Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó. Trích trong tác phẩm nào?

Cho đoạn trích sau:
“Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa. Sức lẻo khoẻo của anh chàng nghiện chạy không kịp với sức xô đẩy của người đàn bà lực điền, hắn ngã chỏng quèo trên mặt đất, miệng vẫn nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.
Người nhà lí trưởng sấn sổ bước đến giơ gậy chực đánh chị Dậu. Nhanh như cắt, chị Dậu nắm ngay được gậy của hắn. Hai người giằng co nhau, du đẩy nhau, rồi ai nấy đều buông gậy ra, áp vào vật nhau. Hai đứa trẻ con kêu khóc om sòm. Kết cục, anh chàng “hầu cận ông lí” yếu hơn chị chàng con mọn, hắn bị chị này túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”.
(SGK Ngữ văn 8 – tập 1, NXB Giáo dục)
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.Trích trong tác phẩm nào ?
Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề của văn bản mà em vừa nêu.
Câu 3: Tìm các từ thuộc trường từ vựng hành động của chị Dậu trong đoạn trích trên. Việc sử dụng các từ đó có tác dụng gì?
Câu 4: Cảm nhận của nhân vật chị Dậu trong tác phẩm
 
4 trả lời
Hỏi chi tiết
3.542
3
2
danh
09/10/2021 18:29:12
+5đ tặng

cụm từ: " Người đàn bà lực điền" chỉ Chị Dậu đang đánh nhau vs tên cai lệ và người nhà lý trưởng.

Qua đoạn trích Tức Nước Vỡ Bờ. nhân vật Chị Dậu đã thể hiện họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
2
Tạ Thị Thu Thủy
09/10/2021 18:32:23
+4đ tặng
Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ đoạn trích Tức nước vỡ bờ
Tác giả là NGô Tất Tố
 hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn- tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố
Trích trong tác phẩm  Tắt đèn
Câu 2 

-nhan đề "Tắt đèn":

Từ cách đặt tên tác phẩm là "Tắt Đèn'', ta đã hiểu rõ được phần nào ý nghĩa của tác phẩm.Tắt đèn trong đêm tối ko khác nào sống trong một thế giới nghèo nàn công lý,luôn bị á́p bức,chèn ép,đó là hình ảnh ẩn dụ cho một cuộc đời đầy khó khăn,khổ ải.Từ đó cho ta thấy hiện thực xã hội pk xưa kia,những người lao động chân chính ,hiền lành luôn bị áp bức,bóc lột,dồn vào chân tường,ko cònđường lui

-nhan đề"tức nước vỡ bờ":

nhan đề này chứa đựng đầy đủ ý nghĩa của đoạn trích :người nông dân vốn hiền lành ,nhẫn nhục nhưng nếu bị áp bức,bị chèn ép vào đường cùng thì sẽ ko e ngại mà vùng lên đấu tranh ,phản kháng,chống cự.hành động đánh bại tên cai lệ và người nhà lí trưởng của cj dậu tuy liều lĩnh,bộc phát và cô độc nhưng đã thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất,kiên cường .sức mạnh tiềm tàng của người phụ nữ ns riêng,người nông dân lao động ns chung.Đồng thời nó cũng thể hiện một chân lí:ở đâu có áp bức,ở đó có đấu tranh
Câu 3

Trường từ vựng chỉ hoạt động của tay: túm, gúi, ấn, xô đẩy.

- Từ tượng hình: lẻo khoẻo, chỏng quèo.

- Từ tượng thanh: nham nhảm, thét.

=> Tác dụng: diễn tả được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động, có giá trị biểu đạt cao. Trong đoạn văn này những từ tượng hình, tượng thanh có tác dụng làm nổi bật hình ảnh quyết liệt, vùng dậy của chị Dậu và cho thấy sự yếu ớt, hèn mọn của tên cai lậy.

1
1
Uyên Nagika
09/10/2021 18:33:33
+3đ tặng
đc trích từ văn bản tức nước vỡ bờ. tác giả ngô tất tố. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ trích từ chương XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn- tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố. Trích trong tác phẩm Tắt đèn
4
0
Hùng akira mobile
09/10/2021 18:38:19
+2đ tặng
Câu 1:
- Đoạn trích trên được trích từ văn bản "Tức nước vỡ bờ"
-Tác giả: Ngô Tất Tố
- “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất trong sự nghiệp sáng tác của Ngô Tất Tố.
- Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” trích trong chương XVIII của tiểu thuyết, tên nhan đề do người biên soạn đặt.
Câu 2:

"Tức nước vỡ bờ" là nhan đề được Ngô Tất Tố chính tay đặt tên. Bởi vậy, nhan đề cũng đã thể hiện đầy đủ ý nghĩa của đoạn trích, sử dụng một thành ngữ trong dân gian mang ý nghĩa về đấu tranh để đặt tên của một đoạn trích.

Trước Cách mạng Tháng tám năm 1945, người nông dân lao động Việt Nam vốn hiền lành, tính tình chất phác, luôn nhẫn nhục và đặc biệt chịu thương chịu khó. Nhưng cũng không vì thế mà họ chịu áp bức, nếu bị đẩy đến con đường cùng họ sẽ vùng lên kháng cự, không chút lo sợ mà đánh quật bọn bè lũ áp bức. 

Chính hành động vùng lên đánh lại cai lệ và người nhà lý trường của chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" đã phần nào phản ánh được quy luật tất yếu của cuộc sống. Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh, chân lý này đến nay vẫn luôn tồn tại một cách khách quan.
Câu 3: 
- Trường từ vựng chỉ người: Chị, bà, mày, hắn, anh chàng, người đàn bà, vợ, chồng, người nhà, trẻ con.
- Trường từ vựng chỉ hoạt động của con người: nghiến, trói, túm, ấn giúi, chạy, xô đẩy, ngã, thét, bước, đánh, nắm, giằng co, buông, vật, khóc, lẳng.
Câu 4:
Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.

Hùng akira mobile
Mong cậu chấm điểm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo