NGỌC BÁI
Sinh ngày 1-5-1943 tại Yên Bái. Quê Vũ Yên, Thanh Ba, Phú Thọ. Nhập ngũ thời kì kháng chiến chống Mĩ, phụ trách văn hoá văn nghệ thuộc Phòng Chính trị Quân khu II. Tốt nghiệp Đại học Văn hoá, theo học Trường Viết văn Nguyễn Du ( khoá II ). Nay là Chủ tịch Hội Văn nghệ, Giám đốc Sở Văn hoá - Thông tin Yên Bái.
Đã xuất bản : Trầm tĩnh cánh rừng ( 1990 ); Thấp thoáng bóng mình ( 1991 ); Thời áo lính ( 1993 ); Thạch thảo miền rừng ( 1994 ); Những con đường đất đã qua ( 1996 ) ...
- PHẠM TIẾN DUẬT
Sinh ngày 14-1-1941. Quê quán : Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhập ngũ, công tác tại Ban tuyên huấn binh đoàn 559. Sống và viết trong chiến tranh chống Mĩ trên đường mòn Hồ Chí Minh. Nhiều năm là biên tập viên thơ báo Văn nghệ. Hiện công tác tại Hội Nhà Văn Việt Nam.
Đã xuất bản : Vầng trăng vầng lửa ( 1970 ); Thơ một chặng đường ( 1971 ); Ở hai đầu núi ( 1981 ); Nhóm lửa ( 1996 ) ...
- NGUYỄN THÁI VẬN
( 1941-1991 )
Sinh ngày 2-7-1941. Quê quán : Xuân Lũng, Lâm Thao, Phú Thọ. Mất ngày 14-11-1991.
Tốt nghiệp khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội. Dạy học ở Cao Bằng rồi về Hà Nội, công tác tại Bộ Giáo dục, phóng viên báo Người giáo viên nhân dân ( nay là báo Giáo dục và thời đại ), chuyên viên rồi Phó trưởng ban biên tập sách văn học tại Nhà xuất bản Lao động.
Đã xuất bản : Cánh đồng của mẹ ( 1977 ); Lặng im tôi yêu ( 1984 ); Thức dậy một loài hoa ( 1986 ); Tuyển thơ Nguyễn Thái Vận ( 1992 ).
- NGUYỄN TRỌNG TẤN
Sinh ngày 5 tháng 6 năm 1949 ở một làng quê nghèo, thôn Phù Phong, Cao Xá, Lâm Thao, Phú Thọ.
Nguyễn Trọng Tân, cho in tác phẩm đầu tay vào cuối những năm 1970; truyện ngắn "Đốm lửa sau cánh rừng". Nhưng phải mười năm sau anh mới thực sự gắn bó đời mình với nghiệp văn. Trong khoảng hơn chục năm anh đã cho ra mắt bạn đọc một loạt truyện ngắn, đăng tải trên các tờ báo lớn: Văn nghệ, Văn nghệ quân đội, Người Hà Nội... và xuất bản 9 tác phẩm: gồm 3 tiểu thuyết, 6 tập truyện và ký: Ngọn lửa Yên Ninh (1982); Chuyện buồn thời con gái (1988); Quyền lực xám (1989); Thương nhau (1989), Trang gia phả viết bằng vôi (1991); Một thời để nhớ (1992); Đò chiều (1996); Những mẩu chuyện Thụy Điển (1998); Mườí năm... (2000). Với tư cách một nhà báo, Nguyễn Trọng Tân còn đặc biệt nặng nợ với thể loại điều tra và nó cũng đưa anh trở thành một trong số những cây bút phóng sự được nhiều người biết tới với các bút danh: Trọng Tân, Nguyễn Lê My, Nam Liên, Phù Việt Trang...