Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy tìm hiểu về giáo dục địa phương phường ngọc lâm

Đề bài : Em hãy tìm hiểu về giáo dục địa phương phường ngọc lâm 
( Viết Tối Thiểu 1 Trang )
1 trả lời
Hỏi chi tiết
119
0
0
cao kiến minh minh
28/10/2021 19:20:02
+5đ tặng

hị trấn Gia Lâm xưa (thuộc huyện Gia Lâm), nay là phường Ngọc Lâm (thuộc quận Long Biên) ...

Nằm trên vùng đất cổ bên tả ngạn sông Hồng, ở vị trí chiến lược quan trọng phía Bắc Thủ đô Hà Nội. Vùng đất có lịch sử phát triển lâu đời và giàu tiềm năng phát triển. Nhân dân có truyền thống kiên cường chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt để sinh tồn và bất khuất chống quân xâm lược; đoàn kết, cần cù lao động trong dựng xây cuộc sống.

Ngược theo dòng lịch sử, phường Ngọc Lâm hiện nay là vùng đất được hình thành từ lâu đời thuộc châu thổ sông Hồng màu mỡ, phì nhiêu, nhưng lại rất gần vùng chuyển tiếp với địa hình trung du, nơi cư trú của những người Việt cổ. Vào thời dựng nước, phường Ngọc Lâm xưa thuộc đất Thành Long Biên. Thời Lý thuộc phủ Thiên Đức; thời Trần thuộc lộ Bắc Giang; thời Hậu Lê thuộc phủ Thuận An; thời nhà Nguyễn thuộc trấn Kinh Bắc, sau đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Những thay đổi này không hề ảnh hưởng đến sự liên hệ, gắn bó mật thiết của Ngọc Lâm với đất Thăng Long - Hà Nội mà càng thể hiện trong suốt chiều dài lịch sử, Ngọc Lâm gắn bó máu thịt với Thành phố Hà Nội qua các bước thăng trầm của lịch sử.

Thời Lý, khi vua Lý Thái Tổ rời kinh đô từ Hoa Lư, Ninh Bình về Thăng Long - Hà Nội định đô, để làm "nơi đô thành bậc nhất của đế vương muôn đời" đã tạo bước ngoặt cực kỳ quan trọng của lịch sử Thủ đô Hà Nội và của phường Ngọc Lâm. Bởi lẽ địa bàn phường Ngọc Lâm trở thành một trong những cửa ngõ của chốn Kinh kỳ từ đó.

Thời Hậu Lê, địa bàn phường Ngọc Lâm là một vùng đất sầm uất, trên bến dưới thuyền. Sách Đại Nam nhất thống chí ghi: "Trụ sở huyện Gia Lâm ở bến Bồ Đề, bên bờ sông Nhị. Ở đấy có chùa làng Phú Viên đẹp nổi tiếng. Trước chùa có hai cây Bồ Đề cổ thụ. Gần đấy, tại dinh Bồ Đề, Vua Lê Thái Tổ cho đắp một hòn núi đất, dựng trên đó một lầu có chiều cao ngang tháp Báo Thiên bên Thành Nội để quan sát giặc Minh". Dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn, kinh đô chuyển vào Phú Xuân (Huế) nhưng Thăng Long - Hà Nội vẫn là chốn phồn hoa, đô hội và phường Ngọc Lâm bây giờ (khi đó thuộc đất làng Ái Mộ) trở thành trụ sở của huyện Gia Lâm, trấn Kinh Bắc, năm Gia Long thứ hai.

Thời kỳ Pháp thuộc, phường Ngọc Lâm vốn thuộc đất các xã Ái Mộ, Ngọc Lâm và Thượng Cát (tổng Gia Thụy). Đến những năm đầu của thế kỷ XX khi cầu Long Biên được đưa vào sử dụng, nối liền Hà Nội với Bắc Ninh con đường thuộc địa số 1 (quốc lộ 1), nơi đầu phía Bắc của cầu Long Biên đã dần hình thành thị xã. Từ đầu năm 1946, thị xã Ngọc Thụy được thành lập (theo quyết định của Ủy ban hành chính tỉnh Bắc Ninh) gồm phố Ái Mộ, phố Ngọc Lâm, phố Thượng Cát, các làng quanh sân bay Gia Lâm và các làng phía Bắc đường 1...

Tháng 3-1949, khu Ngọc Thụy sát nhập vào huyện Gia Lâm. Sau gần 1 năm cắt chuyển về tỉnh Hưng Yên để mở mặt trận đường 5, cuối năm 1949, huyện Gia Lâm trở về thuộc tỉnh Bắc Ninh. Ngày 11-11-1954, Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ban hành Quyết định số 49/NQ-TW và ngày 13-12-1954 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 420/TTg sáp nhập vào thành phố Hà Nội khu vực phố Gia Lâm, khu nhà ga Gia Lâm, sân bay Gia Lâm và 4 xã Hồng Tiến, Việt Hưng, Long Biên, Ngọc Thụy.

Ngày 31-5-1961, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 78/CP về việc chia các khu vực nội thành và ngoại thành của thành phố Hà Nội, trong đó huyện Gia Lâm gồm 2 thị trấn và 31 xã. Thị trấn Gia Lâm được thành lập, bao gồm các phố Thượng Cát (của xã Thượng Thanh), phố Ga, phố Ái Mộ, phố Ngọc Lâm, xóm Giếng, xóm Chùa, xóm Chợ A và xóm Trung Quân của thôn Ái Mộ (thuộc xã Hồng Tiến).

Phường Ngọc Lâm hình thành và phát triển trên vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn liền với trấn Kinh Bắc và Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến. Người dân nơi đây có cốt cách thuần hậu của người lao động, mang phẩm chất của người Kinh Bắc, Kinh Kỳ tinh tế và lịch lãm trong giao tiếp ứng xử, sống tình nghĩa, chan hòa với cộng đồng làng xóm.

Thời Lý - Trần có các hành cung đặt ở nơi đây để đón tiếp các sứ thần phía Bắc đến và nơi vua dừng chân. Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi đặt đại bản doanh ở Bồ Đề thuộc đất Gia Lâm để chỉ huy cuộc phản công quân Minh đóng ở Đông Quan. Chiến công hạ thành Điêu Diêu, đánh thắng quân Minh vào tháng 2-1427 dưới sự chỉ huy của Lê Lợi có sự tham gia tích cực của những nghĩa quân người phố Gia Lâm.

Trải qua quá trình lịch sử hình thành và phát triển, đã biết bao mồ hôi, công sức và cả xương máu của các thế hệ nhân dân nơi đây để có được phố phường sầm uất hôm nay và đóng góp vào sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cũng trải qua quá trình đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc đã tự vun đắp nên truyền thống cao đẹp kiên cường, bất khuất, yêu nước và cách mạng.

Dưới ách thống trị của thực dân phong kiến, các phong trào đấu tranh của công nhân, lao động trên địa bàn phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những địa điểm có phong trào đấu tranh quyết liệt, góp phần vào phong trào chung của cả nước. Dưới ánh sáng cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường, chỉ lối, các truyền thống quý báu của người dân nơi đây ngày càng được vun đắp và phát huy mạnh mẽ. Tổ chức Đảng sớm ra đời, lãnh đạo phong trào quần chúng đấu tranh, nơi đây đã trở thành trung tâm lãnh đạo cách mạng trong vùng.

Lịch sử Ngọc Lâm mãi khắc ghi sức mạnh đoàn kết Đảng - dân trong những năm tháng tình thế cách mạng khó khăn như "ngàn cân treo sợi tóc", cùng toàn dân tộc ra sức củng cố và bảo vệ chính quyền dân chủ nhân dân, sẵn sàng chấp nhận và vượt qua những thử thách gay go quyết liệt nhằm giữ trọn lời thề: "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Không thể nào phai mờ trong ký ức của quân và dân Ngọc Lâm về những năm tháng chiến đấu kiên cường, bẻ gẫy những cuộc vây càn của thực dân Pháp để bảo vệ quê hương.

Hòa bình lập lại, quân và dân Ngọc Lâm đã cùng toàn Đảng, toàn quân và toàn dân miền Bắc bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, bước vào xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tầng lớp nhân dân hăng hái thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, góp phần đưa miền Bắc trở thành hậu phương vững chắc cho sự nghiệp cách mạng của cả nước.

Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, lớp lớp thanh niên đã hăng hái lên đường "xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước". Nhân dân nơi đây với tinh thần thi đua "Mỗi người làm việc bằng hai", "Chắc tay búa, tay súng", "Vừa là hậu phương, vừa là tiền tuyến cùng cả nước chống Mỹ", dốc sức người sức của cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bước sang thời kỳ cách mạng mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị trấn đồng tâm hiệp lực, san sẻ khó khăn, khắc phục hậu quả chiến tranh, vượt qua thách thức, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước xây dựng thị trấn khang trang, sạch đẹp, bảo đảm đời sống nhân dân. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Ngọc Lâm đã đề ra và thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết và biện pháp một cách có hiệu quả, đạt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần vào xây dựng Thủ đô văn minh, hiện đại. Đảng bộ đã sớm xác định tiềm năng thế mạnh, nhận thức rõ cơ hội và thách thức trong chặng đường phát triển thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xác định rõ cơ cấu kinh tế của thị trấn là: tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ, khuyến khích kinh tế hộ gia đình phát triển. Thực hiện phương hướng đã đề ra, Đảng bộ và nhân dân thị trấn đã đạt những thành tựu to lớn, đặc biệt là từ năm 2003 trở thành phường. Kinh tế phát triển, bộ mặt đô thị đổi thay nhanh chóng, phố phường sầm uất, hoạt động sản xuất- kinh doanh, giao thương nhộn nhịp, đô thị ngày càng văn minh, hiện đại.

Những đổi thay không ngừng trên địa bàn Ngọc Lâm gắn liền với sự trưởng thành của tổ chức Đảng địa phương. Từ những ngày đầu có ánh sáng cách mạng soi rọi, qua thực tiễn đấu tranh, tổ chức cách mạng nhen nhóm nay tổ chức cơ sở Đảng đã trở thành một Đảng bộ mạnh cả về đội ngũ và năng lực lãnh đạo, sức chiến. Danh hiệu "Đảng bộ trong sạch vững mạnh" nhiều năm đã thể hiện năng lực lãnh đạo của Đảng bộ không ngừng được nâng cao. Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức xã hội không ngừng trưởng thành và ngày càng lớn mạnh. Ghi nhận những thành tích đạt được trong tiến trình cách mạng, cuối năm 2002, thị trấn Gia Lâm đã vinh dự được Đảng và nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngày 6/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 132/2003/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Quận Long Biên thuộc Thành phố Hà Nội. Phường Ngọc Lâm là một trong 14 phường của quận Long Biên được thành lập trên cơ sở 83,04 ha diện tích tự nhiên và 30 ha diện tích tự nhiên (mặt nước sông Hồng) của xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm. Tổng diện tích tự nhiên 113,04 ha, trong đó đất ở là 57, 01 ha. Khi thành lập toàn phường có 4.561 hộ với 19.604 nhân khẩu, chia thành 27 tổ dân phố. Phường Ngọc Lâm chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-2004.

Đường địa giới hành chính của phường được xác định theo tim đường Nguyễn Văn Cừ, đoạn từ cầu Chương Dương đến đường Ngô Gia Khảm; tim đường Ngô Gia Khảm, đoạn từ đường Nguyễn Văn Cừ đến ga Gia lâm và đường địa giới của thị trấn Gia Lâm cũ, phần giáp với các phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh.

          Địa giới hành chính:

          Đông giáp phường Bồ Đề;

          Tây giáp quận Hoàn Kiếm;

          Nam giáp phường Bồ Đề;

          Bắc giáp các phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh, Gia Thụy.

Phường Ngọc Lâm có 6 tuyến phố chính là: Đường Ngọc Lâm, phố Long Biên 1, phố Long Biên 2, đường Nguyễn Văn Cừ, phố Ngô Gia Khảm, phố Nguyễn Sơn. Trong đó có 4/6 tuyến phố được UBND Thành phố Hà Nội công nhận là tuyến phố văn minh đô thị. Địa bàn phường Ngọc có vị trí chiến lược quan trọng - cửa ngõ phía Bắc của Thăng Long - Đông Đô xưa và Thủ đô Hà Nội ngày nay.

Hiện nay, phường Ngọc Lâm có 15 tổ dân phố; Đảng bộ phường có  1216 đảng viên với 20 chi bộ trực thuộc. Với sự đoàn kết và nỗ lực phấn đấu, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Ngọc Lâm đã đạt được những kết quả quan trọng: tốc độ phát triển đô thị ngày càng mạnh mẽ, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đặc biệt là giao thông đô thị được đầu tư và phát triển tương đối đồng bộ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng và liên tục đạt mức tăng trưởng nhanh. Văn hóa văn minh đô thị được xây dựng, từng bước bền vững. Trong tiến trình xây dựng đô thị văn minh hiện đại, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân phường Ngọc Lâm luôn thể hiện sự đồng thuận cao, đoàn kết nỗ lực phấn đấu, vững bước cùng nhân dân Thủ đô, quận Long Biên thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, viết tiếp những trang lịch sử vẻ vang, tô thắm truyền thống quê hương trong thời đại mới, xây dựng phường Ngọc Lâm ngày càng văn minh – giàu đẹp.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo