Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bi kịch của Vũ Nương (Chuyện người con gái Nam Xương)? Nêu nguyên nhân của những bi kịch ấy

Phân tích bi kịch của Vũ Nương ( Chuyện người con gái Nam Xương ) ? Nêu nguyên nhân của những bi kịch ấy? 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
200
1
0
Kim Mai
23/10/2021 08:21:15
+5đ tặng

“Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ là một trong những tác phẩm được đánh giá cao bởi sự đan xen hòa quyện giữa giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc. Nổi bật trong tác phẩm là một người phụ nữ đức hạnh, luôn khao khát một cuộc sống hạnh phúc nhưng bởi do những lễ giáo phong kiến khắc nghiệt và sâu xa hơn là do chiến tranh gây ra đã khiến cái ước mơ bé nhỏ đó không trở thành hiện thực mà nó còn làm cho người phụ nữ đó rơi vào một tấn bi kịch không lối thoát. Người phụ nữ đó tên là Vũ Nương mang một nét tài sắc, nhưng lại mang một số phận đầy thảm thương, cay đắng.

Mở đầu tác phẩm, hình ảnh của Vũ Nương được tác giả thể hiện qua các câu văn biền ngẫu. Tác giả không nêu tư dung trước mà nêu phẩm giá, đức hạnh của người con gái đoan trang này. Đằng sau những câu văn tưởng chừng như thuật lại là một thái độ trân trọng ngợi ca. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam, Vũ Nương lại được xuất hiện trong vẻ đẹp bình thường, giản dị, hoàn thiện, hoàn mỹ. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực trong xã hội phong kiến. Vũ Nương chính là hiện thân của vẻ đẹp truyền thống, muôn đời của người con gái Việt Nam. Chỉ bằng những miêu tả ngắn gọn, súc tích đã tạo lên một trường liên tưởng cho người đọc.

Xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng ở cô vẫn ánh lên bởi những phẩm chất cao quý mà không thấp hèn. Dù được gả vào một gia đình giàu có, nhưng không vì thế mà cô ham giàu sang, phú quý. Cuộc sống của cô trước và sau khi về nhà chồng vẫn thế, vẫn chăm chỉ làm lụng để không làm phụ lòng ai. Ai ai cũng đều yêu mến cô, ngay cả với mẹ chồng.

Vẻ đẹp của Vũ Nương không chỉ bởi nhan sắc bên ngoài, mà ngược lại nó lại được thể hiện rõ hơn qua phẩm chất, cách xử sự và tình cảm mà cô hết lòng dành cho gia đình nhỏ bé của mình.

Lấy chồng chẳng được bao lâu thì cô nghe tin chồng phải đi lính. Đây là tình huống đầu tiên mà tác giả đặt ra thử thách đối với cô. Không ham giàu sang phú quý, cô chỉ có một mong muốn nhỏ nhoi là được sống hạnh phúc bên gia đình. Khác hẳn với những người phụ nữ, mong muốn chồng đi lính để có thể thăng quan, tiến chức, nhưng Vũ Nương lại không muốn chồng ra chiến trường vì lo lắng cho an nguy của chồng. Lối nói ước lệ: “Nhìn trăng soi …đất thú” để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ luôn lo lắng cho phu quân của mình. Đi lính ra chiến trường thì lành ít dữ nhiều. Ở đây, vẻ đẹp của Vũ Nương được ánh lên thông qua một tâm hồn trong sáng, không quen công danh, một người chỉ luôn hướng về chồng, lo lắng cho chồng và hết mực yêu thương.

Không chỉ đối với chồng, ngay cả đối với mẹ chồng cô cũng thực hiện tốt nghĩa vụ của một người con dâu, thay chồng chăm sóc mẹ, không để mẹ phàn nàn dù chỉ một tiếng. Cô coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và khi mẹ mất thì hết lời thương xót, ma chay tử tế như đối với mẹ đẻ của mình. Cô là một người con dâu hiếu thảo, hiếm có.

Khi chồng ra chiến trường, mẹ chồng thì mất, một mình Vũ Nương chăm lo, quán xuyến hết việc trong gia đình. Cô vừa là cha, vừa là mẹ của con. Luôn chỉ dạy những điều hay lẽ phải cho con.

Trong câu chuyện, một lần nữa tác giả đặt nhân vật vào trong một tình huống hay cũng chính là bi kịch của cuộc đời cô. Chi tiết cái bóng chính là chi tiết đã làm nên bi kịch của cuộc đời cô. Vì muốn con được yêu thương, không muốn con bị thiếu thốn tình cảm mà mỗi đêm, cô chỉ lên trên bức tường, nơi có cái bóng của mình và bảo con trai: “Đây chính là bố của con”. Vì muốn con có bố, tránh sự tổn thương hay cũng là chỗ dựa vững chắc của Vũ Nương rằng chồng vẫn luôn ở bên, để tránh khỏi mọi lo toan, mệt nhọc, mọi khoảng cách đều bị xóa nhòa. Vì muốn hạnh phúc, vì muốn con được có bố khi bố ra trận, vì muốn có chỗ dựa cho chính mình mà Vũ Nương đã bảo với đứa trẻ ngây dại cái bóng là bố của mình. Để rồi, khi người chồng trở về, do nghe lời con nhỏ mà đã đưa vợ mình vào bước đường cùng. Phải lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình.

Làm sao có thể tưởng tượng rằng, người phụ nữ luôn ngày đêm chờ ngóng chồng về, mong chồng về để gia đình trở nên hạnh phúc, thế mà giờ đây lại thành ra như vậy? Bao năm tháng qua, đến khi chồng về, cô sẽ có chỗ dựa vững chắc, để không phải một thân chăm sóc con. Vậy mà giờ thì sao đây?

Chiến tranh, chính là chiến tranh là nguyên nhân sâu xa đã khiến cho vợ chồng Vũ Nương chia tay và gây ra tấn bi kịch này. Chiến tranh đã khiến con người ta trở nên đa nghi, để một người cha thà nghe đứa trẻ con ngây dại nói chứ không chịu nghe người vợ tần tảo sớm hôm, nghe những người hàng xóm xung quanh để rồi Vũ Nương đã phải đắm mình xuống sông tự vẫn.

Cái chết để chứng minh sự trong sạch, để rửa oan và khẳng định danh tiết cho mình, cái chết để quên đi mọi thứ của thực tại. Nhưng nguyên nhân nào đã khiến cho một người luôn khao khát mãnh liệt sự sống, mưu cầu hạnh phúc phải chết? Là do cái ngây thơ của trẻ con, do cái thói ghen tuông mù quáng, do lễ giáo phong kiến hay do chiến tranh gây nên. Nhưng có lẽ, cái lối hành xử của Trương Sinh đem đến chính là sản phẩm của lễ giáo phong kiến gây ra.

Nhân vật Vũ Nương chính là linh hồn của câu chuyện. Nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất của Vũ Nương thông qua việc thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất trong sáng của cô. Qua việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Vũ Nương nhằm nhận ra được tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một bi kịch không thể tránh khỏi mà thủ phạm gây ra cái chết oan ức cho cô… lại là chế độ phong kiến. Hơn thế nữa tác giả còn thể hiện cái nhìn đồng cảm, xót thương trước số phận của Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nguyễn
23/10/2021 08:47:27
+4đ tặng
Trương Sinh – Vũ Nương và cuộc hôn nhân không có tình yêu. Câu chuyện bắt đầu từ cuộc hôn nhân của Vũ Thị Thiết, “người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Trong làng, có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”. Cuộc hôn nhân giữa Vũ Nương và Trương Sinh (cũng như bao nhiêu cặp vợ chồng khác trong xã hội phong kiến) là không xuất phát từ tình yêu. Với Vũ Nương, nàng đã được cha mẹ gả bán. Chớ trách nàng ham giàu, cũng đừng trách nàng sống dựa dẫm, bởi “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, nàng làm gì được có ý kiến, lại càng không được quyết định việc hôn nhân của mình.

Đó là bi kịch đầu tiên của đời Vũ Nương mà chế độ phong kiến Việt Nam vốn lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống, với tôn ti trật tự nghiêm ngặt đã tước mất quyền được chọn chồng của người phụ nữ.

Dù hôn nhân không phải trên cơ sở tình yêu, người chồng Trương Sinh đã “không có học” lại “có tính đa nghi”, nhưng là người “thùy mị, nết na”, ắt nàng hiểu được bổn phận làm dâu, làm vợ, nên đã giữ gìn khuôn phép để không từng lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.

Phụ nữ ngày xưa sống theo bổn phận. Vũ Nương đã cố gắng hết sức để làm tròn bổn phận đó. Bổn phận hàng đầu của người con (mà dâu cũng là con), đó là hiếu thảo. Hoàn cảnh đã thử thách và minh chứng lòng hiếu của nàng. Chồng đi lính, Vũ Nương dẫu một mình nuôi con nhỏ nhưng đã hết lòng khuyên lơn, chăm sóc, thuốc thang, phụng dưỡng mẹ chồng khi bà ấy đau yếu; và khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, ma chay tế lễ chu đáo như đối với cha mẹ đẻ của mình. Mẹ chồng chứng kiến và trời xanh kia chứng giám cho lòng hiếu của nàng. Chừng đó đã đủ cho nàng thành gương sáng của đạo hiếu.

Bổn phận hàng đầu của người vợ là chung thủy, tiết hạnh. Hoàn cảnh đã thử thách và minh chứng lòng chung thủy, tiết hạnh của nàng. Chồng nàng đi lính gần 3 năm. Nàng đang ở tuổi xuân, vợ chồng “sum họp chưa thỏa tình chăn gối”, khi chàng Trương ra đi nàng đang mang thai sắp ngày sinh nở, những ngày vắng chồng hẳn vô cùng khao khát tình chồng vợ. Nhưng nàng đã “giữ gìn một tiết”, “ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót”.

Không chỉ sống tròn bổn phận, mà nàng còn thực sự yêu thương chồng. Ngay trong buổi tiễn đưa chồng, dù chàng Trương chưa xa, mới chỉ sắp xa mà nàng đã nói những lời tràn đầy yêu thương, nhung nhớ khiến cho “mọi người đều ứa hai hàng lệ”. Trong những đêm xa chồng, cuộc sống của nàng và con thơ cô quạnh, nỗi nhớ càng đốt cháy tâm can, “nàng thường hay đùa với con, trỏ bóng mình trên vách mà bảo là cha Đản”. Chỉ là để trả lời câu hỏi ngây thơ của con, cũng để cho vơi nỗi nhớ, chứ đâu phải nàng sống ảo như ai đó đã phê phán nàng. Trò trỏ bóng trên vách này, xưa kia các nhà dùng đèn đầu (khi chưa có điện) vẫn thường làm.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×