Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm: Sức mạnh, đoàn kết

Viết đoạn văn làm sáng tỏ tưng luận điểm sau:
a) Sức mạnh, đoàn kết
b) Mùa xuân là mùa của yêu thương hạnh phúc
c) Biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta
5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.401
2
4
Nguyễn Thị Thu Trang
12/02/2018 14:29:16
câu a
Nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống đó là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay như Bác Hồ ta đã từng nói “đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết, thành công thành công đại thành công”, đây là phương pháp đánh giặc có hiệu quả của dân tộc ta.

Đoàn kết đó là sự gắn bó mật thiết với nhau, cùng chung tay góp sức để làm những việc lớn, chủ tịch hồ chí minh người đã trải nghiêm chiêm nghiệm nhiều điều từ cuộc sống, do người đã đi hầu hết tất cả các nước trên thế giới người hiểu được tại sao nhân dân ta cần đoàn kết để chống giặc ngoại xâm, Việt Nam là 1 nước có truyền thống đoàn kết từ lâu đời truyền thống đó đã ăn sâu vào dòng máu của con người Việt Nam, đoàn kết sẽ tạo cho con người những sức mạnh, nhưng động lực để con người vượt lên trên những khó khăn, những đe dọa để vươn lên trong cuộc sống, nhiều những hành động những tấm gương đã làm liều thuốc quý cho con người Việt Nam học tập và noi theo, truyền thống của dân tộc Việt Nam đó là đùm bọc tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, lá lành đùm lá rách, người giàu sẽ giúp người nghèo, một cây làm chẳng nên non, hai cây chụm lại nên hòn núi cao, truyền thống vẻ vang của dân tộc ta đó là đoàn kết từ đường làng ngõ xóm, đoàn kết trong cộng đồng xã hội, đến những khu vực to lớn hơn đó là đất nước. Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn kêu gọi sự đoàn kết trong nhân dân truyền thống đó đã có từ xưa nhưng sau khi Chủ Tịch Hồ chí Minh ra lời kêu gọi đó thì tinh thần đó lại vóng lên 1 hồi chuông cảnh tỉnh những người dân Việt Nam cần đoàn kết đấu tranh để tạo lên sức mạnh chiến đấu với kẻ thù. Một dân tộc to lớn là 1 dân tộc biết đoàn kết toàn dân, nhân dân đồng lòng, 1 lòng vì đất nước vì nhân dân.

Truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam đó là đã biết đoàn kết trong cộng đồng, dân ta tuy yếu về lực lượng nhưng có sự cấu kết chặt chẽ trong đoàn kết nội bộ, có sự đoàn kết đã làm tăng sức mạnh của cả dân tộc Việt Nam lên đến hàng ngàn lần, truyền thống đó đi sâu vào từng gia đình, từng xã hội, từng cá nhân, người dân ý thức được sự quan trọng đó, từ đó đã tạo lên bao nhiêu những thành quả bởi những cuộc chiến công ác liệt của cả dân tộc. So sánh tương quan lực lượng dân tộc ta luôn yếu về lực lượng nhưng so sánh về chiến lược thì quân đội ta rất vững mạnh, Chủ Tịch Hồ Chí Minh người lãnh tụ sáng suốt của dân tộc Việt Nam, đã biết dựa vào dân để đấu tranh với kẻ thù xâm lược, một vị lãnh tụ giỏi là vị lãnh tụ biết dựa vào dân coi dân làm gốc, đoàn kết những cá nhân với cá nhân, giữa tập thể với tập thể đã tạo lên một sức mạnh cực kì to lớn của cả dân tộc ta. Đi đâu chúng ta cũng đều bắt gặp những nghĩa cử cao đẹp của sự đoàn kết, của các cộng đồng dân tộc, dân tộc Việt Na, cả dân tộc là con của con rồng cháu tiên, có chung 1 dòng máu đào niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc đến nay đã mang trong mình những niềm tin, niềm tự hào và cả những cấu kết làng xóm để tạo lên sức mạnh nữa. Đoàn kết đoàn kết đại đoàn kết thành công thành công đại thành công đã là kim chỉ nan cho mọi người học tập và nói theo, 1 sức mạnh của cả dân tộc sẽ chiến thắng được những kẻ thù đầu xỏ.

Tự hào về dân tộc Việt Nam, chúng ta đã gặp rất nhiều những vị lãnh tụ thiên tài như bác Võ Nguyên Giáp hay chủ tịch Hồ Chí Minh những người đã biết dựa vào dân, những người đã nêu cao tinh thần lấy dân làm gốc.

Lời dậy của Bác Hồ đúng ở mọi hoàn cảnh trong xã hội trong xã hội xưa và nay nó đều là những bài học xương máu những bài học đã thấm đẫm những chiêm nghiệm và những trải nghiệm thực tế qua đó đã tạo ra cho mọi người những niềm tin về 1 đảng lãnh đạo to lớn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
2
Nguyễn Thị Thu Trang
12/02/2018 14:31:32
câu c
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.
Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Cả câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.
Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội không có sự vật nào mà không có xuất xứ hay nguồn gốc của mình.Tương tự như thế,thành quả không phải tự nhiên có mà phải do lao động mà nên.Như để có hạt gạo mà chúng ta ăn hàng ngày là cả một quá trình lao động cực khổ của những người nông dân.Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…để có được hạt gạo là khó thế đó.Chính vì thế mà chúng ta nên biết quí trọng,biết ơn người đã cho ta những gì ta đang có.Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có.Hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ,không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.
Vậy để thể hiện lòng biết ơn ta phải làm gì?Là một người Việt Nam đặt biệt là một học sinh Việt Nam luôn nhớ đến câu“Uống nước nhớ nguồn”,ghi nhớ và biết ơn thế hệ đi trước đã cho ta có ngày hôm nay ta nên trân trọng và bảo vệ những thành quả của cha ông,phát triển thành những điều tốt đẹp hơn nữa.Cụ thể ta nên tự hào về những truyền thống và nền văn hóa ngàn năm văn hiến.Ví dụ như loại hình “Nhã nhạc cung đình Huế” đã được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể,hay văn hóa cồng chiên của dân tộc Tây Nguyên,những truyền thống đẹp như “Tôn sư trọng đạo”,”Kính trên nhường dưới” và cả “Uống nước nhớ nguồn”…..đều là những truyền thống,văn hóa lâu đời rất đáng tự hào cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc.Ta cũng nên tiếp thu một cách có chọn lọc những tinh hoa của nhân loại dể làm giàu hơn truyền thống và văn hóa của mình,quan trọng là phải giữ được bản sắc văn hóa của quê hương.Ví dụ cụ thể nhất là tiếp thu nền khoa học-kĩ thuật phát triển của nhân loại để làm giàu,xây dưng đất nước và giới trẻ ngày nay cần tránh ăn theo phong cách ăn mặc của các nước khác vì có những phong cách trái với bản sắc truyền thống của dân tộc.Hơn hết là phải ý thức hưởng thụ thành quả hợp lí,tiết kiệm vì đó không phải công sức của chính bản thân,biết hưởng thụ thì cũng phải biết lao động mới xứng đáng những gì có được.Bản thân em,một người học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường thì em sẽ học thật nghiêm túc,có kết quả thật tốt để có thể tạo ra thành quả lao động của chính mình,cho xã hội.Đó như là biểu hiện lòng biết ơn của em,sự đền đáp cho gia đình,xã hội,cho thế hệ trước vì cho em được ngày hôm nay.
“Uống nước nhớ nguồn”luôn là lời nhắc nhở quan trọng khi mà thế hệ ngày nay đã có thái độ thờ ơ với cội nguồn,với công lao của người đi trước,thích hưởng thụ hơn lao động.Từ câu tục ngữ em rút ra bài học cho chính bản thân mình là phải luôn nhớ ơn những người đã cho mình ngày hôm nay:sự dưỡng dục của ba me,dạy dỗ của thẩy cô,sự quan tâm của những người sống quanh mình,công dựng nước và giữ nước của bao thế hệđi trước nữa.Và để xứng đáng với công ơn đó,en sẽ sống thật tốt,học tập nghiêm túc,rèn luyện và sống đúng theo đạo lí truyền thống dân tộc để trở thành một công dân tốt của đất nước Việt Nam. 
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
12/02/2018 19:31:48
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh là tư tưởng cơ bản, nhất quán và xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam.
Đại đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn không phải là một thủ đoạn chính trị nhất thời, mà luôn là vấn đề chiến lược lâu dài, có ý nghĩa sống còn (quyết định sự thành bại) của sự nghiệp cách mạng.
Đại đoàn kết dân tộc, xây dựng lực lượng nhằm hình thành sức mạnh to lớn trong đấu tranh cách mạng. Người đã nhiều lần nêu ra các quan điểm:
Đoàn kết làm ra sức mạnh; đoàn kết là sức mạnh; đoàn kết là thắng lợi; là then chốt của thành công, là nguồn gốc của thắng lợi.
“Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta” (11/1954)
“Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi” (01/1963)
“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công” (10/1963”
Đoàn kết là điểm mẹ, điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt.
Người đưa ra khẩu hiệu chiến lược:
“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”.
b. Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, mà còn là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc.
- Đối với Đảng: đại đoàn kết không đơn thuần là vấn đề tập hợp, tổ chức lực lượng, mà cao hơn, nó là bộ phận hữu cơ, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối chiến lược.
Đại đoàn kết là tư tưởng chỉ đạo, làm cơ sở trong việc xác định đường lối, chủ trương, trong lãnh đạo của Đảng. Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, lực lượng lãnh đạo duy nhất của cách mạng Việt Nam. Trong lãnh đạo của Đảng, trước hết phải tổ chức đoàn kết nhân dân lại, rời mới thực hiện nhiệm vụ của cách mạng đặt ra.
Trong buổi lễ ra mắt của Đảng lao động Việt Nam tháng 3-1951, Hồ Chí Minh đã tuyên bố:
“Mục đích của Đảng lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là:đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”. (Tập 6, tr. 183)
Khi nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi (8/1963), Người chỉ rõ: “Trước Cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc. Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là: một là đoàn kết, hai là xây dựng CNXH, ba là đấu tranh thống nhất nước nhà”. ( Tập 11, tr 130)
- Đối với dân tộc: đại đoàn kết là sự phản ánh đòi hỏi khách quan của bản thân phong trào cách mạng do quần chúng tiến hành, vì sự nghiệp giải phóng quần chúng. Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn, chuyển những đòi hỏi khách quan, tự phát của quần chúng thành đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, tạo thành sức mạnh của cuộc đấu tranh.
c. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
- Khái niệm “dân”, “nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Có nhiều nhà tư tưởng của dân tộc, có nhiều lãnh tụ cách mạng ở trong nước và ở nước ngoài nói về dân, nhưng Hồ Chí Minh là người nói về dân một cách sâu sắc nhất, với tâm huyết và tình cảm lớn lao.
- Dân và Nhân dân là khái niệm truyền thống dân tộc và phương Đông, nhưng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Dân và Nhân dân được sử dụng với nội hàm mới:
Dân và Nhân dân dùng để chỉ “mỗi người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc thiểu số với dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già trẻ, gái trai, giàu nghèo quý tiện
- Người dánh giá rất cao vai trò của dân: Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trên thế giới không có gì mạnh bắng sức mạnh đoàn kết của nhân dân.
Dân, nhân dân chính là chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc: Dân là gốc rễ, là cội nguồn sức mạnh của khối đại đoàn kết, là chỗ dựa vững chắc của Đảng cộng sản, của hệ thống chính trị cách mạng. Có dân là có tất cả, mất dân là mất hết. Hồ Chí Minh có lòng tin vào dân, dựa vào dân và phấn đấu vì quyền lợi của dân.
- Đại đoàn kết dân tộc có nghĩa là phải tập hợp được mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung.
“Ta đoàn kết để đấu tranh cho độc lập và thống nhất của Tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. (Tập 7, tr.438, 1/1955) Muốn thực hiện được đại đoàn kết toàn dân, phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung, độ lượng với con người. Ngay cả những người lầm đường lạc lối nhưng đã biết hối cải vẫn đoàn kết với họ, không có định kiến. Thậm chí, đối với những người trước đây đã chống chúng ta nhưng hiện nay họ không chống đối ta nữa thì ta vẫn mở cửa đón tiếp họ: bất kì ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bay giờ chúng ta cũng thật thà doàn kết với họ. Đoàn kết với tất cả những người yêu nước, không phân biệt tầng lớp, tín ngưỡng, chính kiến và trước đây đứng về phe nào. Người đã dùng hình tượng năm ngón tay có ngón dài ngón ngắn nhưng cả năm ngón đều thuộc về một bàn tay để nói lên sự cần thiết phải thực hiện đại đoàn kết rộng rãi.
Hồ Chí Minh đề ra quan điểm đại đoàn kết dân tộc một cách rộng rãi, vì Người có lòng tin là trong mỗi người dân ai cũng có ít hay nhiều tấm lòng yêu nước tiềm ẩn bên trong. Khi lương tri con người được thức tỉnh thì lòng yêu nước sẽ bộc lộ. Vì vậy, cơ sở để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc là nền độc lập, thống nhất của Tổ quốc, là cuộc sống tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Dân tộc là một khối rất đông đảo, rộng lớn. Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn đó thì phải xác định rõ nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền tảng đó. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng.Người chỉ rõ: Đại đoàn kết là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác. Đó là nền gốc của đại đoàn kết. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây, nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác.
Liên minh công nông là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc: lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất. Sau này, Người bổ sung là lấy liên minh công nông và lao động trí óc làm nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc. Nền tảng càng được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng có thể mở rộng.
d. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt trận dân tộc thống nhất
Đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ dừng lại ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi mà phải trở thành một chiến lược cách mạng. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức. Tổ chức thể hiện khối đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Cả dân tộc hay toàn dân chỉ trở thành lực lượng to lớn, trở thành sức mạnh vô địch khi được giác ngộ về mục tiêu chiến đấu chung, được tổ chức lại thành một khối vững chắc và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn. Nếu không, hàng triệu người chỉ là số đông không có sức mạnh.
Mặt trận dân tộc thống nhất là nơi quy tụ mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, mọi người dân Việt Nam ở trong nước và ở nước ngơài. Tuỳ theo từng thời kì, Mặt trận có thể có những tên gọi khác nhau nhưng thực chất là một tổ chức chính trị rộng rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, tôn giáo, dân tộc, đảng phái các tổ chức và cá nhân yêu nước đấu tranh vì mục tiêu độc lập, thống nhất, ấm no, hạnh phúc của nhân dân.
Mặt trận dân tộc thống nhất phải có cương lĩnh, điều lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kì, từng giai đoạn cách mạng.
Mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng theo những nguyên tắc:
Mặt trận được xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông – lao động trí óc, từ đó mở rộng Mặt trận, làm cho Mặt trận thực sự quy tụ được cả dân tộc thành 1 khối vững chắc.
Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và mở rộng. Lợi ích tối cao của dân tộc là độc lập và thống nhất của Tổ quốc, là ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Phải làm cho mọi người đặt lợi ích tối cao của dân tộc lên trên hết, trước hết. Bởi vì, lợi ích tối cao của dân tộc có được bảo đảm thì lợi ích của mỗi người mới được thực hiện. Mỗi người lại có lợi ích riêng khác nhau. Mặt trận thực hiện nghiêm túc nguyên tắc hiệp thương dân chủ, cùng nhau bàn bạc để đi đến thống nhất, chống mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức trong việc giải quyết mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng.
Đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Tại Đại hội thống nhất Việt Minh và Liên Việt tháng 3-1951, Người nêu rõ: trong đại hội này, chúng ta có đại biểu đủ các tầng lớp, các tôn giáo, các dân tộc, già có, trẻ có, nam có ,nữ có thật là một gia đình tương thân tương ái. Chắc rằng sau cuộc đại hội, mối đoàn kết thân ái sẽ phát triển và củng cố khắp toàn dân. Trong bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ Mặt trận tháng 8-1962, Người nói: chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp nhân dân, phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ. Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hoà thuận ấm no, xây dựng Tổ quốc.
Giữa các thành viên của khối đại đoàn kết dân tộc bên cạnh những điểm tương đồng vẫn có những điểm khác biệt. Do đó, một mặt là thực hiện phương châm cầu đồng tồn dị, lấy cái chung để hạn chế cái riêng, cái khác biệt. Mặt khác đoàn kết phải gắn với đấu tranh, khắc phục tình trạng đoàn kết xuôi chiều. Người chỉ rõ: Đoàn kết thực sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân.
Trong Mặt trận, Đảng Cộng sản vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo. Quyền lãnh đạo Mặt trận của Đảng không phải do Đảng tự phong cho mình mà phải được nhân dân thừa nhận: Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là bộ phận trung thành nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng thì Đảng mới giành được quyền lãnh đạo. Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc đề ra chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, thời kì cách mạng. Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong Mặt trận.
0
0
Quỳnh Anh Đỗ
12/02/2018 19:33:58

Mùa đông giá rét, cây cối trơ cành sẽ qua đi, nhường bước cho mùa xuân với sức sông mãnh liệt, làm biến đổi cả đất trời. Và đến lúc mùa xuân cũng trôi qua, mùa hạ nồng nàn kéo đến... Cũng như quy luật của thiên nhiên, con người sinh ra, lớn lên và già đi, rồi một ngày kia trở về với cõi vĩnh hằng. Xuân của thiên nhiên qua đi rồi trở lại, nhưng tuổi trẻ của mỗi người chỉ có một lần. Tuổi trẻ là tuổi đẹp nhất, khỏe nhất và tươi sáng nhất của mỗi con người, vì thế tuổi trẻ thật quý giá. Hơn nữa, tuổi trẻ còn là mùa xuân, niềm tin và hi vọng của đất nước. Chính vì vậy, trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước nhânmùa xuân năm 1946, Tết mở đầu cho một nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ viết: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời bắt đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Câu nói ngắn gọn nhưng đẹp như một lời thơ, ca ngợi tuổi trẻ của xã hội, đất nước.

Một sớm kia thức dậy, nghe tiếng chim hót trong veo, cành mận ngoài vườn lung linh hoa trắng dưới làn mưa bụi đang bay, ta chợt thốt lên: “Ôi mùa xuân!” Mùa xuân xét theo thời gian là mùa mởđầu cho một năm. Xuân về trăm hoa đua nở, khí hậu ấm áp, cây côi đâm chồi... Vì vậy mùa xuân gợi lên trongta ý niệm về sức sông, hi vọng, niềm vui và hạnh phúc.

Riêng đối với dân tộc Việt Nam, xuân còn gợi lại những chiến công oanh liệt của cha ông, khơi dậy trong lòng niềm tự hào sâu sắc, Làm sao quên được mùa xuân năm 1077, Lí Thường Kiệt đánh tan bôn vạn quân Tông xầm lược; mùa xuân năm 1428, đưa đất nước thoát khỏi sự đô hộ của giặc Minh, Chúng ta cùng hòa mình vào không khí hào hùng, tưng bừng của mùa xuân năm 1789; khi đó người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá hơn hai mươi vạn quân Thanh. Ta hãy cùng sông lại mùa xuân năm 1975 với niềm tự hào, sung sướng; mùa xuân của độc lập tự do, mùa xuân của thống nhất, Bắc Nam sum họp một nhà.

Tuổi trẻ của đời người dường như thống nhất với mùa xuân của thiên nhiên, cũng gợi lên ý niệm về sức sống, niềm vui tương lai và hạnh phúc tràn đầy. Ở tuổi hai mươi đầy nhiệt huyết, lòng hăm hở vui sướng bước vào đời, dù biết mình đang bị tù đày và có thể chết, Tố Hữu vẫn say sưa với tuổi xuân của mình:

Hai mươi tuổi tim đang dào dạt máu

Hai mươi tuổi hồn quay trong gió bão

Gân đang săn và thớ thịt căng da 

Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoa.

Tuổi trẻ là tuổi phát triển rực rỡ nhất về thể chất, tài năng, trí tuệ... bao giờ củng muốn vươn lên cái đẹp nhất, hay nhất, tiên tiến nhất, cao thượng nhất (Lê Duẩn). Tuổi trẻ là tuổi hăng hái, sôi nổi, giàu nhiệt tình, giàu chí tiến thủ, có thể vượt qua khó khăn gian khổ để đạt được mục đích và ước mơ. Bác kính yêu của chúng ta, từ ngày còn rất trẻ đã ôm ấp trong lòng một hoài bão và ước vọng lớn lao: tìm đường cứu nước. Chàng trai Nguyễn Tất Thành đã vượt qua biển cả, gió rét thành Pari, Luân Đôn để cuối cùng tìm được con đường cách mạng và giải phóng dân tộc Việt Nam. Học tập gương Bác, hiện nay nhiều thanh niên đang cố gắng vươn lên, bằng lòng quyết tâm và nghị lực mãnh liệt, vượt qua những khó khăn thực tại của đất nước, tự tạo cho mình một tương lai tươi sáng và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Tuổi trẻ của mỗi người cùng góp lại sẽ tạo thành mùa xuân của xã hội. Thế hệ trẻ là sức sông, niềm hi vọng và tương lai của đất nước. Ngược dòng thời gian, ta nhớ đến tuổi trẻ quật khởi của cậu bé Thánh Gióng đã đánh tangiặc Ân từ thời vua Hùng dựng nước. Tuổi trẻ Đinh Bộ Lĩnh với cờ lau dẹp tan mười hai sứ quân, đem lại sự thống nhất đất nước. Tuổi trẻ trung dũng của Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng làm cho giặc Nguyên Mông kinh hồn bạt vía. Tuổi trẻ của “Anh Nhỏ” Kim Đồng, của ngọn đuốc sáng Lê Văn Tám, của người con gái đất đỏ Võ Thị Sáu đã làm cho giặc phải cúi đầu kính phục. Tuổi trẻ của bao anh hùng liệt sĩ đổ xương máu để tô thắm lá cờ Việt Nam... Sức mạnh thanh niên là sức mạnh của dân tộc, chính sức mạnh đó góp phần tạo nên cuộc sống mới, xã hội mới và tương lai mới cho đất nước.

Ngày nay, tuổi trẻ có sự đóng góp rất lớn là lực lượng đi đầu trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội văn minh. Thanh niên hôm nay là những người rất xứng đáng với cha anh đi trước. Những người lính trẻ nơi hải đảo xa xôi đang ngày đêm canh giữ biển trời đất mẹ Việt Nam, trái tim họ vẫn ngân vang bản tình ca, dệt nên những bản nhạc tuyệt vời và chính cuộc đời họ là những bài ca mùa xuân đất nước. Chúng ta tự hào biết bao tuổi trẻ Việt Nam!

Đất nước, xã hội đặt niềm tin vào thanh niên; vậy thanh niên phải làm gì để xứng đáng với niềm tin ấy? Bạn nghĩ cần phải làm gì thật to lớn ư? Không đâu, bạn hãy làm tốt những công việc bình thường, hãy cốgắng học tập và tu dưỡng đạo đức của chính mình. Trong học tập và lao động cần không ngừng sáng tạo để công hiến nhiều nhất cho xã hội, cho đất nước.

Thanh niên hôm nay cần sống có mục đích, có lí tưởng cao cả. Lí tưởng ấy phải ở suy nghĩ, lời nói và những hành động cụ thể. Thanh niên sống không có lí tưởng cũng như con thuyền không có bến, như con sóng bạc giữa biển khơi, như lá xanh không có nhựa sống, như con ngựa không có người cầm cương..., rồi sẽ không biết đi đâu về đâu.

Chúng ta buồn biết bao khi tuổi trẻ đang góp sức tạo thành mùa xuân của xã hội thì có một số thanh niên tự hủy diệt mùa xuân của mình. Chúng ta cần phải nghiêm khắc phê phán những con người đã để tuổi trẻ của mình bên góc phố, lề đường, trong các quán cà phê, bữa tiệc ồn ào hay trong các thú vui vô bổ, tầm thường. Và thật tiếc, còn rất nhiều thanh niên chưa có niềm tin vào bản thân mình, chưa biết vươn lên trong cuộc sống, chưa chọn cho mình một lí tưởng để theo đuổi, phấn đấu. Chính họ đã để ngày xuân của mình khô héo, tàn lụi hay để nó trôi đi và cứ mòn mỏi dần. Tuổi xuân của họ lãng phí có nghĩa là mùa xuân của xã hội đã bớt tươi thắm, rực rỡ. Thật đáng thất vọng biết bao!

Nửa thế kỉ đã trôi qua, hôm nay đọc lại, ta vẫn thấy lời Bác chân thành, sâu sắc. Bác nhắc nhở chúng ta phải biết tự rèn luyện, phấn đấu, vươn lên trong cuộc sống để có tương lai tươi sáng. Bằng tài năng, ý chí, nghị lực của bản thân, chúng ta phải biết sống có mục đích và lí tưởng cao đẹp, để tuổi trẻ của chúng ta thực sự là mùa xuân của xã hội.

0
1
Quỳnh Anh Đỗ
12/02/2018 19:35:40

Không ai có thể một mình mà gây dựng nên cả thế giới. Những gì chúng ta có được hôm nay là do công sức và trí tuệ của biết bao người đã dày công sáng tạo nên. Kế thừa thành quả lao động của các thế hệ đi trước là bản chất của xã hội. Sự phát triển của xã hội loài người là tiếp nhận và phát huy các thành quả sẵn có và sáng tạo ra cái mới.

Dù chúng ta dùng tiền hay vật chất để có được nó nhưng nếu nó không được tạo ra thì dù có thật nhiều tiền ta cũng không thể có được. Bởi thế, khi được thụ hưởng một giá trị nào, ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy. 

Lòng biết ơn là một đức tính cần có ở mỗi con người. Bởi nó là biểu hiện cao nhất của tâm hồn lối sống tình nghĩa. Nếu một người không biết ơn những gì anh ta đang có, thì anh ta cũng sẽ không có cơ hội để được biết ơn những gì sẽ nhận được. Lòng biến ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp khác. Chúng ta sẽ hạnh phúc hơn nếu biết ơn với những điều tích cực trong cuộc sống của mình, hơn là việc lo lắng về những gì mình không có.

Sống có lòng biết ơn thể hiện lối sống văn hóa, tình nghĩa, đoàn kết, gắn bó của con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam từ lâu đã xem trọng lối sống thân tình, hữu ái. Nó không những biểu hiện ở lối sống nghĩa tình mà trở thành văn hóa ứng xử của cộng đồng. Biết ơn người khác làm cho các mối quan hệ xã hội trở nên hiền hòa, ngày càng khăng khít, tốt đẹp hơn

Lòng biết ơn trở thành chuẩn mực nền tảng của đạo đức con người. Sống có lòng biết ơn là lối sống lành mạnh, tích cực, mẫu mực trong đời sống của chúng ta. Người sống có lòng biết ơn luôn được người khác yêu mến, trân trọng và giúp đỡ trong cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×