Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể chuyện đạo đức Bác Hồ

12 trả lời
Hỏi chi tiết
1.099
0
0
....^_^....
23/02/2018 18:39:59
1. Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi Hội nghị Vécxây
Tháng 6 năm 1919, nghe tin các đoàn đại biểu mười mấy nước Đồng minh chiến thắng họp ở Vécxây cách thủ đô Pari 14 km, Nguyễn Tất Thành bàn với nhà yêu nước Phan Châu Trinh và luật sư, tiến sĩ Phan Văn Trường viết bản ''Yêu sách của nhân dân An Nam'' gửi Hội nghị Vécxây.
Nhà yêu nước họ Phan trịnh trọng nói:
- Bảy điều yêu sách mà anh Thành nêu ra, theo tôi thật là xác đáng và đúng như bọn mình thường trao đổi với nhau. Chú Trường xem có nên thêm điều gì không?
- Tôi thấy thế là tốt... Thử xem còn vấn đề gì về quyền của nhân dân ta cần đòi...- Văn Trường nói và gõ nhẹ vào trán mình theo thói quen của ông khi cần suy tính một điều gì.
- Thưa hai bác - Tất Thành lên tiếng - Hôm trước cháu phác thảo ra 7 điều yêu sách đưa hai bác xem, nhưng đêm hôm qua cháu mới nảy thêm một ý. Cháu thấy rằng ở Đông Dương, bọn quan lại chỉ dựa vào các sắc lệnh của tên toàn quyền để cai trị dân ta mà không hề có luật. Cháu muốn đưa thêm một điều yêu sách nữa: “Thay thế chế độ sắc lệnh bằng chế độ luật pháp”.
- Đúng! Đúng. Luật sư họ Phan sôi nổi hưởng ứng. Muốn cho dân ta có tự do thì phải đòi họ cai trị theo luật pháp!
Tôi cũng tán đồng! Phan Châu Trinh nói như kết luận buổi gặp mặt. Bây giờ ta làm thế nào để chuyển bản Yêu sách tới Hội nghị Vécxây đây?
Tất Thành:
- Thưa bác, cháu nghĩ rằng phải nhờ bác Phan Văn Trường viết ngay ra bằng tiếng Pháp thì mới kịp.
Hai ngày sau, Nguyễn Tất Thành đã ngồi bên luật sư Phan Văn Trường, trước bản ''Yêu sách của nhân dân An Nam'' vừa thảo xong bằng tiếng Pháp.
- Chúng ta sẽ đứng tên dưới bản yêu sách này như thế nào đây? Bác đứng tên nhé. Nguyễn Tất Thành nêu ý kiến.
- Không! Phan Văn Trường đáp - bản Yêu sách này tuy là tôi chấp bút viết ra bằng tiếng Pháp. Nhưng tôi phải viết chỉ vì anh chưa thông thạo Pháp văn mà thôi, chứ sáng kiến lớn lao này là của anh, và hầu hết ý kiến nêu ra trong bản Yêu sách cũng là của anh.
- Thưa bác, sáng kiến của cháu cũng chỉ là phản ánh nguyện vọng chung của những người yêu nước chứ có phải của riêng cháu đâu. Bác là một nhân vật có danh tiếng, bà con Việt kiều trên đất Pháp đều biết bác là một luật sư yêu nước dám bênh vực công lý, che chở cho bà con. Bác đứng tên cho bản yêu sách này thì giá trị của nó càng cao, ảnh hưởng của nó càng rộng.
- Không! Không thể được! Tôi tuy có chút danh vọng hơn anh ngày nay, nhưng cái tâm, cái chí của anh còn lớn hơn tôi nhiều. Vả lại về nguyên tắc, người trí thức không được phép lấy công người khác làm công của mình: “Cái gì của Xêda thì phải trả lại cho Xêda''.
Đó mới là lẽ phải. Chẳng những tôi không thể đứng tên, mà bác Hy Mã Phan Châu Trinh cũng không nên đứng tên.
Cuộc trao đổi giữa hai nhà yêu nước đi tới kết luận: dùng một cái tên gì tiêu biểu cho nguyện vọng chung của nhân dân, nhưng phải là tên một cá nhân thì tính chất pháp nhân của văn bản mới có giá trị. Cuối cùng anh Nguyễn quyết định tự mình đứng mũi chịu sào với cái tên chung cho tấm lòng của mọi người. Anh ký:
Thay mặt nhóm những người yêu nước An Nam
NGUYỄN ÁI QUỐC
Ngay buổi chiều hôm ấy, sau khi bản Yêu sách được gửi đi, anh Nguyễn rời khỏi nhà số 6 đường Vila đê Gôbơlanh, nơi anh vẫn ở với luật sư Phan Văn Trường. Anh sống bí mật, đề phòng sự truy lùng ráo riết của bọn mật thám Bộ Thuộc địa Pháp.
Vào buổi sáng sớm có người đến bấm chuông căn nhà số 6 phố Đôbinhi. Đây là nhà của Giuyn Cămbông, đại sứ cũ của Pháp ở Đức, hiện là thành viên của đoàn đại biểu Pháp đi dự Hội nghị Vécxây. Giơnơvievơ Tabui, cô cháu gái trẻ của Cămbông ra mở cửa. Sau này cô là một nhà báo nổi tiếng, nhưng lúc bấy giờ cô là thư ký của cậu cô. Người bấm chuông là một thanh niên châu Á, mảnh khảnh, có khuôn mặt cởi mở, dễ mến, đôi mắt to, sáng long lanh. Anh lịch sự chào cô và nói bằng thứ tiếng Pháp không sõi:
- Tôi muốn trao cho ngài đại sứ Cămbông một văn kiện.
Giơnơvievơ mời khách đến sớm vào nhà rồi ra hiệu cho khách ngồi xuống cạnh chiếc bàn dài chạm trổ theo kiểu đế chế. Chiếc bàn này hiện nay vẫn kê trong phòng khách gia đình Tabui. Cô gái hỏi người thanh niên là ai?
- Thưa cô, tôi là Nguyễn Ái Quốc, tôi muốn gặp ngài Cămbông.
Chàng thanh niên lấy ra một cuốn giấy buộc bằng dây mảnh. Anh mở ra và trao cho cô gái.
- Tôi đến đây để trao cho ngài đại sứ “bản trần tình” của nhân dân Đông Dương.
Có thể thấy ngay là những tờ giấy trong cuộn giấy viết bằng một thứ chữ rất đẹp. Tờ đầu tiên là bức thư gửi cho chủ nhà:
''Thưa ngài đại sứ Cămbông, đại điện toàn quyền của nước Pháp tại Hội nghị Vécxây. Tôi là người đại diện cho nhân dân Đông Dương. Chúng tôi là một dân tộc chậm phát triển, chúng tôi đã được biết thế nào là nền văn minh của nước Ngài …''.
Tài liệu mà người thanh niên châu Á mang đến có tên là “Bản Yêu cách của nhân dân An Nam''. Bản Yêu sách viết:
“Trong khi chờ cho nguyên tắc dân tộc sẽ từ lĩnh vực lý tưởng chuyển vào lĩnh vực hiện thực do chỗ quyền tự quyết thiêng liêng của các dân tộc được thừa nhận thật sự, nhân dân nước An Nam trước kia, nay là xứ Đông - Pháp, xin trình với các quý Chính phủ trong Đồng minh nói chung và với Chính phủ Pháp đáng kính nói riêng, những yêu sách khiêm tốn sau đây:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5 Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh cho người bản xứ;
7 Thay thế chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của nguời bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản xứ.
Vài ngày sau, các đoàn đại biểu khác tham gia Hội nghị và nhiều nghị sĩ Pháp cũng nhận được bản yêu sách tương tự như vậy. Kèm theo bản yêu sách có bức thư ngắn:
“Thưa ngài! Nhân dịp chiến thắng của Đồng minh, chúng tôi xin mạn phép gửi để Ngài kèm theo đây bản ghi những yêu sách của nhân dân An Nam. Tin tưởng ở sự độ lượng cao cả của Ngài, chúng tôi mong Ngài ủng hộ bản yêu sách này trước những người có thẩm quyền.
Thay mặt nhóm những người An Nam yêu nước: Nguyễn Ái Quốc”.
Người ta nhiều lần bắt gặp người thanh niên Việt Nam kiên trì này với tập giấy tờ cặp dưới nách tại các hành lang ồn ào, mù mịt khói thuốc của các ban biên tập báo ở Pari, trong các gian phòng chật chội do các công đoàn và đảng Xã hội thuê để tổ chức các cuộc họp và mít tinh.
Lui Ácnu, Trưởng ban Đông Dương của Sở Mật thám Pháp, sau này là Chánh mật thám Pháp ở Đông Dương, nhún vai khi nghe báo cáo về hành động của một người nào đó tên là Nguyễn Ái Quốc và về nội dung một ''tài 1iệu chống Pháp'' đang được người đó phân phát khắp nơi. Do nghề nghiệp đòi hỏi, Ácnu hầu như biết rất rõ mọi người An Nam khả nghi sống ở Pari, được báo cáo tỉ mỉ về bước đi của “những kẻ chủ mưu gây bất an” từ Đông Dương sang. Một trong những người đó là Phan Châu Trinh, mở một hiệu ảnh và thực tế đã ngừng hoạt động chính trị. Vả lại, hành động “khiêu khích'' như vậy vốn không phải là Phan Châu Trinh, vì ông lúc nào cũng có thái độ kính nể nước Pháp. Một người khác là luật sư Phan Văn Trường, cũng sống ở Pari, được coi là nhà mácxít, nhưng chỉ là người dịch sách báo chính trị ra tiếng Việt và không bao giờ tham gia làm những việc như vậy. Chỉ còn một người duy nhất trong số những nhân vật quen biết cũ của Sở Mật thám dám cả gan làm việc này là Phan Bội Châu. Nhưng Ácnu biết chắc chắn Phan Bội Châu đang ở một nơi nào đó tại miền Nam Trung Quốc, hơn nữa, mới đây ông ta có cho đăng một bài báo, lời lẽ rất ôn hoà có lợi cho chủ trương hợp tác Pháp - Việt.
Vào lúc đó, cả Ácnu - kẻ có con mắt cú vọ, nhòm ngó khắp nơi, thậm chí cả những người bạn gần gũi của người yêu nước trẻ tuổi đã cả gan cất lên tiếng nói bảo vệ nhân dân bị áp bức của mình ngay giữa trái tim của bọn đế quốc Pháp cũng không biết được và cũng không thể ngờ rằng, Nguyễn Ái Quốc - tác giả bản Yêu sách, anh Văn Ba - người phụ bếp trên tàu biển, cậu bé ham hiểu biết Nguyễn Tất Thành - người con trai quan Phó bảng duy nhất ở làng Sen, cũng chỉ là một người mà thôi./.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
NGUYỄN THỊ THU HẰNG
23/02/2018 18:44:35
CÂU CHUYỆN VỀ 3 CHIẾC BA LÔ
Trong những ngày sống ở Việt Bắc, một lần Bác đi công tác, có hai đồng chí đi cùng. Vì sợ Bác mệt, nên hai đồng chí định mang hộ ba lô cho Bác, nhưng Bác nói:
- Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân ra mỗi người mang một ít.
Khi mọi thứ đã được phân ra cho vào 3 ba lô rồi, Bác còn hỏi thêm:
- Các chú đã chia đều rồi chứ?
Hai đồng chí trả lời:
- Thưa Bác, rồi ạ.
Ba người lên đường, qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.
- Tại sao ba lô của chú nặng mà Bác lại nhẹ?
Sau đó, Bác mở cả 3 chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:
- Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.
Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào 3 chiếc ba lô.
1
0
Portgas ( Gol ) D. ...
23/02/2018 20:30:02
Đưa cô bạn từ Sài Gòn ra đi Hà Giang một chuyến, tôi dặn trước: Mày chưa đi miền núi phía Bắc bao giờ, nên nhất nhất mọi việc phải theo tao đấy nhé. Cứ để tao đạo diễn từ A đến Z. Cô bạn gật đầu lia lịa. Cái “máu” lãng mạn từ bao nhiêu năm thôi thúc khiến cô bạn cứ phát cuồng lên khi nghe tôi kể về núi đá, về ruộng bậc thang, về cổng trời mây trắng và những con đèo hùng vĩ trườn lưng chừng núi đá rồi mất hút trong mây… Chuyến đi mà hai đứa dày công thiết kế, cuối cùng rồi cũng được khởi hành.
Khỏi nói cô bạn đã háo hức và thỏa mãn thế nào khi tận mắt ngắm nghía núi non trùng điệp và mây trời hùng vĩ của Hà Giang. Những luống tam giác mạch nở hoa tím hồng trong nắng sớm. Những nếp váy Mông xoay tròn theo nhịp gùi đung đưa xuống chợ… Tiếng khèn da diết luồn trong sương núi chập chờn… Dừng chân bên đường, cô bạn làm quen với nhóm phụ nữ bản địa đang gùi hàng xuống chợ, nói cười ríu rít. Cô gái xinh nhất nhóm có chiếc vòng màu bạc đeo trên cổ tay trắng ngần. Chiếc vòng sáng lên lấp lánh, lấp lánh.
- Ôi, chị có chiếc vòng đẹp quá!
Cô gái cười thèn thẹn, nói tiếng Kinh lơ lớ:
- Không đẹp đâu! Vòng bạc thôi, không đẹp! Vòng vàng mới đẹp chứ!
- Đẹp mà!
- Không đẹp đâu! Của chồng mình tự làm cho mình đấy!
Cô bạn tôi háo hức xin được cầm chiếc vòng bạc tận tay. Hoa văn tinh xảo thế này mà tự làm được thì chứng tỏ anh chồng ấy thật khéo tay. Có thể anh ta là thợ chế tác bạc chuyên nghiệp cũng nên.
- Bán cho mình chiếc vòng này nhé!
Xem chừng cô bạn tôi đã quá say mê chiếc vòng tay. Tôi kín đáo huých vai cô ấy, nháy mắt, ra hiệu đừng có mua. Nhưng cô bạn phớt lờ cái quy ước “mọi việc nhất nhất phải theo tao” để xoắn xuýt đòi mua chiếc vòng tay cho bằng được.
- Ô, không! Không được đâu! Mình không bán đâu! Của chồng mình làm cho, mình bán đi chồng mình đánh chết!
Nhân cơ hội đó, tôi kéo vội cô bạn đi:
- Người ta không bán mà! Mình đi thôi!
Nhưng cô bạn còn cố đứng lại, nài nỉ:
- Về bảo chồng làm cho cái khác, nhé! Chồng biết làm vòng bạc thì lại làm cái khác cho vợ đeo. Bán cho mình đi mà!
Cuộc ngã giá, nài nỉ, vận động, thuyết phục kéo khá dài. Cuối cùng cô bạn tôi mua được chiếc vòng đeo tay sáng lấp lánh ấy với giá tiền một triệu đồng. Người mua hỉ hả vô cùng còn người bán có vẻ còn ái ngại, cầm tiền rồi mà vẫn còn lẩm bẩm: Rồi chồng mình đánh mình cho mà xem! Lên xe, cô bạn tôi cứ mê mải với chiếc vòng. Tôi thở dài:
- Thôi cất vào túi đi, đừng đeo trên tay nhé!
Cô bạn ngạc nhiên:
- Sao thế?
Tôi rên rỉ:
- Đã bảo đừng mua mà còn cố mua bằng được! Cứ cất đi rồi lát nữa mày sẽ thấy là tại sao.
Xe dừng lại trên đỉnh Mã Pì Lèng để ngắm dòng Nho Quế như dải lụa xanh biêng biếc dưới chân dãy núi huyền thoại. Lại một tốp sơn nữ đi lấy cỏ voi về ngang qua, thấy khách du lịch bèn dừng chân. Những chiếc vòng đeo tay sáng lên lấp lánh, lấp lánh trên những cổ tay con gái… Những chiếc vòng đeo tay giống hệt chiếc vòng cô bạn tôi vừa năn nỉ để mua với giá một triệu đồng.
- Ôi trời ơi!
Cô bạn tôi chỉ thốt lên được 3 tiếng ấy! Tôi tiến đến gần những sơn nữ đang ríu rít trò chuyện với nhau bằng tiếng địa phương. Tất nhiên các cô biết tiếng Kinh cả.
- Ôi chiếc vòng đẹp quá! – Tôi chỉ vào tay một cô gái đứng cạnh mình. Những cô còn lại giấu tay đeo vòng về phía sau lưng ngay lập tức.
- Không đẹp mà! – Cô gái trả lời.
- Nhưng mình muốn có một chiếc vòng thế này! Bán cho mình nhé!
Cô gái lại lắc đầu:
- Không được đâu! Vòng bạc này chồng mình làm cho mình đấy! Mình không bán!
- Chồng làm cho cũng bán được mà!
- Không được! Bán đi chồng mình đánh đấy!
Năn nỉ và thuyết phục một hồi, tôi cũng mua được chiếc vòng đeo tay với giá 500 ngàn đồng. Nó giống hệt chiếc vòng cô bạn tôi vừa mua lúc trước!
Sau khi trả 50 ngàn chụp ảnh với ruộng hoa tam giác mạch, tôi chỉ cho cô bạn chiếc vòng đeo tay sáng lấp lánh nơi cổ tay của chị chủ ruộng hoa, xui:
- Mày đến hỏi mua đi!
Cô bạn nhăn mặt:
- Thôi!
Tôi cười cười khen chiếc vòng đẹp quá và ngỏ ý muốn mua. Chị chủ ruộng hoa lại lắc đầu:
- Của chồng mình làm cho mình đấy! Mình mà bán, chồng mình đánh mình đấy! Chồng mình làm bằng bạc trắng đấy!
Lại năn nỉ một lát và rồi tôi mua được chiếc vòng đeo tay sáng lấp lánh ấy với giá 350 ngàn đồng. Nhìn vào mắt cô bạn, thấy rõ sự thất vọng ghê gớm. Hình như là mây bớt lãng mạn hơn và núi non bớt hùng vĩ hơn. Những cánh tam giác mạch tím hồng cũng bớt đi phần hấp dẫn. Lên xe, chúng tôi cùng im lặng…
Hôm sau, tại chợ phiên nơi phố cổ Đồng Văn, khi tôi đang mải mê nếm món thắng cố ngựa đặc trưng cao nguyên đá thì cô bạn la lên thảng thốt:
- Ôi trời ơi!
Tôi nhìn theo tay bạn chỉ. Ở dãy hàng xén bày cả mấy rổ nhựa to đùng, chất đầy những chiếc vòng đeo tay “chồng mình làm cho mình đấy”. Giống y chang những cái chúng tôi đã mua. Cũng hoa văn như thế. Cũng sáng lên lấp lánh như thế! Tôi bỏ bát thắng cố, chạy sang hỏi bao nhiêu tiền một cái. Anh chàng bán hàng vui tính mời chào:
- Mua đi, rẻ lắm! Mua về làm quà đi! Hai mươi ngàn một cái, 100 ngàn năm cái. Mua đi!
Nhìn vẻ mặt tội nghiệp của cô bạn, tôi không biết nói gì hơn. Một trăm ngàn năm cái vòng đeo tay, tất nhiên không thể nào là vòng bạc được! Lúc tạm biệt Hà Giang, trong hành trang mang về của chúng tôi có 4 chiếc vòng đeo tay giống hệt nhau. Một chiếc mua 1 triệu đồng. Một chiếc mua 500 ngàn đồng. Một chiếc mua 350 ngàn đồng và một chiếc mua 20 ngàn đồng. Tôi đeo cả vào tay. Bốn chiếc vòng cùng lấp lánh như nhau. Bỗng cô bạn tôi cười phá lên:
- Của chồng mình làm cho mình đấy! Bán đi, chồng mình đánh đấy!
Hai đứa cứ thế cười như dở người. Dẫu sao những chiếc vòng này không có lỗi. Chúng chỉ lặng lẽ sáng lên lấp lánh. Thế mới biết, sau cái vẻ hào nhoáng bên ngoài, còn có nhiều thứ không hề lấp lánh và đẹp đẽ, mà có thể mãi sau chúng ta mới nhận ra.
1
0
Portgas ( Gol ) D. ...
23/02/2018 20:33:43
Vào đầu năm 1954, tiết trời đã sang xuân, nhưng ở Việt Bắc vẫn còn rét. Gió bắc thổi mạnh, mưa phùn lâm râm gây nên cái lạnh buốt, Bác vẫn làm việc rất khuya. Bác khoác chiếc áo bông đã cũ, miệng ngậm điếu thuốc lá thỉnh thoảng lại hồng lên, tiếng máy chữ lách tách, lách tách đều đều...
Trời lạnh, nhưng được đứng gác bên Bác, tôi thấy lòng mình như được sưởi ấm lên. Tôi nhẹ bước chân đi vòng quanh lán. Một lần vừa đi, vừa nghĩ, tôi bị thụt chân xuống một cái hố tránh máy bay. Tôi đang tìm cách để lên khỏi hố, chợt nghe có tiếng bước chân đi về phía mình. Có tiếng hỏi:
- Chú nào ngã đấy?
Chưa kịp nhận ra ai, thì tôi đã thấy hai tay Bác luồn vào hai nách, chòm râu của Bác chạm vào má tôi. Tôi cố trấn tĩnh lại để nói một lời thì giật mình khi thấy Bác không khoác áo bông, Bác đi tất, một chân có guốc, một chân không, nước mắt tôi trào ra. Vừa kéo, Bác vừa hỏi:
- Chú ngã có đau không?
Bác sờ khắp người tôi, nắn chân, nắn tay tôi. Rồi Bác nói:
- Chú ngã thế đau lắm. Chú cứ ngồi xuống đây bóp chân cho đỡ đau. Ngồi xuống! Ngồi xuống!
Tôi bàng hoàng cả người, không tin ở tai mình nữa. Có thật là Bác nói như vậy không! Bác ơi! Bác thương chúng cháu quá!
Tôi trả lời Bác:
- Thưa Bác, cháu không việc gì ạ. Rồi tôi cố gắng bước đi để Bác yên lòng.
Bác cười hiền hậu và căn dặn: "Bất cứ làm việc gì chú cũng phải cẩn thận". Rồi Bác quay vào.
Tôi đứng nhìn theo Bác cho đến lúc lại nghe tiếng máy chữ của Bác kêu lên lách tách, đều đều trên nhà sàn giữa đêm Việt Bắc.
1
0
Portgas ( Gol ) D. ...
23/02/2018 20:35:19
Một hôm có một đồng chí liên lạc đi công văn 10 giờ đêm mới đến. Bác gọi đem ra một bát, một thìa con. Rồi Bác đem bát chè đậu đen,đường phèn, mà anh em phục vụ vừa mang lên, xẻ một nửa cho đồng chí liên lạc.
- Cháu ăn đi !
Thấy đồng chí liên lạc ngần ngại, lại có tiếng đằng hắng từ bên ngoài, Bác giục
- Ăn đi, Bác cùng ăn ...
Cảm ơn Bác, đồng chí liên lạc ra về. Ra khỏi nhà sàn, xuống sân, đồng chí cấp dưỡng bấm vào vai anh lính thông tin:
- Cậu chán quá. Cả ngày Bác có bát chè để bồi dưỡng làm đêm mà cậu ăn mất một nửa .
- Khổ quá, anh ơi! Em có sung sướng gì đâu. Thương Bác, em vừa ăn vừa rớt nước mắt, nhưng không ăn sợ Bác không vui, mà ăn thì biết chắc là các anh mắng mỏ rồi...
1
0
Portgas ( Gol ) D. ...
24/02/2018 09:01:13
Sáng mồng một Tết Đinh Mùi (9-2-1967), Bác Hồ về Tam Sơn gặp mặt đại biểu các dân tộc tỉnh Hà Bắc họp ở chùa Cảm Ứng.
Xe Bác vừa tiến vào đến nơi, Nguyễn Thế Hải học sinh lớp một đang nô đùa cùng bạn, bỗng reo lên:
- Bác Hồ! Bác Hồ!
- Bác Hồ về thăm quê hương nghìn việc tốt.
Cả đám thiếu nhi dừng chơi, xúm lại quây quanh xe Bác.
Đồng chí cần vụ từ trong xe bước ra nhắc nhở các em rồi mở cửa, mời Bác xuống.
Bác tươi cười nhìn các em rồi hỏi:
- Các cháu đang chơi Tết?
- Thưa Bác, vâng ạ!
- Thưa Bác, năm mới, chúng cháu kính chúc Bác mạnh khoẻ, sống lâu!…
Các em đua nhau nói những điều từ lâu mong được thưa với Bác, nhưng hồi hộp quá, nói không được nhiều…
Bác Hồ rất vui. Nghe các em nói xong, Bác bảo:
- Các cháu làm nghìn việc tốt, có nhớ và làm theo những điều Bác dặn không?
- Thưa Bác có ạ! – Nguyễn Thế Hải đứng nghiêm đọc liên hồi 5 điều Bác Hồ dạy như đọc đồng thanh ở lớp.
Tất cả đều cười. Nhưng ai cũng vui vì Hải đã trả lời đúng.
Khi Bác cùng các đồng chí lãnh đạo bước lên chùa. Đội thiếu nhi danh dự đã dâng hoa tặng Bác, Bác nhận bó hoa từ tay Liên đội trưởng Nguyễn Toàn Thắng rồi trao cho đồng chí cần vụ.
Bác hỏi Thắng:
- Cháu học có giỏi không? Có được phần thưởng của Bác không?
- Thưa Bác có ạ. Cháu được nhận phần thưởng của Bác hai lần: Một lần một cuốn sổ một lần hai quả cam.
Cháu đã được phần thưởng của Bác, cháu phải giúp đỡ các bạn học thật giỏi, lao động thật giỏi… để nhiều người cùng được phần thưởng của Bác, thế mới tốt.
- Thưa Bác vâng ạ!
1
0
Portgas ( Gol ) D. ...
24/02/2018 09:01:42
Trước khi thiết kế ngôi nhà sàn gỗ của Bác tại Phủ Chủ tịch (tầng trên có hai phòng, một phòng Bác dùng vào việc, một phòng nghỉ. Còn tầng dưới là nơi Bác họp và tiếp khách). Bác có ý kiến:
- Khách của Bác có nhiều, có lúc Bác phải tiếp đông các cháu, vì vậy chú thiết kế cho Bác một hàng ghế xi măng bao quanh.
Vâng lời Bác, các đồng chí đã thiết kế hàng ghế đó. Mỗi lần các cháu đến, các cháu đều quây quần bên Bác và được Bác chia bánh kẹo.
Một hôm Bác nói với đồng chí giúp việc:
- Chú xem, khách “tí hon” của Bác khá nhiều, để các cháu vui thì phải có cảnh cho các cháu xem, chú gắng kiếm một chiếc bể về để nuôi cá vàng làm cảnh cho các cháu.
Vâng lời Bác, đồng chí giúp việc đi tìm mua một bể nuôi cá đặt tại hành lang của tầng dưới ngôi nhà sàn và thả ba con cá vàng rất đẹp.
Hàng ngày, sau giờ làm việc, Bác thường cho cá vàng ăn. Người để dành những mẩu bánh mì làm thức ăn cho cá. Được Bác chăm sóc, ba con cá vàng ngày một lớn và phát triển.
Mùa đông trời lạnh, Bác nói:
- Cá cũng như người, mùa đông phải giữ nhiệt độ đủ ấm. Chú nên làm một chiếc nắp đậy bể cá để bảo đảm độ ấm cho cá.
Khách đến thăm nhà Bác, nhất là “khách tí hon” rất thích thú đứng ngắm bể cá vàng. Những con cá mầu sắc thật sặc sỡ, tung tăng, lấp lánh, bơi lặn trong bể nước.
1
0
Portgas ( Gol ) D. ...
24/02/2018 09:02:20
Đầu năm 1967, Bác Hồ về thăm tỉnh Thái Bình. Các em thiếu nhi xóm Dân Chủ hát vang bài “Giải phóng miền Nam” đón Bác. Bác hỏi:
- Các cháu có ngoan không?
- Thưa Bác có ạ! Các cháu cùng trả lời.
- Các cháu có vâng lời cha mẹ không?
- Thưa Bác có ạ!
- Các cháu ăn ở có sạch sẽ không?
- Thưa Bác có ạ!
- Chìa tay cho Bác xem nào?
Những bàn tay xinh xắn, chìa ra trước mặt cho Bác xem. Bác gật đầu hài lòng lắm vì thấy cuộc sống của các cháu nhỏ ở nông thôn đã thay đổi dần với cuộc sống của dân làng.
Các em sạch và ngoan thật. Bác Hồ lấy kẹo chia cho các cháu rồi lại tiếp tục đi.
1
0
Portgas ( Gol ) D. ...
24/02/2018 09:02:46
Nhớ lại hồi cách mạng mới thành công, Bác Hồ rất thích thú mỗi khi nghe tiếng trống ếch rộn ràng, nhìn những bước đi cố tỏ ra vẻ oai nghiêm, nhưng vẫn đầy nét trẻ thơ của các em.
Có những lúc từ buồng làm việc trên tầng cao ở Bắc Bộ phủ, Bác phải đứng nhìn qua vai người khác để các cháu không thấy Bác và Bác được tự do ngắm nhìn các cháu. Trong những ngày vui lúc đó, các em thường mặc đồng phục quần xanh, sơ mi trắng, đầu đội mũ calô. Bác đứng nhìn các cháu rất lâu, rất lâu. Người suy nghĩ điều gì?
Buổi tối, khi làm việc, có tiếng hát của cháu bé, Bác ra hiệu dừng lại cùng lắng nghe. Rồi Bác hỏi:
- Chú thử đoán xem, cháu bé này bao nhiêu tuổi?
- Thưa Bác, năm tuổi.
- Theo Bác thì ít hơn.
- Khi hỏi lại các đồng chí bên Đài phát thanh, tôi thấy Bác thường đoán đúng hơn. Có gì khó hiểu đâu, vì Bác đã nghe rất nhiều, nghe rất chăm chú. Và chắc là, vừa nghe Bác vừa tưởng tượng ra cô bé hoặc chú bé tí xíu đó!
Nhưng tôi vẫn chưa hiểu vì sao đang làm việc Bác vẫn để đài? Có lần tôi hỏi có nên tắt đài đi không, Bác nhìn tôi trầm ngâm nói:
- Cứ để đấy chú ạ. Để nghe cho có tiếng người. Chú ở nhà, dù con khóc hoặc vợ nói dỗi, có khi nặng lời, nhưng đều là tình cảm gia đình…
1
0
Portgas ( Gol ) D. ...
24/02/2018 09:03:22
Cũng chính tại ngôi nhà của Bác ở Phủ Chủ tịch có một sự kiện đáng ghi nhớ, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi. Từ ngày 22/6 đến ngày 11/7/1961, Bác đã dành chỗ đó cho các cháu làm phòng triển lãm “Thiếu nhi với 5 điều Bác Hồ dạy”. Trong 20 ngày, có gần 10 vạn thiếu nhi đến xem triển lãm và vui chơi trong dịp hè. Bác Hồ, Bác Tôn đã đến nói chuyện và dự liên hoan với 2.000 thiếu nhi trong buổi bế mạc ngày 11/7/1961.
Đồng chí phục vụ Bác cảm thấy như vẫn còn sôi động khi vào dịp hè năm 1961 các cháu thiếu nhi tổ chức triển lãm “Làm theo 5 điều Bác Hồ dạy” trong nhà khách Phủ Chủ tịch.
Trung tâm triển lãm chính là phòng khách long trọng của ngôi nhà. Nhiều em lần đầu tiên được đến nơi này thích lắm, chỗ nào cũng sờ, sung sướng lăn cả ra nhà, ra bãi cỏ.
Những tiếng hát, tiếng cười nói vang vang, đúng là ngày hội. Có đồng chí sợ tiếng loa làm ảnh hưởng sang các cơ quan xung quanh nên xin Bác bỏ bớt loa đi, nhưng Bác bảo:
- Triển lãm của các cháu phải để loa mới vui.
Bác còn nhắc phải có nhiều kem, si-rô, nước và bánh kẹo để phục vụ các cháu.
Thỉnh thoảng những khi nghỉ, Bác cũng ra xem các cháu vui chơi. Có hôm Bác đi dạo ở phía dưới, thấy một phòng có kê các ghế băng. Bác hỏi các đồng chí ghế đó để làm gì. Đồng chí phục vụ thưa:
- Thưa Bác để dành cho các cháu bị mệt ạ.
Thấy vậy, Bác bảo:
- Sao dành cho các cháu mà lại không có giường?
Ngày hôm sau, các đồng chí phục vụ triển lãm đã liên hệ với Bộ Y tế, và các ghế băng được xếp lại nhường chỗ cho những chiếc giường xinh xắn.
Bác Hồ là như vậy. Khách của Bác, dù là những người nhỏ bé nhất cũng luôn được tôn trọng và quan tâm chu đáo.
1
0
Portgas ( Gol ) D. ...
24/02/2018 09:03:47
Một lần vào đầu mùa Xuân 1963, sau khi thăm cơ sở xong, lên đường về Hà Nội, thấy ngọn đồi có cây cối sum suê, Bác cho nghỉ lại. Lúc này giữa trưa vắng vẻ, mấy Bác cháu giở cơm nắm ra vừa ăn vừa ngắm cảnh.
Vừa ăn xong, ngồi nghỉ được một lát thì nghe có tiếng lội bì bõm và tiếng người nói rì rầm. Mấy đồng chí đi theo Bác chạy ra thì thấy hàng chục thiếu nhi trai có, gái có, cháu cầm cào cỏ cháu xách rổ hái rau, đang hướng về chỗ gốc cây to nơi Bác ngồi nghỉ. Đồng chí bảo vệ báo cáo tình hình với Bác, Bác cười:
- Các chú đi mời các cháu lại đây chơi với Bác, nhưng nhớ đừng làm các cháu sợ.
Các cháu sung sướng chạy ùa đến và quây thành vòng tròn quanh Bác, cháu nào cũng hớn hở vui mừng.
Bác trìu mến nhìn khắp lượt và hỏi vui:
- Các cháu làm gì mà đông thế?
Một bé trai dáng lém lỉnh lễ phép đáp:
- Thưa Bác, một bạn thấy Bác xuống xe liền bảo chúng cháu ra xem Bác ạ!
Bác cười rất vui vẻ:
Muốn xem à? Bác ngồi đây, cháu nào muốn xem thì xem cho kỹ.
Cả Bác, cháu và các chú cùng đi, cười vui vẻ. Bác hỏi tiếp:
- Các cháu đều đi học cả chứ? Ở đây có cháu nào không được đi học không?
- Dạ, chúng cháu đều đi học cả ạ.
Bác cười hiền hậu:
- Thế là tốt. Thế các cháu học có giỏi không? Có ngoan không nào?
Nhiều cháu phấn khởi trả lời Bác.
- Chúng cháu giỏi ạ, có ngoan ạ!
Bác gật đầu hài lòng và bảo các cháu hát. Các cháu đưa mắt nhìn nhau và cùng hát vang bài “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng”.
Thế là giữa thiên nhiên trời đất bao la, một dàn đồng ca gồm các nghệ sĩ tý hon biểu diễn say sưa dưới bàn tay bắt nhịp của Bác Hồ kính yêu.
Hát xong, Bác trìu mến nhìn các cháu và cất giọng hiền từ:
- Bác cảm ơn các cháu đến thăm Bác, hát cho Bác nghe.
Bác mong các cháu học chăm, học giỏi, vâng lời thầy cô và cha mẹ. Bây giờ Bác phải đi tiếp, Bác cháu ta tạm chia tay nhau ở đây.
1
0
Portgas ( Gol ) D. ...
24/02/2018 09:04:20
Tháng chạp năm 1968, các dũng sĩ thiếu niên miền Nam đang học ở khu Tả Ngạn thì có mấy chú đưa xe ô tô đến đón về Hà Nội. Luyện, Thu, Nết, Phổ, Mên, Hòa … chưa hiểu có chuyện gì. Về Thủ đô hôm trước thì ngày hôm sau, có xe đến đón đi, vào đến sân Phủ Chủ tịch mới biết là được vào gặp Bác Hồ.
Vừa bước chân xuống xe, đã thấy Bác Hồ và Bác Tôn ngồi ở một cái ghế dài kê trước cửa nhà. Tất cả chạy ào tới chào hai Bác.
Bác cháu trò chuyện với nhau. Sau đó Bác Hồ bảo:
- Thôi các cháu vào ăn cơm với hai Bác!
Bữa cơm chẳng có thịt cá gì nhiều nhưng rất ấm cúng. Các dũng sĩ thiếu niên được ngồi ăn cùng Bác Hồ và Bác Tôn. Nết, người nhỏ nhất đoàn, cái đầu chỉ lấp ló cạnh bàn, được Bác gắp thức ăn cho luôn.
Vừa ăn, Bác cháu vừa nói chuyện rất vui. Ăn xong, hai Bác cho mỗi cháu một bông hồng, một quả táo, một quả lê và ba quyển sách “Người tốt việc tốt”.
Sau đó Bác Hồ bảo:
- Các cháu lại cả đây hôn hai Bác rồi về.
Các dũng sĩ hôn hai Bác xong, Bác Hồ căn dặn:
- Các cháu về trường cố gắng học tập cho giỏi.
Tất cả đều cảm động. Đoàn Văn Luyện khi đó mới mạnh dạn thưa với Bác:
- Thưa Bác, chúng cháu cứ tưởng hai Bác gọi chúng cháu về có việc cần.
Bác Hồ cười hiền từ và bảo:
- Hai Bác nhớ các cháu cho nên gọi các cháu về để hai Bác gặp hỏi chuyện.
Nghe nói, Luyện và các bạn cảm động muốn trào nước mắt. Hai Bác tuổi đã cao, trăm công nghìn việc, vậy mà vẫn nhớ đến các cháu miềnNam. Luyện nghĩ:
“Mình được ở ngoài Bắc mà hai Bác còn lo và thương biết chừng nào!…”.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất
Trắc nghiệm Tiếng Việt Lớp 5 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư