Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hội nhập quốc tế là quá trình các nhà nước có đủ tư cách quốc gia, vùng lãnh thổ được quốc tế công nhận tiến hành các mối quan hệ với các quốc gia, tổ chức quốc tế khác để hướng đến chia sẻ nhằm mục tiêu chung đạt được lợi ích cho nước mình và các nước, tổ chức quốc tế khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh... trên cơ sở tuân thủ các khuôn khổ chế định chung.
Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập quốc tế ngày càng được coi trọng và diễn ra trên nhiều mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội với nhiều tính chất, phạm vi và hình thức sâu rộng. Hiện nay có một số hình thái hội nhập quốc tế cơ bản sau:
- Hội nhập kinh tế quốc tế: là việc các nước trên thế giới bắt đầu tham gia hội nhập quốc tế từ hội nhập kinh tế quốc tế, vì lĩnh vực kinh tế và lợi ích kinh tế là động lực cho sự phát triển. Hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay của thế giới được thể hiện bằng việc mở cửa nền kinh tế và hướng đến việc tự do hóa cơ chế phát triển kinh tế với quốc tế bằng nhiều hình thức như đơn phương, đa phương, khu vực, liên khu vực, tiểu khu vực, toàn cầu... và tùy theo năng lực kinh tế, cơ chế quản lý kinh tế, tiềm lực kinh tế, sự ổn định chính trị... của mình để chấp nhận tham gia theo các mô hình liên kết quốc tế. Hiện tại, nền kinh tế thế giới có 5 mô hình cơ bản thể hiện cấp độ hội nhập kinh tế quốc tế bao gồm:
Thứ nhất, là liên minh kinh tế - tiền tệ, hiện tại có Liên minh Châu Âu (EU), được thể hiện bằng việc có thị trường chung, chính sách kinh tế chung, tiền tệ chung. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất là thị trường chung có sự hòa đồng của các yếu tố khác.
Thứ hai, là thị trường duy nhất, được thiết lập theo hướng bỏ thuế quan và hàng rào thuế quan thương mại trong thị trường duy nhất mà các quốc gia tham gia, đồng thời với việc ban hành chính sách thuế quan chung tạo nền sản xuất chung. Ví dụ như Khối thị trường chung châu Âu trước đây.
Thứ ba, là liên minh thuế quan (CU). Các quốc gia phải cắt giảm thuế quan và bỏ thuế quan, cùng việc tuân thủ các chế định về chính sách thuế quan chung trong liên minh và chính sách thuế quan chung của liên minh với các quốc gia khác ngoài liên minh.
Thứ tư, là khu vực mậu dịch tự do (FTA), các quốc gia tiến hành cắt giảm và loại bỏ các hàng rào thuế quan có định lượng trong khu vực. Đối với thuế quan của các nước trong khu vực với thị trường của các quốc gia ngoài khu vực vẫn giữ theo chính sách thuế quan của mình, ví
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |