Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trước hết, cần hiểu được rằng Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố độc lập của một quốc gia. Văn kiện này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của quốc gia từ tay của ngoại bang. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế. Sông núi nước Nam tương truyền được ra đời vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quan sĩ nghe từ trong đền thờ hai anh em trương Hống và Trương Hát - hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục được tôn là thần sông Như Nguyệt - có giọng ngâm bài thơ này. Đây là một văn bản đầu tiên được sáng tác nhằm mục đích khẳng định độc lập chủ quyền lãnh thổ dân tộc. Mở đầu bài thơ khẳng định sông núi - có nghĩa là lãnh thổ của đất nước Nam thuộc về vua nước Nam. Đất nước này do một tay vua Nam dựng lên, giang sơn này do một tay vua Nam gìn giữ. Chủ quyền lãnh thổ được ghi chép rõ ràng tại “sách trời” - “Rành rành phân định tại sách trời”. Việc mà bọn chúng xâm phạm đến lãnh thổ nước ta chính làm làm trái lại thiên ý, trái với những gì mà sách trời đã ghi nên. Bởi vậy mà hành động đó là phi nghĩa, trái lại với ý trời. Nói “Sông núi nước Nam” chính là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên của dân tộc quả là đúng đắn. Bởi chỉ với bốn câu thơ, hai mươi tám từ mà chủ quyền quốc gia đã được khẳng định một cách hào hùng, các triều đại lịch sử được hiện lên một cách đầy uy nghi.
Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với thể thơ hùng hồn, đanh thép, “Sông núi nước Nam” khẳng định chủ quyền một cách đanh thép cùng với tinh thần bất khuất, ý chí sắt đá không thể lay chuyển nổi của quân dân ta. Không chỉ là lời khẳng định đanh thép về độc lập chủ quyền, mà “Sông núi nước Nam” còn là lời khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập chủ quyền đó. Hai câu cuối của bài thơ thể hiện tinh thần sắt thép của hàng triệu nhân dân Việt Nam trường tồn qua biết bao thế hệ. Đó là thứ tinh thần vững chắc không có gì lay chuyển được tồn tại trong dòng máu của mỗi con người Việt Nam. Kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm, sẵn sàng đứng lên theo tiếng gọi Tổ Quốc. Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền khỏi tay mọi giặc thù được thể hiện trong mỗi linh hồn Việt Nam từ già, trẻ, lớn, bé ai cũng sẵn sàng đứng lên khi Tổ quốc lâm nguy. Câu hỏi tu từ “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?” giống như một lời răn đe, cảnh cáo cho những kẻ xâm lược đi xâm lược lãnh thổ là đang làm trái ý trời. Và từ đó, câu thơ cuối cùng vang lên đầy đanh thép. Những kẻ đi xâm lược, cướp nước của dân tộc khác sẽ không có được kết thúc tốt đẹp. Giọng thơ dõng dạc, hùng hồn, đanh thép nhằm thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. Sau “Sông núi nước Nam” còn có “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi và “Bản tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh được xem là những áng văn chính trị có giá trị dân tộc sâu sắc. Cả ba tác phẩm đều đã khẳng định được chủ quyền lãnh thổ là một vấn đề quan trọng đối với quốc gia dân tộc. Như vậy, có thể khẳng định “Sông núi nước Nam” là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. Lời thơ hùng hồn, giọng điệu đanh thép xứng đáng là bài thơ thần của dân tộc.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |