Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Truyện Kiều của Nguyễn Du có giá trị nhân đạo sâu sắc. Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
B. Cuộc đời êm ả, bình lặng, suôn sẻ sau này
C. Cuộc đời gặp nhiều tai họa, sóng gió
D. Cả 3 đáp án trên
II.
Tự luận
đa ngue"
Câu 1: (3đ) . Truyện Kiều của Nguyễn Du có giá trị nhân đạo sâu sắc. Hãy làm sáng tỏ
nhận xét trên?
|Câu 2. (4d) Nêu cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong “ Truyện Kiều" của
Nguyễn Du?
-HÉT-
Phạm Lê gia hân93 đang trình bày
1 trả lời
Hỏi chi tiết
643
1
0
Chou
17/10/2021 10:41:46
+5đ tặng

2.
THAM KHẢO NHA
Trong dòng văn học cổ Việt Nam, Truyện Kiều của Nguyễn Du là tác phẩm văn học kiệt xuất. Tác phẩm không chỉ nổi tiếng vì cốt truyện hay, hấp dẫn, lời văn trau chuốt, giá trị tố cáo đanh thép, giá trị nhân đạo cao cả mà còn vì các nhân vật trong truyện được ngòi bút sắc sảo của Nguyễn Du miêu tả vô cùng đẹp đẻ, sinh động. Đặc biệt là các nhân vật mà tác giả tâm đắc nhất như Thúy Vân, Thúy Kiều.

Ngay phần đầu của Truyện Kiều Nguyễn Du đã khắc họa bức chân dung xinh đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân:

Đầu lòng hai ả tố nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Mai cốt cách tuyết tinh thần

Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười

Nói đến Mai là nói đến sự mảnh dẻ, thanh tao, nói đến tuyết là nói đến sự trong trắng, tinh sạch. Cả mai và tuyết đều rất đẹp. Tác giả đã ví vẻ đẹp thanh tao, trong trắng của hai chị em như là mai là tuyết và đều đạt đến độ hoàn mĩ "Mười phân vẹn mười".

Thúy Kiều là một cô gái tài sắc vẹn toàn, nhưng phải chịu một số phận bất hạnh. Câu thơ miêu tả Thúy Vân: "Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da" còn đối với Thúy Kiều:" Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" đây là một nghễ thuật độc đáo của Nguyễn Du khi nói về hai chị em Thúy Vân và Thúy Kiều vì nó không những miêu tả sắc đẹp mà còn dự báo trước về cuộc đời. Ở Thúy Vân tác giả dùng từ" thua, nhường" thể hiện một cuộc sống êm đềm, hạnh phúc, còn ở Thúy Kiều thì các từ "ghen, hờn" nói lên cuộc sống của Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, trắc trở. Một người có tài, sắc, vừa sắc sảo về trí tuệ vừa mặn mà về tâm hồn lại phải chịu một cuộc đời đầy sóng gió, hai lần bị bán vào lầu xanh, hai lần trầm mình xuống sông tự vẫn, rồi hai lần nương nhờ cửa Phật. Kiều là người biết báo ân, báo oán, khi có cơ hội Kiều đã tìm Hoạn Thư để trả thù nhưng cuối cùng nàng cũng tha cho Hoạn Thư thể hiện Kiều có lòng vị tha. Kiều là nhân vật đại diện cho những phụ nữ có tài, bạc mệnh bị bóng đêm chà đạp lên nhân phẩm con người, bị rẻ rúm dưới xã hội phong kiến bất công.

 

Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp Thuý kiều không dài, chỉ vài câu thôi, vậy mà ta như thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ "tuyệt thế gia nhân". Mắt nàng thăm thẳm như làn nước mùa thu, lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân; dung nhan đằm thắm đến hoa cũng phải ghen, dáng người tươi xinh mơn mởn đến mức liễu cũng phải hờn. Khi đọc đến đoạn này ta không chỉ rung động, thán phục mà có một cảm giác xốn xang khó tả bởi nàng Kiều Xinh đẹp quá. Thủ pháp ước lệ,nhân hoá là biện pháp tu từ phổ biến trong văn học cổ được tác giả sử dụng xuất sắc, kết hợp với việc dùng điển cố “nghiêng nước nghiêng thành", tác giả đã làm cho ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận, mà như thấy tận mắt nàng Kiều. Nàng quả là có một vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" Ta có thể nói là “có một không hai" làm mê đắm lòng người. Đọc hết những câu trên, ta mới hiểu được dụng ý của Nguyễn Du Khi miêu tả vẻ đẹp “đoan trang phúc hậu" của Thuý Vân trước vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà" của Thuý Kiều. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đòn bẩy, dùng vẻ đẹp của Thúy Vân để làm để làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều, quyến rũ của Thuý Kiều rất có hiệu quả.

 

Sắc đã vậy còn tài của nàng Kiều thì sao? Ta sẽ không cảm nhận được hết toàn bộ vẻ đẹp hình thể củng như vẻ đẹp tâm hồn cua Thuý Kiều nếu như ta không biết đến tài của nàng, mặc dù Nguyễn Du đã nói "Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai". Về sắc thì chắc chắn chỉ có mình nàng là đẹp như vậy, về tài hoạ chăng có người thứ hai mới sánh kịp:

Thông minh vốn sẵn tính trời

Pha mùi thi hoạ đủ mùi ca ngâm

Cung thương làu bậc ngũ âm

Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương

Khúc nhà tay lựa nên chương

Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân"

Nàng có cả tài thơ, tài hoạ, tài đàn, tài nào cũng xuất sắc, cũng thành “nghề" cả. Riêng tài đàn nàng đã sáng tác một bản nhạc mang tiêu đề "Bạc mệnh" rất cuốn hút lòng người.

Kiều có tâm hồn trong sáng và trái tim đa sầu, đa cảm. Khi đi du xuân cùng em, gặp mộ Đạm Tiên, người phụ nữ xấu số không quen biết, Kiều đã tỏ lòng thương cảm, Kiều luôn luôn hiểu và cảm nhận được nỗi đau khổ của người khác và tìm cách giải quyết. Kiều còn là người con hiếu thảo. Khi gia đình mắc oan Kiều đã hi sinh bản thân mình, hi sinh hạnh phúc của cá nhân mình để cứu cha, cứu em và chữ hiếu của Kiều đặt cao hơn tất cả và được thể hiện bằng hành động. Trong suốt quãng đời lưu lạc, lúc nào Kiều cũng sống trong băn khoăn day dứt vì không làm tròn trách nhiệm của người con đối với cha mẹ. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều cũng không nguôi nhớ về cha mẹ. Kiều có một trái tim chung thuỷ, ý thức vị tha. Tác giả đã ca ngợi tình yêu Kim – Kiều hồn nhiên, trong sáng và táo bạo, Kiều đã chủ động đến với Kim Trọng. Thái độ chủ động ấy ta ít gặp trong xã hội phong kiến, Kiều đã chống lại quan điểm của xã hội phong kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Tình yêu rất đẹp bởi bắt nguồn từ hai trái tim, rất chung thuỷ nhưng cũng rất biết hi sinh. Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều luôn nghĩ tới Kim Trọng, băn khoăn day dứt vì mình không mang đến hạnh phúc cho người mình yêu, mối tình Kim – Kiều chính là biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc của con người.

 

Như đã nói Truyện Kiều thu hút người đọc phần lớn là nhờ nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du. Quả vậy nghệ thuật tả người của Nguyễn Du có thể gọi là bạc thầy trong nền văn học cổ Việt Nam. Tả hình dáng bên ngoài của nhân vật ông luôn làm toát lên cái tính cách, tâm hồn bên trong của nhân vật đó.

Từ một cô gái trinh trắng, Kiều đã rơi vào lầu xanh, đây là nỗi khổ, nỗi nhục lớn nhất mà Kiều phải chịu đựng, phải chịu cảnh "Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm" Khi là vợ Thúc Sinh, Kiều đã phải đàn hát thâu đêm để cho Thúc Sinh và Hoạn Thư uống rượu, thưởng đàn. Bị bán vào lầu xanh lần thứ hai, Kiều gặp Từ Hải. Từ Hải đã mang đến cho Kiều cuộc sống hạnh phúc và đưa Kiều lên vị trí xứng đáng nhưng rồi Kiều đã nhẹ dạ cả tin, khuyên Từ Hải ra hàng và khiến Từ Hải thua trận phải chết đứng. Khi chồng vừa chết, Thuý Kiều phải đánh đàn hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho tên thổ quan và phải trẫm mình xuống sông Tiền Đường tự vẫn. Thuý Kiều là điển hình cho số phận bi thảm của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Kiều là đứa con hiếu thảo: Khi gia đình mắc oan Kiều đã hi sinh bản thân mình, hi sinh hạnh phúc của cá nhân mình để cứu cha, cứu em và chữ hiếu của Kiều đặt cao hơn tất cả và được thể hiện bằng hành động. Trong suốt quãng đời lưu lạc, lúc nào Kiều cũng sống trong băn khoăn day dứt vì không làm tròn trách nhiệm của người con đối với cha mẹ. Khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều cũng không nguôi nhớ về cha mẹ. Kiều có một trái tim chung thuỷ, ý thức vị tha. Tác giả đã ca ngợi tình yêu Kim – Kiều hồn nhiên, trong sáng và táo bạo, Kiều đã chủ động đến với Kim Trọng. Thái độ chủ động ấy ta ít gặp trong xã hội phong kiến, Kiều đã chống lại quan điểm của xã hội phong kiến "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Tình yêu rất đẹp bởi bắt nguồn từ hai trái tim, rất chung thuỷ nhưng cũng rất biết hi sinh. Trong mười lăm năm lưu lạc, Kiều luôn nghĩ tới Kim Trọng, băn khoăn day dứt vì mình không mang đến hạnh phúc cho người mình yêu, mối tình Kim – Kiều chính là biểu tượng cho khát vọng hạnh phúc của con người.

 

Khát vọng về hạnh phúc, về quyền sống đã đưa Kiều trở thành đại diện cho con người bị áp bức vùng lên làm chủ số phận của mình trong tư thế chiến tháng, tư thế chính nghĩa:

“Nàng rằng: Lồng lộng trời cao

Hại nhân nhân hại sự nào tại ta”.

Ở đây, Thuý Kiều đã gặp gở bao nhiêu người phụ nữ bị áp bức khác vùng lên đòi quyền sống, đòi lẽ công bằng, trừng trị kẻ ác. “Cái thế giằng co giữa sự sống và sự chết ở trong Tấm Cám, Thạch Sanh, trong nhiều truyện nôm khuyết danh khác cũng như trong truyện Kiều, về căn bản nào có khác gì nhau, chỉ khác… Một bên nhiều khi con người mượn yếu tố thần linh phụ trợ, một bên đã vươn tới tư tưởng trị nhân dân và con người quyết định theo công lí của mình”- (Cao Huy Đỉnh)

Qua nhân vật Thuý Kiều ta thấy Nguyễn Du là nhà nhân đạo chủ nghĩa rất mực yêu thương rất mực đề cao con người, đề cao những khát vọng chân chính của con người – đặc biệt là thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy bất công, tàn bạo và lễ giá



 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k