Đặc điểm quá trình đô thị hóa trên thế giới:
- Số lượng các thành phố có số dân trên 1 triệu người ngày càng nhiều. Hiện trên thế giới có trên 270 thành phố từ 1 triệu dân trở lên, 50 thành phố có số dân từ 5 triệu trở lên.
- Những châu lục và khu vực có tỉ lệ dân cư thành thị cao nhất: Bắc và Nam Mỹ (Châu Mỹ), Bắc Á (Châu Á) và Châu Úc.
- Những châu lục và khu vực có tỉ lệ dân cư thành thị thấp nhất: Trung và Tây Phi (Châu Phi).
- Trong thế kỷ XX, sự gia tăng dân số quá nhanh và không kiểm soát được xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, đến năm 2030 dân số thế giới sẽ vượt qua ngưỡng 8 tỷ.
- Phần lớn nguyên nhân của đô thị hoá nảy sinh do khát vọng phát triển cấu trúc không gian của đô thị. Cùng với sự xuất hiện các khu đô thị mới, khu công nghiệp và những thành phố chính là sự thay đổi của các đô thị có sẵn về lượng một cách rõ ràng nhất. Đó là một hiện tượng tất yếu trên con đường phát triển của loài người nhưng nếu chúng ta không đi đúng hướng sẽ rất có hại cho môi trường và cho sức khỏe của con người.
- Khi thành phố ngày càng được mở rộng thì những vấn đề liên quan đến đi lại, nghỉ ngơi, tiếp xúc với thiên nhiên... của cư dân trong các đô thị ngày càng cao. Đô thị càng phát triển và càng lớn thì cường độ di chuyển của người dân càng nhiều.
- Sức "hấp dẫn" của cuộc sống đô thị và của các vùng đã được đô thị hoá là nguyên nhân chính lôi cuốn một khối lượng khổng lồ cư dân nông thôn đi tìm miền "đất hứa". Mặt khác những thành phố lớn ngày càng hấp dẫn và lôi cuốn cư dân từ các đô thị nhỏ hơn cũng như từ các vùng nông thôn nên càng làm cho tình hình thêm phức tạp.
- Chất lượng môi trường và cuộc sống của cư dân đô thị ngày càng xấu đi không phải chỉ vì hậu quả của đô thị hoá không bài bản mà còn do nhiều lý do khác nữa, trong đó việc quản lý là nguyên nhân cơ bản và có nhiều bất cập.