Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập?

Nêu điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập?
Đúng mình vote 5s
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.089
1
0
Phí anh Thương
14/10/2021 14:25:07
+5đ tặng
  • Ai Cập nằm ở vùng Đông Bắc của châu Phi, nơi có dòng sông Nin chảy qua. Lưỡng Hà là tên gọi vùng đất giữa hai con sông O-phrát và Tigro ở khu vực Tây Nam Á.
  • (Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn – Sông Tigrơ và sông Ơphơrát – bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 sông đó – ở hạ và trung lưu – thường được gọi là Mêdôpôtami (Mésopotamie) "miền đất giữa hai con sông" (hay Lưỡng Hà). Phía bắc và phía đông bình nguyên Mêdôpôtami có dãy núi biên giới Ácmênia và cao nguyên Iran cằn cỗi, phía tây giáp thảo nguyên Xiri và sa mạc Arabi, phía nam là vịnh Pécxích. Vùng này có khí hậu lục địa, ngày rất nóng, đêm rất lạnh, ít mưa)

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Anonymous
19/10/2021 08:36:22

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập. Đây là một trong 4 nền văn minh phát sinh một cách độc lập và lâu đời nhất trên thế giới này. Nền văn minh Ai Cập mà được hình thành rõ nét là vào năm 3150 TCN (theo trình tự thời gian của bảng niên đại Ai Cập)[1] với sự thống nhất chính trị của Thượng và Hạ Ai Cập dưới thời vị pharaon đầu tiên (Narmer, thường được gọi là Menes).[2] Lịch sử của Ai Cập cổ đại đã trải qua một loạt các thời kỳ vương quốc ổn định, và các giai đoạn hỗn loạn giữa chúng được gọi là các giai đoạn chuyển tiếp: Cổ Vương quốc thời kỳ Sơ kỳ Đồ đồng, Trung Vương quốc tương ứng giai đoạn Trung kỳ Đồ Đồng và Tân Vương quốc ứng với Hậu kỳ Đồ đồng. Ai Cập đạt đến đỉnh cao của quyền lực vào giai đoạn Tân Vương quốc, trong thời kỳ Ramesside, vào thời điểm đó nó sánh ngang với đế quốc Hittite, đế quốc Assyria và đế chế Mitanni, trước khi bước vào giai đoạn dần suy yếu. Ai Cập đã bị xâm chiếm hoặc chinh phục bởi một loạt các cường quốc nước ngoài, chẳng hạn như người Canaan/Hyksos, Lybia, người Nubia, Assyria, Babylon, Ba Tư dưới triều đại Achaemenid, và người Macedonia trong Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba và cuối thời kỳ Ai Cập cổ đại. Sau khi Alexander Đại Đế qua đời, một trong những tướng lĩnh của ông, Ptolemaios I Soter, đã tuyên bố ông là vị vua mới của Ai Cập. Triều đại Ptolemaios gốc Hy Lạp này đã cai trị Ai Cập cho đến năm 30 TCN khi nó rơi vào tay đế quốc La Mã và trở thành một tỉnh La Mã.[3]

Sự thành công của nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện của thung lũng sông Nile cho sản xuất nông nghiệp. Từ việc có thể dự đoán trước lũ lụt và việc điều tiết thủy lợi ở khu vực thung lũng màu mỡ đã tạo ra nhiều nông sản dư thừa, giúp nuôi dưỡng một lượng dân số đông hơn, tạo điều kiện phát triển xã hội và văn hóa. Với việc có nhiều nguồn lực dư thừa, nhà nước đã tập trung vào việc khai thác khoáng sản ở các thung lũng và các khu vực sa mạc xung quanh, cũng như việc sớm phát triển một hệ thống chữ viết độc lập, tổ chức xây dựng tập thể và các dự án nông nghiệp, thương mại với khu vực xung quanh, và xây dựng một đội quân nhằm mục đích đánh bại kẻ thù nước ngoài và khẳng định sự thống trị của Ai Cập. Thúc đẩy và tổ chức những hoạt động này là một bộ máy quan lại gồm các ký lục ưu tú, những nhà lãnh đạo tôn giáo, và các quan lại dưới sự kiểm soát của một pharaon, người đảm bảo sự hợp tác và đoàn kết của toàn thể người dân Ai Cập dưới một hệ thống tín điều tôn giáo tinh vi.[4][5]

Những thành tựu của người Ai Cập cổ đại bao gồm khai thác đá, khảo sát và kỹ thuật xây dựng hỗ trợ cho việc xây dựng các công trình kim tự tháp, đền thờ, và cột tháp tưởng niệm; một hệ thống toán học, một hệ thống thực hành y học hiệu quả, hệ thống thủy lợi và kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, những tàu thủy đầu tiên được biết đến trên thế giới,[6] công nghệ gốm sứ và thủy tinh của Ai Cập, những thể loại văn học mới, và các hiệp ước hòa bình được biết đến sớm nhất, được ký kết với người Hittite.[7] Ai Cập đã để lại một di sản lâu dài. Nghệ thuật và kiến ​​trúc của nó đã được sao chép rộng rãi, và các cổ vật của nó còn được đưa tới khắp mọi nơi trên thế giới. Những tàn tích hùng vĩ của nó đã truyền cảm hứng cho trí tưởng tượng của du khách và nhà văn trong nhiều thế kỷ. Sự quan tâm mới hình thành dành cho những cổ vật và các cuộc khai quật trong thời kỳ cận đại ở châu Âu và Ai Cập dẫn đến việc khai sinh ra ngành Ai Cập học để nghiên cứu nền văn minh Ai Cập và một sự đánh giá đúng đắn hơn đối với di sản,văn hóa của nó.

Chúc bn học tốt;Chấm điểm cho mk nha

Anonymous
Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn – Sông Tigrơ và sông Ơphơrát – bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 sông đó – ở hạ và trung lưu – thường được gọi là Mêdôpôtami (Mésopotamie) “miền đất giữa hai con sông” (hay Lưỡng Hà). Phía bắc và phía đông bình nguyên Mêdôpôtami có dãy núi biên giới Ácmênia và cao nguyên Iran cằn cỗi, phía tây giáp thảo nguyên Xiri và sa mạc Arabi, phía nam là vịnh Pécxích. Vùng này có khí hậu lục địa, ngày rất nóng, đêm rất lạnh, ít mưa. Giống như Sông Nin ở Ai Cập, hai sông Tigrơ và Ơphơrát có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Lưỡng Hà. Hàng năm, vào mùa xuân, băng tuyết ở vùng núi rừng Ácmêni tan ra, lũ đổ về xuôi, làm mực nước hai con sông ấy dâng cao, gây nên những trận lũ lụt khủng khiếp ở lưu vực Lưỡng Hà. Nước rút đi, còn lại lớp phù sa màu mỡ, dày đặc thích hợp cho việc gieo trồng lúa mạch lúa mì. Tigrơ và Ơphơrát còn tạo ra những con đường thương mại cầu nối giữa vùng Hắc Hải – vịnh Ba Tư và giữa Địa Trung Hải với phương Đông, tạo nên hành lang giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia Đông – Tây. Khí hậu Lưỡng Hà nóng và khô. Lượng mưa hàng năm không đáng kể; do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên những vùng đất đã được nước sông tưới tiêu tự nhiên hay bằng sức lao động của con người. Từ xa xưa, cư dân Lưỡng Hà đã chăm lo tới công tác thủy lợi, đào kênh máng để tưới tiêu cho đồng ruộng. Lưỡng Hà hầu như không có kim loại và mỏ đá quý, đó chính là khó khăn và thua thiệt đáng kể của Lưỡng Hà so với các nước khác. Bù lại, Lưỡng Hà lại có khá nhiều đất sét tốt, nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau này. Thiên nhiên đã ưu đãi Lưỡng Hà, cây chà là rất quý hiếm, quả để ăn, vỏ để đan lát và hạt có thể dùng để đốt thay than. Những điều kiện tự nhiên đó đã có ảnh hưởng khá rõ trong hoạt động kinh tế cũng như đời sống chính trị, xã hội của cư dân cổ ở khu vực này, tạo nên những sắc thái riêng của vùng Lưỡng Hà. Lưỡng Hà không có một biên giới thiên nhiên hiểm trở che chắn, địa hình khá bằng phẳng, đất đai phì nhiêu, cỏ cây tốt tươi nằm giữa vùng sa mạc Siri nóng bỏng và cao nguyên Iran cằn cỗi. Do vậy các tộc người sống xung quanh khu vực Lưỡng Hà đều nhòm ngó thèm khát vùng đất phì nhiêu ấy. Lịch sử Lưỡng Hà đầy rẫy những biến động xã hội, những cuộc chiến tranh giữa các tộc định cư và du mục, kết quả là các cộng đồng người trước sau đã đồng hóa với nhau và cùng giúp sức xây dựng nên nền văn hóa lâu đời, độc đáo của khu vực này. Người Sumer được coi là cư dân xưa nhất. Họ là những người đầu tiên xây dựng nền văn minh tối cổ của lưu vực Lưỡng Hà. Khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người Sumer đã thiên đi từ miền rừng núi Trung Á xuống định cư dần ở miền Nam Lưỡng Hà, lấy nông nghiệp tưới tiêu làm hoạt động kinh tế chủ yếu và thiết lập nên nhiều quốc gia như Ua, Êriđu, Lagas, Kis, Suruphe, Urúc. Từ thiên niên kỉ III TCN, các bộ lạc du mục người Xêmit, bao gồm người Akkad, Phênixi, Hêbơrơ, Atxiri, Canđê… đã tới định cư trên một dải rộng từ Xiri đến sa mạc Aráp. Trong số đó, người Akkad đã định cư ở vùng trung lưu Lưỡng Hà, khoảng năm 3500 TCN chuyển từ đời sống du mục sang lối sống định cư dựa trên kinh tế nông nghiệp tưới tiêu. Cuộc xung đột để giành quyền bá chủ khu vực Lưỡng Hà cũng đã xảy ra giữa người Sumer và người Akkad trong suốt mấy trăm năm. Kết quả là cuối thiên niên kỉ III TCN, người Sumer và người Akkad đã đồng hóa với nhau. Tiếp sau đó, có rất nhiều bộ lạc thuộc nhiều ngữ hệ khác nhau ở các khu vực lân cận, cũng đã tràn tới cư trú ở khu vực Lưỡng Hà tạo nên sự đồng hóa hỗn hợp của các cộng đồng người với những ngữ hệ khác nhau, điều đó càng làm cho thành phần cư dân ở Lưỡng Hà phức tạp thêm. Những di chỉ khảo cổ học tối cổ ở khu vực Lưỡng Hà chưa được phát hiện đầy đủ. Nhờ những cố gắng của các nhà khảo cổ, người ta đã tìm thấy những di chỉ cư trú xưa nhất của cư dân Lưỡng Hà ở đầu thiên niên kỉ IV TCN – thời kì quá độ từ đá mới sang đồng – tiêu biểu nhất là di chỉ Êlơôbâyđơ cách thành phố Êriđu hiện nay 181 km về phía đông bắc. Cư dân sống định cư, biết nghề nông và chăn nuôi, nhưng săn bắn đánh cá vẫn có vai trò quan trọng. Họ biết dệt, chế tạo đồ gốm. Công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá nhưng những chế phẩm bằng đồng cũng đã xuất hiện. Nhà cửa chủ yếu bằng đất, nhỏ và lợp bằng lau sậy. Di chỉ Urúc – nằm trên bờ Ơphơrát – thuộc giữa thiên niên kỉ IV TCN. Cư dân đã biết trồng đại mạch, chăn nuôi bò, cừu, dê, lợn, nhà cửa được xây dựng bằng gạch thô, tại di chỉ này các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra chữ tượng hình đầu tiên của người Sumer. Di chỉ trên đồi Đơgienđét Naxơrê thuộc cuối thiên niên kỉ IV đầu III TCN. Công cụ bằng đồng đã khá phổ biến. Người ta đã phát hiện ra dấu vết của nhiều xe vận chuyển cả bánh do gia súc kéo và xe trượt ở những vùng lầy lội, nghề nông phát triển và kĩ nghệ gốm đã thành đạt.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư