Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

18/10/2021 21:15:47

Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ về cảm nhận của anh/chị về con người của Nguyễn Đình Chiểu

Anh/chị hãy viết đoạn văn khoảng 200 từ về cảm nhận của anh/chị về con người của Nguyễn Đình Chiểu.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
822
2
1
Nguyễn Nguyễn
18/10/2021 21:16:14
+5đ tặng
ền văn học trung đại như dãy núi trong đó nổi bật ba ngọn núi: ngọn núi đầu tiên là Nguyễn Trãi ở thế kỉ XV, ngọn núi chính giữa là Nguyễn Du ở thế kỉ XVIII và ngọn núi cuối cùng là Nguyễn Đình Chiểu ở thế kỉ XIX. Nhà thơ Đồ Chiểu từng được mệnh danh là “Thư sinh đánh giặc bằng ngòi bút”, đã cống hiến suốt đời cho đất nước bằng các tác phẩm văn học yêu nước của mình. Vì thế cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã để lại trong lòng người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc.

Trước hết chúng ta tìm hiểu tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu: Ông sinh năm 1822, mất năm 1888, tục gọi là Đồ Chiểu (khi dạy học), tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai (sau khi bị mù); tại quê mẹ là làng Tân Thới, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc phường Cầu Kho, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Năm 1843, ông đỗ Tú tài ở trường thi Gia Định. Năm 1847, ông ra Huế học để chờ thi khoa Kỷ Dậu 1849.Nhưng sau đó, mẹ ông mất, ông trở về chịu tang mẹ, dọc đường vị vả lại thương mẹ khóc nhiều nên ông bị bệnh rồi mù cả đôi mắt. Về quê chịu tang mẹ xong, ông lại bị một gia đình giàu có bội ước. Từ ấy ông vừa dạy học vừa làm thơ. Khi Pháp xâm chiếm Gia Định, ông về ở Ba Tri, tỉnh Bến Tre, tiếp tục dạy học và làm thuốc. Vốn nhiệt tình yêu nước, ông liên hệ mật thiết với các nhóm nghĩa binh của Đốc binh Nguyễn Văn Là, lãnh binh Trương Định. Ông tích cực dùng văn chương kêu gọi lòng yêu nước của sĩ phu và nhân dân.

Sau khi đọc xong tiểu sử, tôi có những cảm nhận rất sâu sắc về cuộc đời của ông. Trước hết, tôi rất khâm phục nhân cách cao cả của nhà thơ. Nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu là một minh chứng sống động về nghị lực và ý chí của con người. Cuộc đời dù nghiệt ngã, đau thương: nước mất nhà tan, bản thân bị mù, bị từ hôn... nhưng sự nghiệp của con người ấy không vì thế mà buông xuôi theo số phận. Vượt qua số phận để đứng vững trước sóng gió của cuộc đời chính là thái độ sống có văn hoá, là nhân cách cao đẹp của Nguyễn Đình Chiểu. Nhìn từ góc độ văn hoá, Nguyễn Đình Chiểu là một con người Việt Nam trọng đạo lí, nặng tình người, tôn trọng, đề cao bản sắc dân tộc, yêu ghét rõ ràng, khen chê dứt khoát. Vì người, ông sẵn sàng hi sinh, xả thân, không màng danh lợi. Vì đời, ông chấp nhận mọi thử thách trước khó nghèo, khổ cực, không hám lợi, không sợ uy vũ, không khuất phục cường quyền. Tóm lại, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nghị lực và nhân cách trong lúc đất nước có ngoại xâm. Mặc dù bị mù đôi mắt, không trực tiếp cầm gươm, cầm súng đánh giặc được, ông đã dùng văn chương như một vũ khí sắc bén để chống kẻ thù, ca ngợi những tấm gương hi sinh vì nghĩa. Dù hoàn cảnh nào ông cũng nêu cao khí tiết của người chí sĩ yêu nước.

Điều tôi ngưỡng mộ nhất là những cống hiến của ông trong lĩnh vực giáo dục. Đồ Chiểu là một nhà giáo, một người thầy trọn đời chăm lo dạy dỗ môn sinh, truyền thụ cho thế hệ tương lai những điều cốt lõi của văn hoá Việt Nam, về đạo lí truyền thống của dân tộc và nhân cách của một kẻ sĩ. Hào khí Đồng Nai, một nét đẹp văn hoá của con người Nam Bộ được nuôi dưỡng và phát huy chính là nhờ sự nghiệp giáo dục của biết bao thế hệ người thầy đầy tâm huyết mà được truyền thụ đến ngày nay, trong đó có nhà thơ -nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu. Chúng ta đều biết Nguyễn Đình Chiểu thuộc thế hệ học trò thứ hai của nhà giáo Võ Trường Toản ở Gia Định, một người thầy nổi tiếng về phương pháp giáo dục tri ngôn, dưỡng khí, tập nghĩa, một nhà trí thức sớm nổi tiếng ở đất Đồng Nai - Gia Định, không màng danh lợi, suốt đời chăm lo đào tạo thế hệ môn sinh có chí, có tài, biết lấy “thảo ngay làm nghĩa cả”.

Một điều nữa cũng làm cho tôi cảm phục, đó là những cống hiến của ông trong lĩnh vực y học. Nguyễn Đình Chiểu còn là một thầy thuốc giỏi, một lương y thông hiểu sâu sắc y lí phương Đông và y lí Việt Nam cả về y thuật và y đức mà y đức của cụ chính là đạo cứu người lồng trong nghĩa vụ cứu dân cứu nước. Tác phẩm lớn cuối đời của Nguyễn Đình Chiểu là cuốn Ngư Tiều y thuật vấn đáp, một cuốn sách dạy đạo làm người và đạo làm thầy thuốc cứu người. Yêu nước và yêu thương con người chính là tư tưởng chủ đề của tác phẩm:

“Xưa rằng quốc thử lời khen phải

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo