Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước và thị trường đều có vai trò và chức năng riêng. Bản thân thị trường luôn vận hành theo các quy luật vốn có khách quan và trên thực tế cơ chế thị trường là cơ chế hiệu quả trong phân bổ và khai thác các nguồn lực. Song thị trường vận động tự do luôn có xu hướng đẩy nền kinh tế vào tình trạng không ổn định và khủng hoảng. Thị trường có những khiếm khuyết cố hữu, đòi hỏi phải có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế để khắc phục. Tuy nhiên, nhà nước cũng có hạn chế và cũng thất bại khi can thiệp quá mức. Chính sự khiếm khuyết của thị trường và hạn chế của nhà nước cho thấy: không thể phát triển khi thiếu vắng sự can thiệp của nhà nước, cũng như không thể phát triển nếu thiếu vắng thị trường, để phát triển đòi hỏi nhà nước và thị trường cần tương tác, hỗ trợ nhau, khắc phục các khiếm khuyết.
Mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường xuất phát từ chính nhu cầu của cả 2 bên, đó là mối quan hệ tất yếu, tương tác phụ thuộc nhau. Biểu hiện kết quả của sự tương tác giữa nhà nước và thị trường là sự phát triển của kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Việc xử lý mối quan hệ này được biểu hiện tập trung ở hệ thống thể chế phát triển.
Bản thân vai trò, chức năng của nhà nước và thị trường cũng có biến đổi, gắn liền với sự biến đổi của lực lượng sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, thị trường mang tính toàn cầu, nhà nước chú trọng hơn đến vai trò điều tiết, trong đó đối tượng điều tiết cũng mở rộng, gồm cả các tập đoàn kinh tế đa quốc gia, các tổ chức quốc tế... Và điều quan trọng hơn, trongmột thị trường ngày càng toàn cầu hóa đòi hỏi việc thiết lập các quy tắc, luật chơi mớiphải tính đến sự phù hợp với các đòi hỏi của các chủ thể của toàn cầu hóa, có nghĩa rằng những quy định này không thể chỉ là sản phẩm của riêng nhà nước, mà phải tính đến sự tương thích và phù hợp với chuẩn mực phổ biến chung trong nền kinh tế toàn cầu.
2. Với chức năng kinh tế, nhà nước không chỉ là người quản lý, người ban hành các quy định, các luật chơi trên thị trường, mà còn đóng vai trò chủ thể hoạt động sản xuất (nhất là các hàng hóa và dịch vụ công), là người mua và bán các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Như vậy lúc này quan hệ giữa nhà nước và thị trường biểu hiện ra là quan hệ giữa các chủ thể trên thị trường, quan hệ giữa những người mua và người bán hàng hóa và dịch vụchịu sự tương tác, giàng buộc của các quy luật kinh tế trên thị trường, cũng như sự quản lý điều hành của nhà nước thông qua hệ thống quy định luật pháp và các công cụ quản lý.
Xét về mục đích thực hiện các chức năng, dù xuất hiện với tư cách nào, thì quan hệ giữa nhà nước và thị trường, về bản chất, là quan hệ lợi ích. Đó là lợi ích của nhà nước và lợi ích của các chủ thể trên thị trường. Nhà nước thực hiện quản lý là hướng tới mục đích bảo đảm cho thị trường phát triển hiệu quả. Thị trường phát triển chính là cơ sở kinh tế, bảo đảm sự phát triển của nhà nước. Do vậy trong xử lý quan hệ giữa nhà nước và thị trường cần bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể trên thị trường. Điều cần khẳng định là, sự tương tác giữa nhà nước và thị trường đều hướng đến gia tăng lợi ích, tạo ra sự tăng trưởng nói chung của các chủ thể trên thị trường. Đây chính là mặt thống nhất trong mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường, thúc đẩy nhà nước và thị trường gắn bó, tương tác với nhau.
Về bản chất, đó chính là quan hệ tương hỗ, tùy thuộc vào nhau cùng phát triển, cùng đạt được lợi ích. Mặt khác trong quá trình tương tác có sự cạnh tranh vai trò, lợi ích. Khi “phân vai” phù hợp, đúng với trình độ phát triển và năng lực xử lý thì lợi ích sẽ được thỏa mãn. Ngược lại, khi “phân vai” không đúng, nhà nước lấn át thị trường, hay thị trường lấn át nhà nước thì sẽ dẫn đến kết cục: sự quản lý của nhà nước kém hiệu quả và bản thân thị trường sẽ không thể phân bổ hợp lý, hiệu quả các nguồn lực. Đây chính là mặt mâu thuẫn trong quan hệ giữa nhà nước và thị trường.
3. Cho dù các nền kinh tế có những đặc thù khác nhau về trình độ phát triển, song đều phải giải quyết mối quan hệ nhà nước và thị trường. Việc xử lý mối quan hệ này xuất phát ngay từ chủ thuyết phát triển mà quốc gia đó lựa chọn. Đã từng có thời kỳ tồn tại mô hình kinh tế phi thị trường, nhà nước thực hiện quản lý, điều hành nền kinh tế theo chương trình, kế hoạch pháp lệnh. Và cũng từng có thời kỳ với chủ thuyết về nền kinh tế thị trường tự do, nhà nước không được khuyến khích can thiệp vào nền kinh tế.
Cho dù nhà nước hay thị trường được chú ý, thì trong thực tiễn các quốc gia đều phải xác định, phân định vai trò nhà nước và thị trường, và điều đó được thể chế hóa, làm cơ sở cho vận hành trong thực tiễn. Hệ thống pháp luật, nhất là luật kinh tế trong các nền kinh tế thị trường vì vậy đã có sự phát triển mạnh gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thế giới. Kinh tế thị trường phát triển gắn liền sự phát triển của nhà nước pháp quyền.
4. Quan hệ nhà nước và thị trường là mối quan hệ cơ bản trong nền kinh tế thị trường. Trên bề mặt xã hội, biểu hiện dễ nhận thấy nhất của chính trị là nhà nước với cấu trúc tương ứng của nó. Về phương diện kinh tế, trong điều kiện kinh tế thị trường, biểu hiện tập trung của mặt kinh tế là hoạt động của thị trường với các quy luật kinh tế đặc trưng của nó như quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu…. Do đó trong thực tiễn, ở một góc độ nhất định,việc xử lý mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị biểu hiện tập trung thành mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Bên cạnh đó, bản thân thị trường, cơ chế thị trường là phương tiện hiệu quả nhất mà loài người đã phát hiện để huy động và khai thác các nguồn lực cho phát triển, cho hiện thực hóa nền tảng kinh tế của một xã hội. Khi nhà nước xuất hiện với tư cách chủ thể có chức năng kiến tạo xây dựng nền tảng kinh tế của một xã hội, thì việc xử lý quan hệ mục tiêu và phương tiện được biểu hiện thành mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường.
Mối quan hệ nhà nước và thị trường còn được thể hiện ra là mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể, khi nhà nước đóng vai trò là chủ thể quản lý nền kinh tế thị trường; hay đó là mối quan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế, khi nhà nước xuất hiện với tư cách là một chủ thể trên thị trường, sẽ quan hệ bình đẳng với các chủ thể khác theo luật định. Quan hệ nhà nước và thị trường cũng phản ánh mối quan hệ giữa cái chủ quan với khách quan, bởi lẽ thị trường luôn vận động theo các quy luật khách quan và chịu sự điều tiết của nhà nước, lúc đó nhà nước xuất hiện là các quy định, luật lệ, và các công cụ điều tiết khác. Các công cụ này là sản phẩm chủ quan để định hướng thị trường, tạo luật chơi cho thị trường. Thị trường sẽ hiệu quả khi các công cụ này hợp lý, không làm méo mó thị trường.
5. Mối quan hệ nhà nước và thị trường là mối quan tâm xuyên suốt chiều dài phát triển của nền kinh tế thị trường ở các quốc gia. Giải quyết hợp lý mối quan hệ nhà nước và thị trường là chìa khóa thành công của các nền kinh tế. Tuy nhiên, không có khuôn mẫu chung cho việc xử lý mối quan hệ này, mà ở mỗi nền kinh tế mức độ tham gia của nhà nước hay mức độ quyết định của thị trường là rất đa dạng tùy thuộc vào trình độ phát triển, quan niệm về mô hình vận hành, tập quán truyền thốnglịch sử -văn hóa...
Thực tiễn lịch sử cho thấy, sự thất bại của không ít nền kinh tế là do tuyệt đối hóa nhà nước hay tuyệt đối hóa thị trường. Mô hình chung có tính phổ biến hiện nay là phát triển nền kinh tế hỗn hợp mà ở đó vai trò nhà nước và vai trò thị trường đều được phát huy, bổ khuyết cho nhau.
Trong các nền kinh tế thị trường phát triển phương Tây, nhà nước được chú ý nhiều hơn trong vai trò là người dẫn dắt, điều chỉnh. Vai trò này đặc biệt được chú ý trong các thời kỳ khủng hoảng. Nhiều quốc gia đã đẩy mạnh quá trình tư nhân hóa, hoặc chuyển giao công - tư, nhà nước hầu nh