhờ sự trợ giúp của các yếu tố thần kì. Sự phản kháng này của Tấm chính là cuộc đấu tranh giai cấp giữa người bị áp bức và kẻ áp bức. Vậy một lần nữa yếu tố thần kì lại góp phần thể hiện khát vọng ước mơ chiến thắng cái ác, cái xấu, áp bức bất công của nhân dân lao động. Nhờ vậy mà đưa đến kết thúc có hậu cho câu truyện, điều này phù hợp với tâm lí truyền thống nhân đạo xưa nay của dân tộc ta.

Như vậy yếu tố kì diệu siêu nhiên chính là thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung lãng mạn của truyện. Tác giả dân gian cũng như thính giả dân gian để cho trí tưởng tượng bay bổng theo những sự kiện kì diệu trong truyện không phải vì thực tâm tin - ít ra thì cũng không hoàn toàn tin - rằng những sự kiện đó là có thực nhưng chủ yếu là vì những sự kiện đó cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề mà thực tế cuộc sống trong xã hội cũ chưa cho phép giải quyết hoàn toàn như ý muốn như ước vọng của nhân dân. Yếu tố' thần kì trong cổ tích xét cho kĩ không phải chủ yếu là sản phẩm của đầu óc mê tín mà là phương diện cần thiết cho tác giả dân gian có thể đưa sự phát triển tình tiết theo ý muốn của mình. Nhờ vậy mà Tấm Cám đã thể hiện được tất cả những gì mà tác giả dân gian gửi gắm. Đó là khát vọng ước mơ, là quan niệm triết lí về cuộc sống, cuộc đời với quy luật nhân quả từ nghìn đời nay của cha ông.

Tôi thiết nghĩ nếu thiếu đi những yếu tố thần kì thì những câu truyện cổ tích sẽ ra sao? Có lẽ nó sẽ trở thành một mảnh đất khô cằn mà cây đời không thể bám rễ vào hút những dòng tươi mát như bây giờ. Và khi nghe truyện cổ tích mà không tin theo, rung cảm theo những sự việc kì diệu, không thể cho trí tưởng tượng và tình cảm của mình bay bổng theo sự việc, nhất là sự việc hoang đường ở trong truyện thì không thưởng thức được hết ý nghĩa của truyện.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư