Biện pháp nhân hóa:
Nhân hóa không chỉ quan trọng trong văn học với nhiều tác phẩm nổi tiếng, mà còn có giá trị trong giao tiếp đời sống của mỗi người. Tác dụng của biện pháp này bao gồm:
– Giúp loài vật/cây cối/ trở nên sinh động, gần gũi với con người.
– Các loài vật/cây cối/ con vật có thể biểu thị được suy nghĩ hoặc tình cảm của con người.
Các kiểu nhân hóa
Có 3 kiểu nhân hóa chính thường được sử dụng gồm:
* Dùng vốn từ gọi người để chỉ vật
Dùng những vốn từ gọi người để chỉ vật, có thể là các bộ phận trên cơ thể người hay tên gọi, danh từ riêng.
Ví dụ: Từ đó, lão miệng, bác tai, cô mắt, cậu chân, cậu tay, lại thân mật sống với nhau, mỗi người một việc, không ai tị nhau cả.
Ta thấy đoạn văn trên sử dụng các bộ phận trên cơ thể người như mắt, tay, chân, tai để nhân hóa sự vật.
* Dùng vốn từ chỉ tính chất, hoạt động người để chỉ vật
Dùng những từ vốn chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ tính chất, hoạt động của vật. Những hoạt động của chúng ta như nói chuyện, múa, hát, chạy, nhảy… được áp dụng cho sự vật, cây cối, đồ vật…
Ví dụ: “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”
Các từ được nhân hóa chỉ hoạt động của người trong đoạn văn trên là: chống lại, xung phong, giữ.
* Sử dụng cách trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Ví dụ: “ Trâu ơi, ta bảo trâu này. Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta”
Từ được nhân hóa là “ơi” .
Biện pháp điệp ngữ:a – Định nghĩa phép điệp
Khi nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ, âm, lặp cả câu, lặp cú pháp để làm nổi bậc ý, gây cảm giác mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ, điệp từ.
b – Tác dụng điệp ngữ
Biện pháp tu từ phép điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh, biểu đạt cảm xúc, ý nghĩa, gợi hình tượng nghệ thuật cho các hình ảnh, âm thanh trong tác phẩm văn học. Ngoài ra, phép điệp còn có tác dụng giúp người đọc dễ nhớ và tiếp nhận.
c – Ví dụ phép điệp
Ví dụ 1:
Đã nghe nước chảy lên non
Đã nghe đất chuyển thành con sông dài.
Đã nghe gió ngày mai thổi lại.
Đã nghe hồn thời đại bay cao.
Từ “ Đã nghe” được lặp lại 4 lần trong đoạn thơ trên, đây là phép lặp điệp ngữ.
Tác dụng: Nhấn mạnh hiện thực đổi mới của cuộc sống đang diễn ra với một tâm trạng phấn khởi, lạc quan trước những thành quả của công cuộc xây dựng.