I
-Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc.( Đặc điểm DS nước ta đối với sự phát triển KT- XH?)
1. Đông dân
- Số dân nước ta: 84.156 nghìn người (2006) đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á,thứ 13 trên thế giới.
* thuận lợi:
- Là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước.
- Có nguồn lao động dồi dào.
- Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.
* khó khăn:
- Là 1 trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
2. Nhiều thành phần dân tộc
- 54 dân tộc. Nhiều nhất là dân tộc kinh (chiếm 86,2 %) dân số cả nước. Các dân tộc khác chiếm 13,8% dân số cả nước.
- Ngoài ra còn khoảng 3,2 triệu người Việt đang sinh sống ở nước ngoài.
* thuận lợi:
- Các dân tộc luôn đoàn kết bên nhau.
- Phát huy truyền thống sản xuất, phong tục tập quán, tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.
* Khó khăn:
- Sự phát triển kt – xh các vùng có sự chênh lệch.Mức sống của một bộ phận dân tộc ít người còn thấp.
-> Cần chú trọng đầu tư hơn nữa đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng này.
II-Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ. ( Tại sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng? Nêu ví dụ minh họa?)
1/Dân số còn tăng nhanh:
- Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.
-> Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình.
- Hiện nay mức tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm tăng trung bình thêm 1 triệu người.
* khó khăn:
- Tạo sức ép rất lớn đối với phát triển KT-XH đất nước.
- Cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.Ô nhiễm môi trường.
- Chất lượng cuộc sống của người dân khó nâng cao.
2/Cơ cấu dân số trẻ.
- Dân số nước ta thuộc loại trẻ, xong đang có xu hướng già hóa.
* Thuận lợi:
- Nguồn lao động dự trữ và tương lai dồi dào. Là nguồn lực có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển đất nước.
- Có khả năng tiếp thu vận dụng khoa học kĩ thuật nhanh.
* Khó khăn:
- Khó nâng cao mức sống.
- Nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết như: giáo dục, y tế, việc làm….
III-Phân bố dân cư chưa hợp lý. ( Vì sao nước ta phải phân bố lại dân cư cho hợp lí? )
Mật độ dân số trung bình ở nước ta là 254 người/km2 (năm 2006), phân bố chưa hợp lý giữa các vùng.
1- Giữa đồng bằng với trung du, miền núi.
- Đồng bằng : Tập trung khoảng 75% dân số, mật độ dân số cao.
- Vùng trung du, miền núi : mật độ dân số thấp, nhưng tập trung nhiều tài nguyên thiên nhiên quan trọng của đất nước.
2. Giữa thành thị và nông thôn.
- Thành thị: 26.9 %, nông thôn: 73.1% - năm 2005 (chủ yếu ở nông thôn).
- Tỉ lệ dân thành thị và nông thôn đang có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỉ lệ dân số nông thôn, tăng tỉ lệ dân số thành thị.
*/Nguyên nhân phân bố dân cư chưa hợp lý.
- Ở đồng bằng dân cư tập trung đông do:
+ Có điều kiện tự nhiên thuận lơi (vị trí, tài nguyên đất, nước…) có nghề trồng lúa nước truyền thống cần nhiều lao động.
+ Nền kinh tế phát triển mạnh. Quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa diễn ra mạnh.
- Ở nông thôn dân cư tập trung đông do: là vùng sản xuất nông nghiệp, phương tiện lạc hậu.
- Lịch sử khai thác.
*/Khó khăn:
- Sự phân bố dân cư không hợp lí dẫn đến:
+ Sử dụng lãng phí lao động, nơi thừa, nơi thiếu.
+ Khai thác tài nguyên những nơi ít lao động rất khó khăn.
=> Vì vậy việc phân bố lại dân cư và lao động là rất cần thiết.
*/Biện pháp:
- Việc phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
IV-Chiến lược phát triển dân số hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lao động của nước ta.( Nêu môt số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua?)
- Kế hoạch hóa gia đình
-Phân bố lại dân cư, lao động giữa các vùng.
- Chính sách thích hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
-Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
-Phát triển công nghiệp ở trung du, miền núi và ở nông thôn