LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giới thiệu tác giả Nam Cao bằng đoạn văn 5 - 7 câu

Giới thiệu tác giả Nam Cao bằng đoạn văn 5-7 câu
4 trả lời
Hỏi chi tiết
909
2
1
Tt Tôi
17/10/2021 10:28:18
+5đ tặng

Nam Cao (1915 - 1951) là nhà văn Việt Nam, người đại diện tiêu biểu của trào lưu văn học hiện thực phê phán trong thời kì phát triển cuối cùng (1940 - 1945), là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.

Tên khai sinh của ông là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân), tỉnh Hà Nam. Ông được coi là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng 8, với những truyện ngắn, truyện dài chân thực viết về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sau Cách mạng, Nam Cao chân thành, tận tụy sáng tác phục vụ kháng chiến. Ông đã hy sinh trên đường vào công tác vùng sau lưng địch, để lại một tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ.

Quan niệm nghệ thuật của Nam Cao là: “Nghệ thuật vị nhân sinh” (tức là nghệ thuật phải viết về con người và hướng đến những điều tốt đẹp của con người); ông phê phán quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Nhà văn đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam trên quá trình hiện đại hóa ở nửa đầu thế kỉ XX. Ông luôn suy nghĩ về vấn đề và rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình.

Về phong cách nghệ thuật, Nam Cao đề cao con người tư tưởng, đặc biệt chú ý tới hoạt động bên trong của con người, coi đó là nguyên nhân của những hoạt động bên ngoài - đây là phong cách rất độc đáo của Nam Cao. Ông quan tâm tới đời sống tinh thần của con người, luôn hứng thú khám phá “con người trong con người”. Tâm lí nhân vật trở thành trung tâm của sự chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao. Ông thường viết về những cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh. Từ cái sự tầm thường quen thuộc trong đời sống hàng ngày của “Những truyện không muốn viết”, tác phẩm của Nam Cao làm nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và nghệ thuật. Giọng điệu riêng, thường có sắc thái buồn thương, chua chát. Ông có phong cách nghệ thuật triết lý trữ tình sắc lạnh.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
off
17/10/2021 10:28:37
+4đ tặng
Nam Cao (1915-1951) là trí thức tiểu tư sản nghèo, sống gắn bó với con người nghèo khổ và hiểu họ một cách sâu sắc.
Nam Cao là một nhà văn lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945 ở nước ta. Sau cách mạng, ông là người tham gia kháng chiến một cách tích cực, nhanh chóng hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân tộc. Ông hy sinh trong một trận bị phục kích trên đường công tác giữa lúc tài năng đang chín rộ và đầy hứa hẹn.
2
1
Chuot
17/10/2021 10:28:42
+3đ tặng
Nam Cao (1915-1951) là trí thức tiểu tư sản nghèo, sống gắn bó với con người nghèo khổ và hiểu họ một cách sâu sắc.
Nam Cao là một nhà văn lớn của trào lưu văn học hiện thực phê phán 1930-1945 ở nước ta. Sau cách mạng, ông là người tham gia kháng chiến một cách tích cực, nhanh chóng hòa mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp thần thánh của dân tộc. Ông hy sinh trong một trận bị phục kích trên đường công tác giữa lúc tài năng đang chín rộ và đầy hứa hẹn.
2
0
Nguyễn Hiền
17/10/2021 10:28:50
+2đ tặng
Nhà văn Nam Cao (1915 – 1951) là một trong số những nhà văn lớn nhất của nền văn xuôi Việt Nam . Sáng tác của ông đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách lại càng ngời sáng. Thời gian càng lùi xa, những tác phẩm của ông càng bộc lộ ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo cao cả và vẻ đẹp nghệ thuật điêu luyện, độc đáo. Đối với Nam Cao, cái quan trong hơn cả trong nhiệm vụ phản ánh chân thật cuộc sống là cái chân thật của tư tưởng, của nội tâm nhân vật. Xét tới cùng, cái quan trọng nhất trong tác phẩm không phải là bản thân sự kiện, biến cố tự thân mà là con người trước sự kiện, biến cố. Vì vậy, trong sáng tác của Nam
Cao, hứng thú của những chi tiết tâm lý thường thay thế cho hứng thú của chính bản thân các sự kiện,biến cố. Như vậy, nguyên tắc các sự kiện, biến cố, tình tiết chỉ giữ vai trò “khiêu khích” các nhân vật, để
cho nhân vật bộc lộ những nét tâm lý, tính cách của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư