* Củng cố chính quyền dân tộc
Với lòng tự hào dân tộc, các vua thời Lê sơ đã không ngừng củng cố, phát triển quốc gia dân tộc thống nhất. Lê Thánh Tông nói: “Quyết không để một tấc đất, một thước sông của Thái Tổ lọt vào tay kẻ khác”. Các vua Lê đã thi hành một chính sách hòa hoãn nhưng kiên quyết với nhà Minh trong vấn đề biên giới, phát triển lãnh thổ về phía tây và phía nam. Năm 1471, Lê Thánh Tông cất quân đánh Cham pa, chiếm thành Đồ Bàn (Bình Định), lấy vùng đất mới lập thành thừa tuyên Quảng Nam. Các nước trong khu vực (như Xiêm La, Miến Điện) đều đến triều cống.
Để nắm chắc và khống chế các tù trưởng thiểu số, triều đình nhà Lê đã áp dụng những biện pháp kết hợp trấn áp với phủ dụ (như trường hợp đối với Đèo Cát Hãn, tù trưởng Thái ở Lai Châu). Nhà vua cũng cho điều tra và lập sổ hộ tịch, khảo sát địa hình, lập bản đồ hành chính quốc gia (bản đồ Hồng Đức năm 1469), đề cao, tôn vinh truyền thống dân tộc và các danh nhân lịch sử – văn hoá. Ở thế kỷ XV, Đại Việt đã trở thành một quốc gia có uy thế trong khu vực Đông Nam Á.
Tình hình kinh tế xã hội
Nhà nước quân chủ tập trung thời Lê sơ là một nhà nước mạnh và ổn định. Trong sự phục hồi và phát triển kinh tế, Nhà nước đó đã đề cao vai trò chỉ đạo và sự can thiệp của mình vào đời sống kinh tế – xã hội, duy trì sự cân bằng giữa những yếu tố nhà nước và dân gian, công hữu và tư hữu. Thời Lê sơ, nền kinh tế tiểu nông – sản xuất nhỏ làng xã đã được duy trì và khuyến khích, với sự can thiệp và bảo hộ của một Nhà nước thu tô, trọng nông. Nhà nước đó cũng có thái độ dè dặt, không khuyến khích nền kinh tế công thương nghiệp hàng hóa phát triển, nắm độc quyền gian thương với nước ngoài.
* Nông nghiệp
Ruộng đất thời Lê sơ bao gồm ruộng đất Nhà nước, ruộng công làng xã và ruộng tư.
Ruộng Nhà nước thường được gọi là quan điền. Có ruộng quốc khố là những ruộng do Nhà nước trực tiếp quản lý và sản xuất, thu hoạch đưa vào kho công. Lộc điền là loại ruộng của Nhà nước ban cấp cho những quan liêu cao cấp (từ tứ phẩm trở lên), gồm có ruộng ban cấp được phép thừa kế (ruộng thê’ nghiệp) và ruộng ban cấp tạm thời, có thể thu hồi lại sau khi chết (ruộng ân tứ). Diện tích lộc điền có thể thay đổi từ 40 mẫu (quan tứ phẩm) đến trên 2000 mẫu (các thân vương). Người được cấp chỉ được hưởng hoa lợi, tô thuế, có một số hộ người hầu nhưng không có nông nô và nô tì.
Lộc điền thời Lê thay thế thái ấp điền trang thời Lý – Trần, nó không tạo điều kiện cho yếu tố cát cứ phát triển. Một số ruộng thế nghiệp của lộc điền có xu hướng trở thành những ruộng tư, người được cấp trở thành quan liêu – địa chủ.
Đồn điền là loại ruộng do Nhà nước trực tiếp quản lý đứng đầu là các quan chánh, phó đồn điền sứ. Các quân sĩ, tù binh, phạm nhân tội đồ, dân lưu tán được chiêu mộ. Ruộng đất đồn điền phần lớn có nguồn gốc khai hoang hoặc ở các miền biên ải. Năm 1481, Lê Thánh Tông cho lập 43 sở đồn điền. Vùng Bắc Bộ có 30 sở, chung quanh Hà Nội có các sở đồn điền ở Dịch Vọng, Quán La, Thịnh Quang…
Ruộng làng xã gồm có các loại công điền và tư điền. Thời Lê sơ, tuy ruộng tư đã phát triển, nhưng ruộng công vẫn chiếm uu thế, qua việc thực hiện phép quân điền.
Chính sách “quân điền” bắt đầu từ thời Lê Thái Tổ. Sau khi kháng chiến thắng lợi, tình hình ruộng đất xáo trộn, nhà vua đã có ý định chia ruộng công cho nhân dân, qua lời phủ dụ : “chiên sĩ thì nghèo, du sĩ thì giàu, người chiến sĩ phải chiến đấu thì không có tấc đất để ở, kẻ du thực vô ích cho nước thì lại có ruộng đất quá nhiều… Do đó, không có nhười tận tâm với nước mà chỉ lo việc phú quý. Phép quân điền được thực hiện hoàn chỉnh dưới thời Lê Thánh Tông.
Theo đó, ruộng đất công làng xã cứ 6 nam một lần được phân phối lại, dưới sự chỉ đạo của Nhà nước. Quỹ đất theo đơn vị làng xã, có thể điều chỉnh chút ít giữa các xã lân cận. Đối tượng được chia ruộng kể từ các quan tam phẩm (nếu chưa có hoặc có ít lộc điền) được chia 11 phần tới các loại cô nhi, quả phụ được 3 phần. Người cày ruộng phải nộp tô cho Nhà nước (các quan tam, tứ phẩm thì được miễn). Loại công điền quân phân này trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu Nhà nước, do làng xã quản lý và các hộ gia đình sử dụng.
Chính sách quân điền” thời Lê sơ là một bớc trong quá trình phong kiến hóa làng xã, chuyển từ nền kinh tế điền trang quý tộc sang nền kinh tế tiểu nông. Qua đó, Nhà nước đã nắm được làng xã và dân chúng tăng nguồn thu nhập (qua nghĩa vụ tô thuế, lao dịch, binh dịch). mặt khác, phát triển được sản xuất và ổn định được đời sống nhân dân. Đó là một biện pháp tích cực trong chính sách ruộng đất thời Lê sơ, nhưng sau đã dần dần mất tác đụng do nạn chấp chiếm ruộng đất.
Bên cạnh ruộng công, ruộng tư thời Lê sơ cũng đã phát triển, một số là của địa chủ quan liêu và đại bộ phận là của địa chủ bình dân. Ruộng tư không phải nộp tô cho Nhà nước. Nhà nước thừa nhận nhưng không khuyến khích loại ruộng này. Bộ luật nhà Lê, nhất là chương Điền sản đã nói đến các thủ tục làm văn tự khế ước trong vấn đề bán nhượng, tranh chấp kiện tụng hoặc thừa kế về ruộng đất.
Sự phát triển của ruộng tư thời Lê sơ phản ánh xu thế phát triển khách quan về ruộng đất trong lịch sử Việt Nam, xác lập quan hệ sản xuất phong kiến phổ biến địa chủ – tá điền trong xã hội. Tuy nhiên, đây là một quá trình tư hữu hóa không tự nhiên, không được Nhà nước khuyến khích, nên đã dẫn đếnnhững tệ nạn như chiếm công vi tư, chấp chiếm ruộng đất… dần dần đi tới tình trạng khủng hoảng ruộng đất.
Nhà nước Lê sơ là một Nhà nước trọng nông, đã đề ra nhiều biện pháp để khuyến khích và phát triển nông nghiệp.Việc chăm sóc, đào đắp kênh đê rất được chú trọng. đặt ra các chức quan Khuyến nông và Hà đê. Khi khẩn cấp đã huy động cả học sinh Quốc Tử Giám trong việc hộ đê. Ở Nam Định, có nhiều đoạn đê ngăn nước mặn còn mang lên là đê Hồng Đức”, cũng như ở Thanh Hoá, nhiều sông đào, được gọi là sông nhà Lê”. Để bảo đảm sản xuất, các vua Lê đã cho thi hành chính sách “ngụ binh ư nông”, cho quân đội thay phiên về làm ruộng, theo tinh thần tĩnh vi nông. động vi binh”. Luật pháp nghiêm cấm việc giết trâu, bò sống để bảo vệ sức kéo. Khi huy động công việc lao dịch, các quan sở tại phải tránh thời vụ, để không làm kinh động sức dân.
Quan điểm trọng nông là một chính sách truyền thống của các vương triều phong kiến Việt Nam. Nó cũng xuất phát từ nguyên lý trọng bản, ức mạt của Nho giáo. Vì vậy, thời Lê sơ, quan điểm trọng nông bắt đầu đi kèm với quan điểm ức thương.
* Thủ công nghiệp
Nhà nước Lê sơ một mặt dung dưỡng nền sản xuất nhỏ thủ công nghiệp trong các làng xã, mặt khác đẩy manh hoạt động của các quan xưởng thuộc thủ công nghiệp Nhà nước. Ở nông thôn, đã xuất hiện nhiều làng chuyên nghề như Bát Tràng (gốm sứ), Huê Cầu (nhuộm thâm). Ớ kinh thành Thăng Long, Dư địa chí ghi lại một số phường chuyên nghề nổi tiếng như Tàng Kiếm làm kiệu, áo giáp, Yên Thái làm giấy, Nghi Tàm và Thuỵ Chương dệt vải lụa, Hà Tân nung vôi, Hàng Đào nhuộm điều, Tả Nhất làm quạt, Đường Nhân bán áo diệp y.
Các quan xưởng hay Cục bách tác là những xưởng thủ công do Nhà nước trực tiếp quản lý và điều hành sản xuất, phục vụ cho nhu cầu của quan liêu, quân sĩ và dân chúng như các xưởng đúc tiền, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, sản xuất các đồ dùng nghi lễ, phẩm phục.
Trong các quan xưởng, Nhà nước áp dụng chính sách “công tượng”. Các thợ khéo bị trưng lập theo nghĩa vụ lao dịch, được phiên chế thành đội ngũ như binh lính, phải cưỡng bức lao động dưới sự đôn đốc của các giám đương và chủ ty. Đó là một nền sản xuất bao cấp, không tiếp cận với thị trường trao đổi buôn bán.
* Thương nghiệp
Hoạt động thương nghiệp chủ yếu ở thời Lê sơ là nền buôn bán nhỏ thông qua mạng lưới chợ ở nông thôn và thành thị. Nhà Lê đã ban hành lệ lập chợ, khẳng định “trong dân gian hễ có dân là có chợ, để lưu thông hàng hoá”, quy định nguyên tắc họp chợ luân phiên. Ở Thăng Long – Đông Kinh, các thương nhân từ các nơi về, đua nhau mở hàng quán phố xá buôn bán. Lúc đầu, chính quyền địa phương định đuổi họ về nguyên quán, sau theo đề nghị của Quách Đình Bảo đã đồng ý cho họ ở lại sinh nhai, để cho hàng hóa lưu thông và nhà nước cũng có được khoản thu từ thuế (1481).
Thời Lê sơ, Nhà nước bỏ lệ tiêu tiền giấy của nhà Hồ, cho lưu thông tiền đồng. Lê Lợi nói :“Tiền là huyết mạch của dân, không thể không có”. Nhà nước quy định 1 quan là 10 tiền, 1 tiền là 60 đồng, tức 1 quan = 600 đồng.
Riêng việc buôn bán với nước ngoài, Nhà nước đã kiểm soát nghiêm ngặt các cáng khẩu, như Vân Đồn, Vạn Ninh, (Quảng Ninh), Càn Hải, Hội Thống (Nghệ An), cấm dân chúng tự tiện buôn bán trao đổi hàng hóa với các tàu buôn ngoại quốc, thi hành chính sách bế quan toả cảng”.
* Kết cấu xã hội
Xã hội Đại Việt thời Lê sơ là một xã hội tương đối ổn định và phát triển, đồng thời là một xã hội mang tính đẳng cấp đã chín muồi. Có hai đẳng cấp chính: quan liêu và thứ dân (chia thành 4 tầng lớp: sĩ. nông, công, thương). Thời Lê sơ các quan hệ giai cấp (địa chủ phong kiến và nông dân) đã đan chen vào các quan hệ đẳng cấp.
Quan liêu là đẳng cấp cầm quyền, cai trị, đồng thời cũng được coi là tầng lớp ưu tú của xã hội, yêu nuôi và giáo hóa dân chúng. Đội ngũ quan chức thời Lê sơ là những tri thức Nho sĩ được tuyển lựa kỹ lưỡng (chủ yếu qua khoa cử), được rèn luyện và kiểm soát chặt chẽ (bởi nhà vua, các quy chế, bộ Lại và chế độ khảo khóa). Đó cũng là đẳng cấp có nhiều đặc quyền, ưu đãi trong các tiêu chuẩn sinh hoạt (nhà cửa, quần áo, võng lọng), được ban cấp đất ở, ruộng lộc điền, lương bổng.
Đầu thời Lê sơ, các công thần chủ yếu là quan võ (tham gia từ đầu cuộc khởi nghĩa), sau dần dần chuyển sang các quan văn (những người đỗ đại khoa). Với việc mở rộng khoa cử, các Nho sĩ trí thức bình dân đã có điều kiện tham gia chính quyền, tạo nên sự bình đẳng tiến thân, thoáng rộng hơn so với thời Lý – Trần. Tuy nhiên, quan lại lúc này cũng bị kiểm soát ràng buộc nghiêm ngặt bởi các lễ thức, quy phạm Nho giáo, do vậy, đã mang nhiều tính chuyên chế và quan liêu hơn.
Đẳng cấp thứ dân (bách tính) là giai tầng xã hội bì cai trị, bao gồm 4 tầng lớp chính : sĩ, nông, công, thương. Nho sĩ thời Lê sơ là cầu nối giữa bình dân và quan liêu. Nông dân là tầng lớp xã hội đông đảo nhất, đã phân hóa thành nhiều bộ phận: địa chủ bình dân, nông dân tự canh, tá điền. Một số cường hào có thể đã xuất hiện trong làng xã. Địa chủ bình dân cùng với địa chủ quan liêu đã hợp thành giai cấpphong kiến. Thợ thủ công gồm một số công tượng và chủ yếu là thợ thủ công trong làng xã. Do quan điểm “ức thương”, thương nhân là tầng lớp xã hội bị coi rẻ hơn cả, bị gán cho những tính cách “phi nghĩa”, “bất nhân”.
Tình hình tư tưởng văn hóa
Nhìn chung, thời Lê sơ, văn hóa Đại Việt đã chuyển sang sự ưu thắng của văn hóa Đông Á, Nho học- Nho giáo.
Đây là thời kỳ diễn ra một sự phân dòng văn hóa. Dòng văn hóa dân gian làng xã không được nhà nước khuyến khích, đã tách khỏi dòng văn hóa cung đình. Sự phân dòng văn hóa này đã phản ánh sự phân tầng đẳng cấp ngoài xã hội.
Tuy nhiên, trên thực tế, các yếu tố văn hóa khác biệt nhau vẫn cùng tồn tại, chung sống hòa bình, như giữa Nho và Phật, Đạo, giữa văn hóa chính thống và văn hóa dân gian. Mô hình ý thức hệ đã phải nhân nhượng với thực trạng văn hóa.
* Tôn giáo, tư tưởng
Các nhà vua thời Lê sơ đã từ bỏ chính sách khoan dung Tam giáo đồng nguyên của nhà nước thời Lý- Trần để chuyển sang một chính sách văn hóa đơn nguyên quan phương, độc tôn Nho giáo và Nho học. Ở đây, Tống Nho đã được đề cao như một hệ tư tưưởng chính thống nhà nước, làm bệ đỡ tư tưởng cho chế độ quân chủ quan liêu. Khẩu hiệu chiến lược “Sùng Nho trọng Đạo là việc hàng đầu”(Bia Văn Miếu – 1442) đã được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Văn Miếu – Quốc Tử Giám được mở rộng, giáo dục khoa cử Nho học được kiện toàn. Lê Thánh Tông còn cho ban bố trong nhân dân “24 điều giáo huấn” để củng cố những nguyên tắc cơ bản về đạo đức và lễ giáo Nho giáo. Chính ông đã nói: “Tất cả đều do cái mũ của nhà Nho mà ra”. Ngô Sĩ Liên khẳng định “vua tôi, cha con, vợ chồng là 3 cương lớn trong đạo luân lý của người, ngoài ra không có gì lớn hơn”.
Nho giáo thời Lê sơ cũng dần dần chuyển hóa. Thời kỳ đầu, khái niệm “nhân” đã được nhấn mạnh. Nguyễn Trãi nói: “Người làm vua phải để lòng nơi nhân nghĩa, coi nhân nghĩa là chỗ đứng của mình”. Giai đoạn sau, trọng tâm của Nho giáo là được chuyển qua khái niệm “lễ”, mang tính giáo điều bảo thủ. Lê Thánh Tông nhấn mạnh: “Người khác cầm thú là vì có Lễ để làm khuôn phép giữ gìn”.
Đề cao Nho giáo, các vua Lê sơ đã hạn chế, kiểm soát những tôn giáo phi chính thống như Phật và Đạo, lấy cớ là “sợ lòng người lay động, phân tán”. Lê Thái Tổ quy định sư tăng phải trên 50 tuổi, phải qua kỳ thi khảo hạnh, nếu trượt phải hoàn tục. Triều đình Lê sơ đã cấm quý tộc quan lại xây chùa mới, hạn chế việc đi lại của sư tăng, đạo sĩ (Điều 301 Luật Hồng Đức), cấm quan liêu trong triều kết giao với tăng, đạo. Trong Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, Lê Thánh Tông đã phê phán giới thiền tăng.
Nói những thiên đường cùng địa ngục
Pháp sao chẳng độ được mình ta?
Ngô Sĩ Liên mạnh mẽ đả kích : “Người nào đã học Nho giáo mà lại học thêm Phật giáo và Đạo giáo… thì có ích gì cho thế đạo, cho nước nhà. Lấy những người ấy đỗ mà làm gì?.
Không được Nhà nước khuyến khích nhưng Phật, Đạo thời Lê sơ vẫn tồn tại trong xã hội, được mọi giới thừa nhận nhất là quần chúng nhân dân. Lê Sát cho xây chùa Thanh Đàm, Chiêu Độ rộng 90 gian. Chùa Báo Thiên ở kinh thành vẫn được mở rộng, rước tượng Phật từ chùa Pháp Vân về để cầu đảo Nho sĩ Lương Thế Vinh đã soạn sách Phật (Thiền môn khoa giáo), soạn bia chùa Diên Hựu. Bản thân nhà vua sùng Nho Lê Thánh Tông vẫn đi thăm viếng nhiều chùa chiền, cho dựng lầu “Vọng Tiên” và thừa nhận: “Giáo lý Phật Lão hết thảy đều mê đời lừa dân, che lấp nhân nghĩa, cái hại của nó không kể xiết mà lòng người vẫn rất ham rất tin. Đạo của Thánh hiền [Nho giáo]… đều thiên dụng trong cuộc sống thường ngày, mà lòng ham thích của người ta lại chẳng bằng Phật, Lão“. Các đền thờ thần linh, các danh nhân lịch sử văn hóa và các hội lễ vẫn được xây dựng, tổ chức ở khắp nơi. Chính sách “độc tôn Nho học” của nhà nước Lê sơ, trên thực tế, đã không được thi hành một cách có hiệu quả.
* Giáo dục, khoa cử
Giáo dục, khoa cử thời Lê sơ phát triển, trước hết do đường lối “sùng Nho”, của các nhà vua thời kỳ này, đồng thời cũng là để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng về đào tạo nhân tài, quan liêu cho chế độ. Lê Thái Tông khẳng định: “Muốn có được nhân tài, trước hết phải chọn lựa kẻ sĩ, mà kén chọn kẻ sĩ, phải lấy thi cử làm đầu…”.
Các vua thời Lê sơ đều đã cho sửa sang tu bổ Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Đợt trùng tu mở rộng lớn nhất là vào năm 1483, đời Lê Thánh Tông. Nhà vua đã cho dựng ở Văn Miếu các công trình Đại Thành môn, nhà Giải vũ Đông Tây, điện Canh Phục, kho Tế khí, nhà bia Tiến sĩ (năm 1484, cho dựng 10 bia, kể từ khoa 1442). Đối với Quốc Tử Giám, cho dựng nhà Minh Luân, giảng đường Đông Tây, kho Bí thư, nhà nghỉ cho giám sinh. Về tổ chức, Nhà nước đặt các chức Tế tửu và Tư nghiệp Quốc Tử Giám (như Tế tửu Lý Tử Tấn và Tư nghiệp Ngô Sĩ Liên). Hệ thống giảng dạy có giáo thụ, trực giảng, trợ giáo và bác sĩ.
Quốc Tử Giám đời Lê sơ đã mở rộng đối tượng tuyển sinh và học tập, nhiều con em học giỏi xuất thân từ các gia đình bình dân cũng được tham gia học tập. Giám sinh (xá sinh) thời Lê được chia làm 3 loại (thượng, trung, hạ) được cấp học bổng và học phẩm.
Ở các địa phương, hệ thống trường học có đến cấp phủ huyện, các lớp học có đến cấp xã.
Khoa cử cũng rất phát triển dưới thời Lê sơ. Ngay từ năm 1426, khi cuộc kháng chiến chưa thành công, Lê Lợi đã cho tổ chức khoa thi ở trạm Bồ Đề, bên kia sông Hồng. Sau khi lên ngôi, ông cũng đã cho tổ chức các kỳ thi Minh kinh và Hoành từ. Năm 1438, định phép thi hương ở các đạo. Năm 1442 (Nhâm Tuất, Đại Bảo năm thứ 3 đời Lê Thái Tông), tổ chức thi Hội, lấy 33 tiến sĩ (trong đó 3 người đỗ đầu là Nguyễn Trực, Nguyễn Như Đổ, Lương Như Hộc). Ngô Sĩ Liên cũng đỗ khoa này. Đến thời Lê Thánh Tông, khoa cử đạt tới đỉnh cao. Trong 39 năm, đã tổ chức 12 khoa thi Hội lấy 501 tiến sĩ (toàn thời Lê sơ, có 29 khoa thi quốc gia, lấy 988 tiến sĩ).
Thời Lê sơ, quy chế thi cử cũng được kiện toàn. Có 2 cấp thi: thi địa phương (thi Hương) và thi quốc gia (thi Hội, thi Đình). Học vị thi Hương là Hương cống, học vị thi Hội và thi Đình là Tiên sĩ với 3 cấp: Tiến sĩ cập đệ (Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa), Tiến sĩ xuất thân và đồng Tiến sĩ xuất thân. Các bài thi cũng được ấn định. Mỗi khoa thi gồm có 4 trường, lần lượt là: Kinh nghĩa, chiếu chế biểu, thơ phú, văn sách.
Nhà nước Lê sơ đã thi hành chính sách trọng sĩ, trong các lễ xướng danh, ban mũ áo, thiết yến tiệc, vinh quy. Mọi tiến sĩ đều được khắc tên vào bia đá đặt ở Văn Miếu.
Nền giáo dục, khoa cử thời Lê sơ mang tính thế tục. phổ cập và bình đẳng, nó đã trí thức hóa tầng lớp quan liêu. Phan Huy Chú nhận xét: “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời Hồng Đức. Cách lấy đỗ rộngrãi, cách chọn người công bằng, đời sau càng không thể theo kịp”. Tuy nhiên dần đần, nền giáo dục đó đã trở nên chật hẹp, bị hệ tư tưởng hóa quá mức, quan liêu hóa tầng lớp trí thức, như bia Văn Miếu nhận xét: “cái thực chưa xứng với cái danh”.