Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nhận về màn truyền kì của Chuyện người con gái Nam Xương

3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.726
2
1
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
21/02/2018 14:50:03

Chiến tranh giữa các phe phái phong kiến liên miên thế kỉ XVI đã đẩy bao số phận, bao con người, bao gia đình vào cảnh éo le, đau thương, tan nát. Thấu hiểu tận lòng nỗi khổ ấy, Nguyễn Dữ đã viết về họ, đặc biệt là người phụ nữ với tấm lòng yêu thương, và sự cảm thông sâu sắc. Đọc Người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lúc ta bắt gặp những gửi gắm đầy nhân văn ấy của nhà văn.

Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ đã làm xúc động bao thế hệ bạn đọc bởi những phẩm chất cao quý nhưng cuộc đời lại đầy oan khổ của một người con gái.

Vũ Nương là nhân vật trung tâm của câu truyện, nàng nổi bật với những nét phẩm chất tiêu biểu là đảm đang, tháo vát, chung thuỷ và khát khao hạnh phúc gia đình. Nhưng cái xã hội nam quyền đã đẩy cuộc đời nàng đến cảnh trái ngang, oan khuất đầy bất hạnh.

Mặc dù sống dưới xã hội phong kiến nhưng Vũ Nương luôn biết hi sinh cái của riêng mình để đạt cái lớn lao đó là một gia đình êm ấm hoà thuận. Sau khi tiễn chồng đi bằng những lời mặn nồng tha thiết, Vũ Nương ở nhà sinh con và nuôi con một mình, nàng cũng hết mình chăm sóc, phụng dưỡng mẹ chồng, thuộc thang lễ bái và chôn cất mẹ chồng chu đáo như đứa con đẻ không suy bì phân tính thiệt hơn.

Mặc dù Trương Sinh là người khô khan, lạnh lùng, ít học lại hay đa nghi, nhưng Vũ Nương luôn biết giữ gìn, ăn nói có chừng mực, khuôn phép. Cho dù năm tháng xa cách, nàng vẫn luôn giữ mình, giá sạch tiết trong. Bởi thế, khi bị Trương Sinh nghi ngờ nàng chỉ một mực kêu oan, cuối cùng nàng đã đến bến Hoàng Giang tự vẫn, ngửa mặt lên trời mà thề thốt cho lòng mình. Không thể tự minh oan cho mình nàng đã nhờ dòng sông minh oan giúp.

Khi đã trở về với thế giới bên kia, Nguyễn Dữ với mong muốn hoàn thiện thêm tính cách của Vũ Nương và những nét đẹp sâu thẳm trong tâm hồn nàng phải được người đời khẳng định trước sau như một. Đó là người phụ nữ thuỷ chung, khát khao hạnh phúc. Nàng nghe lời cha mẹ lấy Trương Sinh để tìm thú vui “nghi gia, nghi thất”, nhưng nay “bình rơi trâm gãy”, tuyết bông hoa rụng cuống. Tuy thế nàng vẫn luôn thao thức trăn trở nhớ về quê hương, nhớ chồng, thương con da diết. Do đó khi Trương Sinh lập đàn tế lễ nàng đã trở về. Điều đó đã khẳng định Vũ Nương là con người nhân hậu, giàu tình yêu thương.

Cũng giống như số phận của bao người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến, Vũ Nương đã phải chịu ràng buộc bởi những lễ giáo khắt khe, ngặt nghèo. Nàng đi lấy chồng là do sự sắp đặt của gia đình. Trương Sinh vì giàu có mà lấy được Vũ Nương. Nhưng chàng Trương vốn ít học lại hay ghen và đa nghi, do đó những mầm mống bất hoà đã ủ sẵn trong gia đình Trương Sinh đó là sự nghi kị, ngờ vực.

Những tưởng, sự trở về của Trương Sinh sẽ mang lại hạnh phúc cho Vũ Nương và gia đình. Nhưng không, đây lại là lúc “đất bằng nổi sóng”, từ sự nghe lời con trẻ, cộng tính ích kỉ, ghen tuông, bệnh hoạn của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chân tường cuộc sống. Nàng đã phải nhờ đến sự trợ giúp của dòng sông để minh oan cho lòng mình. Cuộc đời của nàng đã nhiều lần gắng gượng và vượt lên số phận nhưng không thoát khỏi kiếp trầm luân của chế độ nam quyền độc đoán chà đạp và ức hiếp con người.

Sự ra đi của Vũ Nương để lại trong lòng người đọc bao niềm cảm thương đau đớn ngậm ngùi. Nhưng có lẽ đây là cách giải quyết tốt nhất của tác giả giải thoát cho số phận đê cho nàng sổng dưới thuỷ cung mới có thể tìm được hạnh phúc chính đáng và chốn nương thân che chở cho những kiếp đời bất hạnh.

Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã mạnh dạn đưa ra những lời tố cáo và phê phán xã hội đanh thép không chỉ bằng yếu tố hiện thực mà còn bằng cả yếu tô truyền kì.

Trước và sau Vũ Nương ta bắt gặp Thị Kính, Thuý Kiều họ đều là nạn nhân của lễ giáo phong kiến. Dù bị oan khuất, bị vùi dập, thậm chí phải trả giá cho nỗi oan của mình bằng mạng sông nhưng ở họ nét đẹp về phẩm chất luôn ngời sáng đáng để cho người đương thòi và mãi mãi về sau khâm phục, nâng niu, trân trọng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Câu chuyện về người con gái Nam Xương đã nêu lên được số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những luật lệ không công bằng, trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ phải vào con đường cùng dẫn đến cái chết oan uổng, bất công.
Trong tác phẩm Truyền kì mạn lục có thể nói nổi bật nhất là Chuyện người con gái Nam Xương. Câu chuyện không chỉ có giá trị hiện thực mà qua đó còn nói lên số phận người phụ nữ lúc bấy giờ và mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp hơn của con người.
Câu chuyện này đã dựa theo một cốt truyện có sẵn trong dân gian. Thế nhưng khi đưa vào tác phẩm, Nguyễn Dữ đã cho thêm rất nhiều chi tiết. Tuy nhiên, nội dung của câu chuyện vẫn không hề thay đổi. Câu chuyện kể về số phận của người phụ nữ có phẩm hạnh tốt đẹp nhưng lại không được hưởng hạnh phúc. Vũ Nương tuy có tư dung tốt đẹp, thuỳ mị, nết na, xinh đẹp nhưng lại có chồng là Trương Sinh vốn tính hay ghen. Chính vì vậy mà nàng luôn giữ gìn khuôn phép, hết mực với chồng. Khi chồng đi lính, con còn nhỏ, nàng hay chỉ cái bóng mình trên tường vào ban đêm bảo đó là cha nó. Cũng chính vì cái bóng ấy mà Trương Sinh đã nghi nàng có tình riêng, là đồ hư hỏng nên chửi mắng, đuổi nàng đi mà không cho nàng thanh minh. Do vậy, Vũ Nương không hề biết vì sao chồng lại nghi oan mà giải nỗi nghi ngờ. Quá thất vọng và đau khổ, nàng đã gieo mình xuống sông Hoàng Giang để rửa sạch oan tình, minh chứng cho tấm lòng trinh bạch của mình. Mãi sau này, Trương Sinh mới hiểu được nỗi oan của vợ, nhưng lúc đó nàng đã ở dưới thuỷ cung, không về được nữa.
Chuyện người con gái Nam Xương đã nêu lên được hiện thực của xã hội lúc bấy giờ một cách chân thực, ở đầu câu chuyện, ta thấy Trương Sinh đã dùng một trăm lạng vàng để cưới Vũ Nương về. Điều này cho thấy đây là một cuộc hôn nhân không có tình yêu và không hề có quyền lựa chọn của người con gái lúc bấy giờ. Tuy luôn biết giữ gìn, hiếu hạnh nhưng nàng lại bị chính chồng nghi oan rồi đánh chửi, đuổi đi. Xã hội lúc đó thật bất công, người con trai lại có quyền đánh đập, hành hạ vợ mình không thèm nghe lời thanh minh. Không chỉ thế, câu chuvện còn có ý nghĩa tố cáo chiến tranh. Vì chiến tranh mà gia đình li tán, mẹ xa con, nhớ con mà chết, vợ xa chồng khiến hàng ngày nàng phải chỉ chính cái bóng của mình mà nói với con đó là cha. Không chỉ thế, chiến tranh còn làm cho cuộc sống người dân thêm khổ cực, phải chạy loạn mà chết đuối như Phan Lang. Chính vì thế, chiến tranh cũng phần nào là nguyên nhân khiến cho gia đình Vũ Nương bị li tán dẫn đến cái chết của nàng sau này. Cũng qua câu chuyện, ta thêm hiểu được số phận người phụ nữ lúc bấy giờ, họ phải sống phụ thuộc vào người đàn ông, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Chính vì vậy, tuy bị chồng nghi oan nhưng tứi lúc chết vẫn mang theo trong mình nỗi lo lắng vì chưa làm tròn trách nhiệm của người vợ. Trong đoạn cuối bài, khi gặp Phan Lang ở dưới thuỷ cung, Vũ Nương đã khóc khi nghe Phan kể rằng nhà của nàng bây giờ đã trở nên xơ xác. Trong tâm hồn nàng vẫn mang nặng trọng trách của một người vợ, một người mẹ. Điều này cho ta thấy phẩm hạnh vô cùng đáng quý của người phụ nữ lúc bấy giờ mà đại diện là nhân vật Vũ Nương. Trong câu chuyện, tác giả còn nói lên ước mơ của người dân lúc bấy giờ. Họ luôn mong muốn về một thế giới mới hạnh phúc hơn, tốt đẹp hơn và con người luôn sống chan hoà với nhau. Vì thế mà sau khi Vũ Nương gieo mình xuống sông, nàng đã được các nàng tiên cứu giúp rồi sau dó cũng trở thành tiên. Người đàn dã cho một người tốt như Vũ Nương có thể gặp một cuộc sống tốt đẹp hơn khi ở một thế giới khác. Việc tác giả đưa yếu tố kì ảo vào trong tác phẩm cũng nhằm thể hiện được ước mơ của người dân trong thời đại lúc bấy giờ.
Câu chuyện về người con gái Nam Xương đã nêu lên được số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến với những luật lệ không công bằng, trọng nam khinh nữ đã đẩy người phụ nữ phải vào con đường cùng dẫn đến cái chết oan uổng, bất công. Câu chuyện đã tố cáo chế độ phong kiến hà khắc, chiến tranh phi nghĩa và đã nói lên mong ước của người dân lúc bấy giờ. Đồng thời qua câu chuyện này, nó cũng khiến cho ta phải suy nghĩ thêm về số phận của những người phụ nữ xưa cũng như cuộc đời họ sẽ trôi tới đâu?
1
0
Quỳnh Anh Đỗ
22/02/2018 12:53:46
Chuyện người con gái Nam Xương nói lên sự xót thương đối với những người phụ nữ tài sắc, đức hạnh mà chết oan trong bi kịch gia đình, khi nỗi oan tình được giải tỏa thì cũng chẳng bao giờ trở lại nhân gian được nữa.
1. Vũ Nương là một người con gái “tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Nàng vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Khi đã trở thành vợ Trương Sinh, “nàng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa".
Thời loạn lạc chiến tranh, ước mơ của nàng rất bình dị. Tiễn chồng ra trận, nàng chẳng màng “đeo ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ" mà chỉ mong chồng trở về “mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi".
Năm tháng trôi qua, Vũ Nương nhớ thương chồng không kể xiết: “mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được". Đó là tâm trạng người chinh phụ: “Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong!" (Chinh phụ ngâm)
Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, hiếu thảo. Một mình nuôi dạy con thơ, phụng dưỡng mẹ già. Mẹ chồng già yếu, buồn nhớ con đi lính mãi chưa về, sinh ốm đau thì nàng “hết sức thuốc thang" và “lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình".
2. Bi kịch gia đình
Giặc tan, Trương Sinh trở về, niềm vui sum họp gia đình, hạnh phúc vợ chồng, đáng lẽ mỉm cười với Vũ Nương. Nhưng nỗi bất hạnh đã giáng xuống đầu nàng. Chồng hay ghen, chỉ vì chuyện chiếc bóng, chỉ vì chuyện có người đàn ông "đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”, mà nàng bị chồng nghi là “vợ hư” rồi chửi mắng, đánh đập đuổi đi. Nàng phân trần nhưng chồng cũng không tin. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua gì. Trước bi kịch "hình rơi trâm gẫy, sen rũ trong an, liễu tàn trước gió", Vũ Nương chỉ còn một cách nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử.
Lời nguyền của nàng với trời và thần sông đã làm cho người đời xót xa đối với một người con gái “bạc mệnh duyên phận hẩm hiu". Vũ Nương không phải “làm mồi cho cá tôm", “làm cơm cho diều quạ", không bị mọi người phỉ nhổ mà nàng đã được các nàng tiên trong cung nước thương tình vô tội, rẽ một đường nước cho nàng thoát chết. Và cũng chẳng bao lâu sau đó, Trương Sinh biết vỢ mình chết oan chỉ vì chuyện “chiếc bóng": “Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!''.
3. Tình tiết Vũ Nương gặp Phan Lang trong bữa tiệc của Linh Phi dưới cung nước, chuyện Vũ Nương khóc khi nghe Phan Lang nhắc lại quê hương, chuyện Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng về và dặn chồng lập đàn tràng trên bến Hoàng Giang, chuyện Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đứng đầy sông, lúc ẩn lúc hiện là những tình tiết hoang đường nhưng đã tô đậm nỗi đau của người phụ nữ ngày xưa “bạc mệnh duyên phận hẩm hiu...”, và có giá trị tố cáo lễ giáo phong kiến và xã hội phong kiến thối nát, vô nhân đạo. Câu nói của ma Vũ Nương giữa dòng sông vọng vào: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” làm cho giá trị nhân đạo càng thêm sâu"sắc. Nỗi oan tình của Vũ Nương đã được minh oan và giải tỏa, nhưng âm dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng bao giờ được quyền làm vợ, làm mẹ nữa. Bé Đản mãi mãi là đứa con mồ côi!
Tóm lại, Vũ Nương là một người phụ nữ bạc mệnh, đau khổ trong xã hội phong kiến thời loạn lạc. Tuy mang yếu tố hoang đường, thần kỳ nhưng Chuyện người con gái Nam Xương có giá trị nhân đạo sâu sắc. Câu văn cổ biền ngẫu, lối kể nhẹ nhàng cảm động, đầy ám ảnh. Cái tâm của Nguyễn Dữ với lòng đau xót, cảm thông như trải rộng và thấm sâu vào câu chuyện thương tâm này.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×