Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định phương thức biểu đạt chính và hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
12.515
13
9
Lưu Ly
07/03/2018 16:51:01
câu 1
a, Phương thức biểu đạt chính là tự sự
Hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích là: ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
17
4
Lưu Ly
07/03/2018 16:54:12
Câu 2
Truyện ngắn Làng được nhà văn Kim Lân sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, in trên tạp chí Văn nghệ năm 1948. Bối cảnh của truyện là những năm đầu kháng chiến. Theo lệnh của ủy ban xã, ông Hai cùng dân làng phải đi tản cư để tránh những trận càn lớn của giặc. Xa làng, ông nhớ cảnh, nhớ người, muốn về thăm nhà. Một hôm ra phố huyện, nghe đám người mới ở dưới xuôi lên bảo rằng dân làng Chợ Dầu theo giặc làm Việt gian, ông buồn lắm.
Nhưng rồi ông băn khoăn ngẫm nghĩ, biết đâu chỉ là một sự nhầm lẫn nào đó ? Kiểm điểm lại từng người trong óc, ông thấy ai cũng căm thù và quyết chiến với giặc. Trong lúc ông Hai đang day dứt, khổ sở thì bà chủ nhà lại muốn đuổi đi, không cho ở nhờ nữa vì gia đình ông là dân làng Chợ Dầu “phản động”. Ông Hai càng buồn tủi và xấu hổ. Bây giờ về làng là theo giặc, ở lại thì không được. Trong lúc ông Hai dường như tuyệt vọng thì chủ tịch làng Chợ Dầu lên tận nơi tản cư cải chính và thông báo tin chiến thắng của quân dân làng Chợ Dầu. Ông Hai vui lắm, đi đâu cũng kể về làng Chợ Dầu, tưởng như chính mình vừa cùng dân làng đánh giặc.
Câu chuyện đã đề cập những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Khi đất nước đang bị xâm lược và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến gian khổ và hào hùng. Đó là tình yêu làng quê thống nhất với tình yêu nước và tinh thần kháng chiến. Hình ảnh người nông dân đã được tác giả thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động qua nhân vật ông Hai.
Tình yêu của ông Hai đối với làng mình đã đến mức say mê, hãnh diện. Mọi niềm vui, nỗi khổ của ông gắn liền với vận mệnh của làng Chợ Dầu quê ông.
Trong phần đầu truyện, tác giả thuật lại rằng, mỗi khi kể về cái làng Chợ Dầu nổi tiếng khắp vùng Kinh Bắc, ông Hai đều kể bằng giọng say mê náo nức lạ thường. Nào là làng mình nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh; nào là đường làng toàn lát đá xanh, trời mưa đi từ đầu Làng đến cuối làng không hề lấm gót, ngày mùa phơi thóc phơi rơm thì tốt thượng hạng… Yêu mến, hãnh diện về làng mình nên ông Hai mắc tật hay khoe. Theo ông thì cái gì của làng Chợ Dầu quê ông cũng hơn hẳn thiên hạ.
Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cuộc sống của gia đình ông Hai có nhiều thay đổi, duy niềm tự hào về làng Chợ Dầu dường như vẫn y nguyên. Ở nơi tản cư, ông hay kể cho mọi người nghe về làng mình với những hố, những ụ chống càn, những giao thông hào chằng chịt như mạng nhện, những cụ phụ lão râu tóc bạc phơ vẫn tập đi một, hai, một, hai… Làng ông có chòi phát thanh cao nhất vùng, có nhà thông tin rộng rãi sáng sủa nhất vùng… Ông Hai rất kiêu hãnh về phong trào kháng chiến sôi nổi của làng Chợ Dầu. Ông đã tích cực cùng mọi người đào đường đắp lũy, rào làng kháng chiến, góp phần vào những thành tích đáng tự hào của quê hương.
Tác giả đặt nhân vật vào một tình huống gay cấn để từ đó miêu tả những chuyển biến mới trong tình cảm của ông Hai. Tình huống ấy là cái tin làng Chợ Dầu theo giặc, mà chính ông nghe được từ miệng những người mới tản cư dưới xuôi lên.
Khi nghe cái tin đột ngột ấy, ông Hai đau đớn, sững sờ: Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được… Lúc đã trấn tĩnh được phần nào, ông vẫn ngờ ngợ, nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt, lại khẳng định vừa ở dưới ấy lên, khiến ông không thể không tin.
Ông cảm thấy đau đớn vì làng Chợ Dầu yêu quý của ông đã rời bỏ kháng chiến. Tủi nhục và xấu hổ, lúc nào ông Hai cũng nơm nớp lo sợ người ta để ý, bàn tán về dân làng Chợ Dầu theo giặc. Có lúc uất quá, ông nắm chặt tay, nghiến răng nguyền rủa: Chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước đề nhục nhã thế này.
Tác giả đã diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông Hai trước cái tin làng mình theo giặc.
Ồng lão yêu làng tha thiết nhưng lại vô cùng căm uất khi nghe tin dân làng theo giặc. Hai tình cảm tưởng chừng mâu thuẫn ấy đã dẫn đến một sự xung đột nội tâm dữ dội. Ông Hai dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Đây là một nét mới trong tình cảm của người nông dân trong thời kì đánh Pháp. Tình cảm yêu nước rộng lớn hơn đã bao trùm lên tình cảm đối với làng quê. Dù đã xác định như thế, nhưng ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình yêu đối với quê hương; vì thế mà ông càng xót xa, cay đắng.
Ông Hai càng bị đẩy vào tình thế bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà nơi tản cư muốn đuổi gia đình ông đi. Đi đâu bây giờ? Không ai muốn chứa chấp dân của cái làng Việt gian, cũng không thể quay về vì về làng tức là chịu quay về làm nô lệ cho Tây. Mâu thuẫn trong tình thế và trong nội tâm nhân vật dường như đã tới đỉnh điểm, đòi hỏi phải được giải quyết. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời, ông Hai oán giận làng mình. Không thể san sẻ với người ngoài, ông chỉ còn biết tâm sự với đứa con nhỏ cho vơi nỗi đau.
Qua những lời tâm sự với đứa con nhỏ, thực chất là tự nhủ với mình, tự giãi bày nỗi lòng mình, ta thấy rõ ở ông Hai tình yêu sâu nặng với cái làng Chợ Dầu của ông. Ông muốn đứa con nhỏ ghi nhớ câu Nhà ta ở làng Chợ Dầu, thủy chung với kháng chiến, với cách mạng, với Cụ Hồ. Tình cảm ấy thật bền vững và thiêng liêng.
Nhưng rồi nỗi đau khổ, nhục nhã đã được thay thế bằng niềm vui sướng, hân hoan. Ông Hai vội vã thông báo với mọi người cái tin làng ông bị giặc phá, nhà ông bị giặc đốt: Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em là Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là “sai sự mục đích” cả!
Ông Hai mừng rỡ vì dân làng Chợ Dầu vẫn trung thành với kháng chiến. Làng Chợ Dầu vẫn xứng đáng với niềm tự hào của ông. Không nén nổi cảm xúc, ông Hai múa tay lên mà khoe. Nỗi khổ, niềm vui của ông Hai không bó hẹp trong phạm vi của bản thân và gia đình mà tất cả đều gắn liền với làng Chợ Dầu xứ Kinh Bắc.
Càng yêu quê hương tha thiết bao nhiêu, ông Hai càng yêu nước nồng nàn bấy nhiêu. Ông hòa niềm vui thắng trận với làng quê khi đánh thắng giặc: Ông kể lại hôm Tây vào khủng bố. Chúng nó có bao thằng, bao nhiêu Tây, bao nhiêu Việt gian, đi những đường nào, đốt phá những đâu đâu và dân quân, tự vệ làng ông bố trí, cầm cự ra sao, rành rọt, tỉ mỉ, như chính ông lão vừa dự trận đánh giặc ấy xong thật…
Qua truyện ngắn Làng của Kim Lân, chúng ta thấy tình cảm của người nông dân thể hiện qua hai khía cạnh: tình yêu và căm thù. Dù yêu hay ghét, tình cảm của người nông dân đều rõ ràng, dứt khoát.
Mỗi người dân Việt Nam đều yêu thương, gắn bó với quê hương mình bởi đó là nơi tổ tiên, ông cha đã sinh cơ lập nghiệp bao đời; là nơi chôn nhau cắt rốn; nơi có những người thân yêu đang cần cù làm lụng một nắng hai sương. Vì vậy, lòng yêu mến làng quê đã trở thành tình cảm truyền thống của dân tộc Việt Nam, đặc biệt là người nông dân Việt Nam. Yêu làng cũng là yêu nước. Ông Hai đã buồn vui, sướng khổ, đã kiêu hãnh, tự hào về làng Chợ Dầu quê hương ông. Đó chính là vẻ đẹp mới trong tâm hồn người nông dân thời kháng chiến chống Pháp đã được nhà văn Kim Lân khám phá và thể hiện rất thành công.
Chúc các bạn học giỏi !
( nếu đc cho mình 5 sao nhé)

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×