Bài 2: Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII
Câu 1: Sự bùng nổ của cách mạng Pháp được đánh dấu bởi sự kiện
A. ngày 14/7/1789, quần chúng nhân dân đánh chiểm ngục Ba-xti.
B. ngày 11/7/1792, Quốc hội Lập hiến tuyên bố “tổ quốc lâm nguy”.
C. ngày 10/8/1792, quần chúng nhân dân tấn công vào cung điện Tuy-lơ-ri.
D. ngày 31/5/1793, Uỷ ban khởi nghĩa kêu gọi quần chúng nổi dậy đấu tranh.
Câu 2: Chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp cuối thế kỉ XVIII do ai đứng đầu?
A. Lu-i XVI.
B. Mông-te-xki-ơ.
C. Rô-be-spie.
D. Na-pô-lê-ông Bô-na-pác.
Câu 3: Đến cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp chia thành ba đẳng cấp là
A. Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
B. Tăng lữ, Quý tộc và Nông dân.
C. Tăng lữ, Tư sản và Nông dân.
D. Tăng lữ, Chủ nô và Nô lệ.
Câu 4: Tháng 8/1789 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?
A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.
B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.
C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.
D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
Câu 5: Đoạn thơ dưới đây đề cập đến sự kiện nào trong tiến trình cách mạng Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?
"Tháng bảy nóng, bụi mờ và nắng ngập
Tất cả Pa-ri nổi dậy tưng bừng
Không gian xanh dội tiếng hát vang lừng
Hồn cách mệnh đã châm ngòi thuốc nổ"
A. Quần chúng nhân dân đánh chiểm ngục Ba-xti.
B. Quốc hội Lập hiến tuyên bố “tổ quốc lâm nguy”.
C. Quần chúng nhân dân tấn công vào cung điện Tuy-lơ-ri.
D. Uỷ ban khởi nghĩa kêu gọi quần chúng nổi dậy đấu tranh.
Câu 6: Thể chế chính trị của nước Pháp đầu thế kỉ XVIII là
A. Cộng hòa dân chủ.
B. Quân chủ chuyên chế.
C. Quân chủ lập hiến.
D. Cộng hòa liên bang.
Câu 7: Ý kiến nào không phản ánh đúng nội dung của trào lưu Triết học Ánh sáng ở Pháp thế kỉ XVIII?
A. Phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và Giáo hội.
B. Đưa ra lý thuyết về việc xây dựng nhà nước mới.
C. Đề cao và bảo vệ các quyền: tự do, bình đẳng,… của con người.
D. Đề cao và bảo vệ giáo lý Kitô và trật tự phong kiến.
Câu 8: Đến cuối thế kỉ XVIII, xã hội Pháp chia thành ba đẳng cấp là
A. Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.
B. Tăng lữ, Quý tộc và Nông dân.
C. Tăng lữ, Tư sản và Nông dân.
D. Tăng lữ, Chủ nô và Nô lệ.
Câu 9: Tháng 8/1789 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?
A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.
B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.
C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.
D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
Câu 10: Trước cách mạng, xã hội Pháp gồm những giai cấp nào?
A. Qúy tộc, tăng lữ, nông dân.
B. Quý tộc, tăng lữ, đẳng cấp thứ ba.
C. Quý tộc, tăng lữ, tư sản.
D. Tư sản, nông dân, các tầng lớp khác.
Câu 11: Trước cách mạng, nước Pháp theo thể chế chính trị nào?
A. Quân chủ lập hiến.
B. Cộng hòa tư sản.
C. Quân chủ chuyên chế.
D. Quân chủ lập hiến kết hợp cùng quân chủ chuyên chế.
Câu 12:Trước cách mạng, tình hình nông nghiệp Pháp như thế nào?
A. Công cụ, kĩ thuật canh tác còn thô sơ, đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.
B. Đất đai bị bỏ hoang nhiều, năng suất cây trồng thấp.
C. Một số địa chủ chuyển sang kinh doanh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
D. Quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì với phương thức bóc lột cũ.
Câu 13: Điều gì không đúng khi nói về nền nông nghiệp Pháp cuối thế kỉ XVIII?
A. Công cụ và phương pháp canh tác thô sơ, lạc hậu
B. Chủ yếu dùng cày và cuốc nên năng suất thấp
C. Ruộng đất bị bỏ hoang
D. Nông nghiệp phát triển, tình hình ổn định, được mùa bội thu.
Câu 14: Nguyên nhân gì khiến công, thương nghiệp Pháp không thể phát triển?
A. Do không có nguyên liệu.
B. Do không có các hải cảng lớn.
C. Do không muốn đầu tư phát triển.
D. Do chế độ phong kiến cản trở .
Câu 15: Ngày 28/8/1789 diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?
A. Công nhân, thợ thủ công đánh chiếm nhà tù Ba-xti.
B. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời.
C. Quốc hội lập hiến thông qua Hiến pháp mới.
D. Quốc hội lập hiến tuyên bố xóa bỏ mọi nghĩa vụ của nông dân.
Câu 16: Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp có gì tiến bộ?
A. Đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.
B. Bảo về quyền lợi cho tất cả các tầng lớp trong xã hội.
C. Bảo vệ quyền lợi cho tư sản.
D. Bảo vệ quyền lợi cho những người cầm quyền.
Câu 17: Ở Pháp vào thế kỉ XVIII nổi lên ba nhà tư tưởng lớn, đó là những ai?
A. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Phu-ri-ê.
B. Phu-ri-ê, Ô-oen, Vôn-te.
C. Vôn-te, Rut-xô, Mông-te-xki-ơ.
D. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô.
Câu 18: Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?
A. Pháo đài Ba-xti trượng trưng cho uy quyền nhà Vua.
B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.
C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến.
D. Chế độ quần chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển.
Câu 19: Mặt hạn chế của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền là gì?
A. Chỉ phục vụ cho quyền lực của giai cấp tư sản.
B. Phục vụ cho quyền lợi của giai cấp công nhân.
C. Phục vụ cho quyền lợi của tầng lớp địa chủ phong kiến.
D. Phục vụ cho các tầng lớp tham gia đấu tranh.
Câu 20: Thế kỉ XVIII ở Pháp, mâu thuẫn cơ bản nhất trong xã hội là gì?
A. Phong kiến, nhà thờ và các tầng lớp xã hội khác.
B. Nông dân với quý tộc phong kiến.
C. Đẳng cấp thứ ba và tăng lữ, quý tộc.
D. Công nhân, nông dân với chế độ phong kiến.
Câu 21: Sự suy yếu của chế độ quân chủ chuyên chế Pháp thể hiện điều tất yếu gì?
A. Chế độ phong kiến ngày càng suy yếu
B. Công, thương nghiệp đình đốn, nông nghiệp lạc hậu, kinh tế suy yếu.
C. Đời sống nhân dân cực khổ, nhân dân đấu tranh mạnh mẽ.
D. Sự phát triển của chế độ tư bản chủ nghĩa, và tiến tiến của giai cấp tư sản.
Câu 22: Trước cách mạng, ở Pháp đẳng cấp nào được hưởng đặc quyền, không phải đóng thuế?
A. Tăng lữ
B. Quý tộc.
C. Đẳng cấp thứ ba.
D. Tăng lữ và quý tộc.
Câu 23: Trong đẳng cấp thứ ba gồm có các giai cấp và tầng lớp nào của xã hội Pháp?
A. Tư sản, nông dân.
B. Tư sản, nông dân, công nhân.
C. Tư sản, quý tộc phong kiến.
D. Công nhân, nông dân và thợ thủ công.
Câu 24: Trước cách mạng, lực lượng nào chiếm số lượng đông đảo nhất ở nước Pháp?
A. Công nhân
B. Tư sản.
C. Nông dân.
D. Thợ thủ công
Câu 24: Nét nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp ở Pháp vào cuối thế kỉ XVIII là
A. Sản xuất được nhiều mặt hàng mĩ phẩm.
B. Công trường thủ công khá lớn, thu hút được đông đảo công nhân làm thuê.
C. Công nghiệp nặng phát triển mạnh mẽ.
D. Công nghiệp chế biến trở thành ngành kinh tế then chốt.
Câu 25: Cuối thế kỉ XVIII, nghề nào ở Pháp phát triển mạnh mẽ nhất?
A. Nghề cơ khí chế tạo máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.
B. Nghề dệt vải và chế tạo vũ khí.
C. Nghề chế tạo vũ khí và làm đồ trang sức.
D. Nghề làm đồ sứ và trang sức
Câu 26: Sau ngày 10 - 8 - 1792 đến trước ngày 02 - 6 - 1793, phái nào lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng Pháp ?
A. Phái Lập hiến.
B. Phái Quân chủ lập hiến.
C. Phái Gia-cô-banh.
D. Phái Gi-rông-đanh.
Câu 27: Phái Gia-cô-banh nắm quyền lãnh đạo Cách mạng Pháp kể từ:
A. Sau ngày 21 - 01- 1793.
B. Sau ngày 31 - 5 - 1793
C. Từ ngày 02 - 6 - 1793.
D. Sau ngày 10 - 8 – 1792.
Câu 28: Yếu tố nào là cơ bản chứng tỏ Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất?
A. Cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.
B. Cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền.
C. Thiết lập được nền cộng hòa tư sản.
D. Cách mạng đã đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh.
Câu 29: Tính chất của cuộc Cách mạng Pháp 1789 là gì?
A. Cách mạng giải phóng dân tộc.
B. Cách mạng tư sản.
C. Cách mạng vô sản.
D. Cách mạng dân chủ nhân dân.
Câu 30: Vì sao tư sản phản cách mạng tiến hành cuộc đảo chính lật đổ phái Gia-cô-banh?A. Để tranh giành quyền lực.
B. Để bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản.
C. Do mâu thuẫn sâu sắc giữa phái Gia-cô-banh và tư sản phản cách mạng.
D. Ngăn chặn cách mạng tiếp tục phát triển vì động chạm nhiều đến quyền lợi của giai cấp tư sản.