Bề mặt của nước luôn luôn xảy ra 2 quá trình đó là bốc hơi và ngưng tụ nếu nước đang ở thể lỏng hoặc đông đặc và ngưng tụ nếu nước đang ở thể rắn, 2 quá trình này giống như 2 cán cân vậy. Nói ở cấp độ phân tử thì các phân tử nước có các liên kết với nhau, ở ngay bề mặt nước thì các phân tử nước tách ra và liên kết trở lại liên tục. Như vậy nếu ta hạ nhiệt độ xuống thì quá trình tan chảy sẽ giảm, quá trình đông đặc xảy ra mạnh mẽ hơn, nước từ từ đông đặc lại, tạo ra nhiều đá hơn là nước lỏng. Nếu chúng ta tăng nhiệt độ, quá trình ngược lại sẽ xảy ra.
Tuy nhiên khi thêm muối vào NaCl hay bất cứ muối tan nào khác thì những muối này sẽ tại liên kết với nước khiến quá trình qua lại tạo liên kết của nước khó xảy ra. Trong thử nghiệm của bạn, khay nước của bạn sẽ bị chia làm 2 phần, phần có muối lắng xuống và không muối nhẹ hơn ở trên, đó chính là bề mặt của 2 quá trình tách và liên kết phân tử nước xảy ra liện tục. Gọi là bề mặt khi nơi đó chúng phân tách 2 dung môi khác nhau.
Bây giờ bạn tưởng tượng các phân tử nước là các anh chàng bạn thân còn muối (NaCl) hay các muối tan khác là các cô gái. Các phân tử nước tách nhau ra tại bề mặt giống 2 anh bạn thân đang xích mích tách nhau ra không còn chơi thân nữa. Trong khi các cô nàng NaCl vẫn còn liên kết mạnh với các phân tử nước còn lại. Sau 1 thời gian anh bạn thân kia quay lại giảng hòa như tiếc thay anh bạn còn lại đã có các cô nàng NaCl rồi nên không thèm quay lại làm bạn thân như xưa nữa. Do đó các liên kết ngưng tụ sẽ giảm đi dẫn đến nước vẫn còn ở thể lỏng.
Nếu bạn hạ nhiệt độ xuống dưới âm 20 oC thì nước muối NaCl sẽ đông. Nhưng nếu bạn dùng dung dịch CaCl2 vào thì cần dưới âm 40 oC nước trong dung dịch đó mới đông.
Thêm một thông tin nữa là nước đá cần rất nhiều năng lượng để chuyển từ rắn sang lỏng. Đã có thí nghiệm lấy 1 tảng nước đá to và 1 khối sắt to tương ứng. Họ dùng súng phun lửa trên 1500 oC và phun vào 2 vật. Kết quả nước đá hơn nửa tiếng vẫn tan chưa hết 20% trong khi khối sắt chảy ra từ lâu. Nên ta thấy các liên kết của nước mạnh tới đâu.