Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Các nhà thơ, nhà văn đã có nhận định gì về chị dậu

các nhà thơ,nhà văn đã có nhận định gì về chị dậu
1 trả lời
Hỏi chi tiết
147
0
0
Rin paylăk
18/10/2021 19:14:40
+5đ tặng

a. Chị Dậu là một nhân vật đàn bà nông thôn lành mạnh:

– Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại… tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị.

–   Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết:

+ Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.

+ Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng: Từ hạ mình van xin đến đấu lí với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng.

 

– Chị Dậu là “một nhân vật đàn bà nông thôn lành mạnh”. Sự lành mạnh ấy, trước hết thể hiện ở sự đảm đang, tháo vát của chị trong cuộc mưu sinh.

+ Làng Đông Xá lúc bấy giờ chìm trong không khí ngột ngạt, căng thẳng của những ngày sưu thế – “một di tích trung cổ […], một thứ thuế đánh vào đầu người dân chỉ vì cái lí do giản dị là người ấy đã sinh ra làm người” (Qua Ninh, Tô Dân). Bởi nhà nghèo “lên đến bậc nhất, bậc nhì trong hạng cùng đinh”, để nộp được suất sưu cho chồng, chị Dậu phải chạy đôn chạy đáo khắp nơi, bán đi tất cả mọi thứ có thể bán: gánh khoai, đàn chó, và thậm chí là dứt ruột bán đi đứa con gái đầu lòng bảy tuổi.

+ Tưởng rằng cơn bão cơ cực đã qua, ngờ đâu tất cả mới chỉ là cơn giông trước bão, bởi gia đình chị bị buộc phải đóng thêm suất sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái. Vậy ra thứ thuế kia không chỉ đánh vào đầu người sống, mà còn đánh cả vào đầu người chết! Thật là cùng đường! Nỗi oan rành rành ra đó mà chẳng thể nào giải được. Bao lần lên phủ, lên huyện ăn chực, nằm chờ để kêu oan, nhưng có ai nghe đâu mà kêu với réo.

+ Thiếu tiền sưu, chồng chị đang đau ốm vẫn bị bọn nha sai trói ra đình đánh đập dã man, rồi nửa đêm đem trả về cho chị như một cái xác không hồn.

=> Chồng đau ốm, con bé dại, lại một lúc phải nộp hai suất sưu,… Biết làm sao để thoát ra khỏi được cái bế tắc của cuộc đời? Khó khăn chồng chất ập đến, tất cả trông chờ vào sự chèo chống của chị Dậu. Trên thực tế, chị Dậu trở thành chỗ dựa cho cả gia đình.

– Sự “lành mạnh” ở nhân vật chị Dậu còn thể hiện ở chỗ chị là một người phụ nữ yêu chồng, thương con tha thiết.

+ Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ đến chết đi sống lại rồi trả về cho chị như một cái xác không hồn, chị đã chăm sóc chồng chu đáo.

  • Trong cơn nguy kịch, chị Dậu đã lay gọi và tìm mọi cách cứu chữa cho chồng. Hàng xóm kéo đến, người an ủi, người cho vay gạo nấu cháo…
  • Cháo chín, chị múc ra bát, lấy quạt quạt cho nguội để chồng “ăn lấy vài húp” vì anh đã “nhịn suông từ sáng hôm qua tới giờ còn gì”. Chị lo cho chồng đến mức quên cả nỗi vất vả chạy ngược chạy xuôi để lo cho đủ hai đồng bảy tiền nộp sưu.
  • Tất cả tình cảm của chị dồn cả vào hành động giành cho anh “bát cháo lớn” và “rón rén bưng”.
  • Cách nói của chị khi bưng cháo đến cho chồng cũng tràn đầy tình cảm: “Thầy em cố gắng dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột”. Lời người đàn bà nhà quê mời chồng ăn cháo lúc hoạn nạn chứa đựng biết bao tình yêu thương, an ủi, vỗ về.
  • Cái cử chỉ chị bế cái Tửu ngồi xuống cạnh chồng “cố ý chờ xem chồng ăn có ngon miệng không” đã biểu lộ sự săn sóc và yêu thương của người vợ đối với người chồng đang đau ốm, tính mạng đang bị bọn cường hào đe doạ. Tình cảm ấy là hơi thở dịu dàng thức tỉnh sự sống cho anh Dậu. Dường như mỗi cử chỉ, hành động của anh Dậu đều có ánh mắt thấp thỏm, lo lắng của chị Dậu dõi theo.

+ Chính vì yêu thương, lo lắng cho chồng nên khi bọn cai lện sầm sập tiến vào bắt trói anh Dậu, chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng, từ hạ mình van xin đến đấu lí với bọn cai lệ và người nhà lí trưởng, thậm chí dám vùng lên đánh lại bọn chúng. Đó là biểu hiện đẹp đẽ nhất của tình yêu thương chồng trong chị. Chị quả là một người mẹ, người vợ giàu tình yêu thương.

Có thể thấy, chị Dậu mang đầy đủ những phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam truyền thống: hiền lành, thật thà, chăm chỉ làm ăn, đảm đang thương chồng, thương con hết mực,….

 

b. Chị Dậu là một nhân vật đàn bà nông thôn khỏe khoắn:

  • Thiết tha van xin: cho cháu khất, nhà cháu mới tỉnh được một lúc.
  • Đấu lí: chồng tôi đau ốm.
  • Đấu sức: mày trói chồng bà đi.

– Chị Dậu còn là “một nhân vật đàn bà nông thôn khỏe khoắn”. Sự khỏe khoắn ấy thể hiện ở sức sống tiềm tàng của chị trong màn đối mặt với cai lệ và người nhà lí trưởng.

+ Khi bọn tay sai “sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng” thét trói kẻ thiếu sưu, chị Dậu đã nhẫn nhục chịu đựng, cố “thiết tha” van xin bằng giọng run run cầu khẩn: “Hai ông làm phúc nói với ông lí cho cháu khất”. Đây là sự nhịn nhục của kẻ dưới, là cách ứng xử đã thành thói quen, thành nếp của những người nông dân thấp cổ bé họng, thường xuyên bị áp bức trong xã hội cũ. Nhưng tên cai lệ không những không động lòng thương mà lại còn chửi mắng chị thậm tệ, chạy sầm sập đến định trói anh Dậu. Cái hình ảnh cả một bọn nha sai hung hãn, hách dịch, ỷ đông hè nhau xông vào để trấn áp một người phụ nữ nông dân cô lẻ khiến người ta phải thét lên tiếng thét gào cùng cực cho những kiếp người mà thân phận quá rẻ rúng, lại đã trót sống phải thời kỳ mạt vận, khi mà bọn cường hào ác bá cấu kết với nhau và không từ bất cứ thủ đoạn nào để vơ vét làm giàu trên những cái xác khô cằn của đồng loại. Chúng là hiện thân cho một xã hội tàn nhẫn, đày đọa con người. Tính mạng người chồng đang bị đe doạ, chị Dậu “xám mặt” vội vàng đỡ lấy tay hắn nhưng vẫn cố van xin thảm thiết: “Cháu van ông! Nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ônh tha cho”.

+ Biết không thể van xin, chị Dậu chuyển sang đấu lí. Trước sự tàn bạo, bất nhân của cai Lệ, “tức quá không thể chịu được”, chị “liều mạng cự lại”. Từ vị thế của kẻ dưới: “Cháu van ông…,” chị Dậu thoắt nâng mình lên ngang hàng với kẻ xưa nay vẫn đè đầu cười cổ mình: “Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ”. Câu nói cứng rắn mà vẫn có đủ tình, đủ lí, không chỉ viện đến pháp luật mà còn nói tới cái lí đương nhiên, cái đạo lí tối thiểu của con người.

+ Nhưng cái ác thường không biết chùn tay. Tên cai lệ cứ sấn tới đánh chị và nhảy vào định lôi anh Dậu đi. Thói thường con giun xéo mãi cũng quằn. Sự tàn ác của tên cai lệ đã đẩy chị vào tình thế phải “liều mình”. Tức thì, sau tiếng thách thức đầy phẫn nộ của kẻ trên đối với kẻ dưới: “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!” là hành động phản kháng dữ dội: “Rồi chị túm lấy cổ hắn, ấn dúi ra cửa” khiến “hắn ngã chỏng queo trên mặt đất”, “còn tên người nhà lí trưởng kết cục cũng bị chị Dậu túm tóc, lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm”. Màn đấu lực này chính là đỉnh cao của tinh thần phản kháng. Đó là một kết cuộc tất yếu trước mọi sự đè ép, bất công quá mức trong cuộc đời. Và, trong cuộc đấu, phần thắng thuộc về người đàn bà lực điền. Cách xưng hô bà – mày cho thấy chị Dậu đã ở trong một tư thế khác, tư thế của kẻ bề trên. Nhà văn Nguyên Tuân đã có một nhận xét rất thú vị về cảnh này: “Trên cái tối trời, tối đất của cái xã hội ngày xưa, hiện lên một chân dung lạc quan của chị Dậu… bản chất cuả chị Dậu rất khoẻ, cứ thấy lăn xả vào bóng tối mà phá ra…”.

* Nhận xét về hành động phản kháng của chị Dậu:

+ Hành động phản kháng của chị Dậu hoàn toàn mang tính manh động, tự phát và nhất thời. Đó mới chỉ là cái thế tức nước vỡ bờ của một cá nhân mà chưa phải là cái thế của một giai cấp, một dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích áp bức bất công.

+ Tuy nhiên, hành động của chị Dậu không phải diễn ra một cách bất ngờ. Bởi phải chịu nỗi áp bức, bóc lột kéo dài, mầm mống phản kháng này thực chất đã tồn tại từ lâu, ẩn chứa dưới vẻ ngoài cam chịu, nhẫn nhục của chị Dậu, để rồi khi gặp một mồi lửa nó đã bùng lên dữ dội. Nó đúng với quy luật: “Tức nước” ắt “vỡ bờ”, có áp bức, có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng quyết liệt và hành động của chị Dậu đã chứng minh cho chân lí ấy. Nó cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân, đồng thời cũng là một đốm lửa báo hiệu một cuộc bùng nổ rộng lớn có tổ chức, có lãnh đạo của giai cấp nông dân chống lại bọn đế quốc và phong kiến, địa chủ trong tương lai.

+ Và, tuy thái độ chống trả của chị Dậu tuy chỉ là một hành động đấu tranh tự phát đơn độc, chưa có ý thức, chưa có phương hướng nhưng trong văn học công khai đương thời, nhân vật này vẫn là một cái mốc cao nhất, một hình tượng phụ nữ mạnh khỏe và tươi sáng nhất. “Tinh thần giai cấp” là một điểm mới mà Ngô Tất Tố đã thấy được trong vấn đề xây dựng nhân vật phụ nữ, bởi trước đó văn học chỉ đặt vấn đề tự do yêu đương, tự do hôn nhân, nhằm giải phóng người phụ nữ ra khỏi những ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến.

3. Đánh giá:

– Người phụ nữ mang vẻ đẹp truyền thống – hiện đại.

– Khắc họa tính cách nhân vật bằng cách:

+ Đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính.

+ Kể kết hợp miêu tả hành động cử chỉ.

 

– Có thể thấy, nhân vật chị Dậu là sự kết tinh giữa truyền thống và hiện đại. Chị mang vẻ đẹp của người Việt Nam truyền thống – những nét đẹp từng thấy qua trong bóng dáng các nhân vật nữ của các truyện Nôm khuyết danh như Cúc Hoa, Phương Hoa… Còn vẻ đẹp hiện đại của chị toát lên qua việc bất chấp khó khăn để bảo vệ mình, bảo vệ người khác, bảo vệ chân lí. Chính vì phẩm chất mới có tính hiện đại đó mà Nguyễn Tuân cho rằng hình như đã gặp người phụ nữ này trong đám người phá kho thóc Nhật, hoặc đám người biểu tình cướp phủ huyện trong thời kì tiền khởi nghĩa: “Với một cái tiền thân ngay thẳng lành mạnh như vậy, tôi nghĩ rằng chị Dậu thế tất phải có một hậu thân trong các đoàn thể cách mạng; và tôi nhớ như có lần nào, tôi đã gặp chị Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc họp cướp chính quyền huyện kì tổng khởi nghĩa; và nếu không thì, chí ít, tôi cũng đã gặp chị trong những ngày địch o ép, chị đi tải thương hoặc đạy nắp hầm bem cho cán bộ cơ sở”.

– Xây dựng nhân vật chị Dậu, Ngô Tất Tố đã đặt nhân vật vào tình huống đầy kịch tính để khắc họa tính cách, phẩm chất của nhân vật. Đó là những khó khăn chồng chất ập đến thử thách đôi vai nhỏ bé của người đàn bà, là sự lựa chọn giữa nhẫn nhịn chịu đựng hay phản kháng trước cảnh bọn tay sai đòi bắt trói anh Dậu một lần nữa… Bên cạnh đó, tính cánh của nhân vật chị Dậu cũng được bộc lộ qua lời kể kết hợp miêu tả hành động cử chỉ.

– Như vậy, hình tượng chị Dậu xứng đáng là một điển hình xuất sắc về người phụ nữ nông dân trước cách mạng.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Câu hỏi Ngữ văn Lớp 8 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo