Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bàn về tính cách người Việt, GS. Đào Duy Anh cho rằng: "Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước và dung hóa thì rất tài" (Việt Nam văn hóa sử cương, 1938) Nêu ý kiến của mình về nhận định trên?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1.397
2
0
Scakyara
27/10/2021 13:25:13
+5đ tặng

Đúng như Lời giới thiệu cuốn "Việt Nam văn hoá sử cương" (VNVHSC) của GS. Đào Duy Anh, nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2002, đã viết những lời đề trân trọng, xúc tích, song biểu đạt được sự thông tuệ, uyên bác và nhân cách của ông: "Từ điển Bách Khoa Larousse ghi: "Đào Duy Anh là một tên tuổi lớn trong các nhà Bách Khoa thư hiện đại", song ở Việt Nam ông còn là bậc thầy của nhiều thế hệ học trò lịch sử và văn học cổ kim, đồng thời còn là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu có giá trị lớn như: Hán Việt từ điển (1932), Pháp - Việt từ điển (1935), Khảo luận về Kim Vân Kiều (1943), Khổng giáo phê bình tiểu luận (1943), Trung Hoa sử cương (1944)...

Đào Duy Anh cũng có một quá trình hoạt động lâu dài và bền bỉ, cống hiến tâm huyết cho dân, cho nước từ tham gia sáng lập báo Tiếng Dân với cụ Huỳnh Thúc Kháng (1927), rồi sáng lập Quan hải tùng thư (1928), để xuất bản các sách yêu nước và tiến bộ cùng với Phan Đăng Lưu, Võ Nguyên Giáp... đến tham gia kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước".

1.2. Ngoài Lời tựa, VNVHSC gồm 5 thiên với 32 đề mục, trong các đề mục lại hàm chứa 53 tiểu mục(1), nội dung được "nén" vừa vặn (không dầy - nhiều lắm) trong 406 trang (khổ 13x19cm), làm cho người đọc đi từ sự hồ hởi đến ngạc nhiên và hết sức kinh ngạc, với hàm lượng trí tuệ sâu sắc như thế, mọi mặt kinh tế, văn hoá, xã hội đều được tìm thấy ở trong đó, là cơ sở lịch sử nghiên cứu vấn đề, mở ra nhiều hướng tiếp cận, những căn cứ nghiên cứu vô cùng bổ ích và quan trọng cho thế hệ đi sau.

2. Kết cấu cuốn sách được trình bày hết sức chặt chẽ và khoa học. Trước khi trình bày nội dung chính gồm từ Thiên thứ hai đến Thiên thứ tư, tác giả đã trình bày tổng quát (Thiên thứ nhất: Tự luận), lý luận chung về văn hoá và bối cảnh địa lý, tự nhiên xã hội của Việt Nam được đặt trong môi trường của hai nền văn hoá ấn Độ - Trung Quốc, mà Việt Nam ít nhiều chịu sư ảnh hưởng. Đây có thể được coi như mở đầu - tiếp cận của cuốn sách hết sức logic. Nội dung chính được GS. Đào Duy Anh trình bày theo ba bộ phận là: Thiên thứ hai: Kinh tế sinh hoạt, nói về những vấn đề nông nghiệp, công nghệ, thương mại, các sinh hoạt ở thôn quê, thành thị, đường giao thông, sưu thuế, tiền tệ; Thiên thứ ba: Xã hội kinh tế sinh hoạt, về gia tộc, xã thôn, quốc gia, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tế tự và Thiên thứ tư: Tri thức sinh hoạt(2) về các tôn giáo, giáo dục, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật,... "Đối với mỗi vấn đề bao hàm trong ba bộ phận ấy, bỉ nhân gắng biên chép rõ ràng con đường diên cách xưa nay cho đến trạng thái hiện tại... Mục đích bỉ nhân cũng không phải là soạn một bộ tổng hợp văn hoá sử, mà chỉ cốt thu thập những tài liệu hiện có, sắp đặt lại thành hệ thống, để giúp cho những nhà nghiên cứu văn hoá sử đỡ công tìm kiếm”. Lời lẽ khiêm tốn, nhưng qua cuốn sách này, thế hệ sau ông đã học hỏi được nhiều điều, chẳng hạn kết cấu của cuốn "Hành trình văn hoá Việt Nam" của GS. Đặng Đức Siêu làm một ví dụ

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Tổng hợp Đại học mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo