LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thái độ của nhân dân đối với an dương vương qua những chi tiết kì ảo

Thái độ của nhân dân đối với an dương vương qua những chi tiết kì ảo
VIết văn ạ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.058
1
0
Hiển
31/10/2021 16:14:56
+5đ tặng
"Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu"

(Tố Hữu)

Là người con đất Việt, chắc hẳn chẳng ai còn lạ lẫm với truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy. Đây không chỉ là câu chuyện gối đầu giường của lũ con trẻ mà còn là lời răn dạy sâu sắc, thể hiện thái độ và tình cảm của nhân dân qua từng nhân vật mà đặc biệt là nhân vật Mị Châu. Bài học lịch sử muôn đời cũng vì thế mà trở nên thấm thía hơn!

An Dương Vương là vua nước u Lạc, có ý định xây thành. Nhưng hễ đắp tới đâu là thành lở tới nó. Cuối cùng, nhờ sự giúp đỡ của Rùa Vàng, thành cũng được xây xong. Rùa Vàng còn tặng vua một chiếc móng vuốt để làm Nỏ thần. Nhờ nó mà vua mấy lần đánh tan quân Triệu Đà sang xâm lược. Thất bại, Đà bèn cầu hòa và cầu hôn công chúa Mị Châu cho con trai mình là Trọng Thủy. Trọng Thủy lừa lấy Nỏ thần về nước, Triệu Đà lại sang xâm lược lần nữa. An Dương Vương vì chủ quan mà thua, đem Mị Châu chạy ra biển. Sau khi nghe Rùa Vàng bảo: "Giặc sau lưng nhà vua đó", An Dương Vương liền hiểu ra và rút gươm đâm chết Mị Châu. Không dừng lại ở kết thúc đầy đau đớn, bi kịch ấy, bằng lòng bao dung cao cả, nhân dân ta đã sáng tạo thêm chi tiết máu Mị Châu hóa thành ngọc trai, xác thành ngọc thạch để gửi gắm những điều lớn lao.


 
Tình cảm của nhân dân với Mị Châu trước nay lại luôn chia hai hướng rõ ràng: giận và thương. Giận bởi nàng thân là công chúa một nước nhưng quá nhẹ dạ, thiếu cảnh giác, làm lộ bí mật quốc dạ, xem nhẹ vận mệnh dân tộc hơn tình vợ chồng. Nhân dân bày tỏ sự nghiêm khắc, công minh khi để Rùa Vàng gọi nàng là giặc và để nàng chết dưới chính lưỡi kiếm của vua cha. Với tư cách là một người con, nàng mang tội bất hiếu; Với tư cách là công chúa một nước, nàng mang tội bất trung với dân. Mị Châu có tội nhưng tội đó cuối cùng đã được nhân dân đồng cảm, xót thương và tìm cách rửa oan cho bằng cách sáng tạo ra chi tiết kì ảo cuối cùng và ngọc trai ấy chỉ có thể sáng trong khi rửa bằng nước giếng nơi Trọng Thủy tự vẫn. Nhân dân đã phân xử tội, tình cho nàng một cách không thể công bằng và hợp lí hơn.

Đây cũng là lời răn xương máu cho thế hệ sau phải luôn biết đặt cái riêng sau cái chung, rạch ròi giữa tình cảm cá nhân và lợi ích quốc gia dân tộc. Không chỉ vì một chút vui vẻ nhất thời mã hủy đi cả một khối lợi ích của toàn dân. Đơn giản hơn, mỗi chúng ta cần biết cân nhắc việc của cá nhân và việc của tập thể, cộng đồng, xã hội. Sống trong một tập thể, cần đặt tập thể lên trên hết, không thể quá đề cao cái tôi bản thân.

Như vậy có thể thấy, từ thời xa xưa, nhân dân ta đã có nhận thức về mối quan hệ cá nhân - cộng đồng và bày tỏ thái độ của mình một cách rạch ròi, thưởng phạt công minh. Trách kẻ có tội nhưng sẵn sàng dung thứ cho người biết hối cải. Nhân dân cũng đồng thời ca ngợi, thể hiện niềm tự hào kiên định với công lao dựng nước và giữ nước của tổ tiên. Giá trị của bài học quý báu này vẫn còn mãi đến ngày nay, là lời răn ý thức, trách nhiệm sống cho mỗi người con đất Việt thuộc dòng giống con Rồng cháu Tiên. Nàng Mị Châu tuy thể xác đã không còn nữa nhưng giếng ngọc vẫn còn đấy, như một chứng tích thiêng liêng cho một tâm hồn trong trắng mà vô tình có lỗi với non sông gấm vóc...

---------------------HẾT---------------------

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Nguyễn Nguyễn
31/10/2021 16:20:55
+4đ tặng

An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy qua ngòi bút khắc họa của tác giả dân gian trở nên quen thuộc với nhiều người Việt. Mỗi nhân vật đều được “thần thánh hóa” tạo nên nét đặc sắc cho câu chuyện. Trong đó nhân vật An Dương Vương là một trong những nhân vật được khắc họa rõ nét từ hình ảnh đến hành động.

An Dương Vương là vị vua có tầm nhìn xa trông rộng. Điều ấy thể hiện được việc ông dời đô từ núi Nghĩa Lĩnh về đồng bằng Cổ Loa để ổn định cuộc sống nhân dân. Khi dời đô về Cổ Loa, việc đầu tiên An Dương Vương làm đó là xây dựng thành kiên cố. Việc xây thành là để chống giặc ngoại xâm, nhưng cũng là sự chuẩn bị bảo vệ cho chính mình của An Dương Vương.

Nhưng việc xây thành không như suy nghĩ. Thực tế dù đã tập trung nhiều nhân công, nhưng ngày xây thì đêm đổ. Dù xây thành đắp lũy gặp không ít gian nan, thử thách nhưng An Dương Vương không hề bỏ cuộc. Đến mức An Dương Vương phải “lập đàn làm chay mấy tháng liền”. Chi tiết cụ già từ phương Đông đi lại báo tin cho vua biết sẽ có sứ Thanh Giang đến giúp thể hiện nước cờ này của vua là đúng.

Vậy nên dưới sự giúp sức, chỉ đường dẫn lối của thần Kim Quy, An Dương Vương đã trừ được yêu tinh, xây xong thành. Hình tượng Loa Thành “cao dài hơn nghìn trượng, hình trôn ốc” thể hiện sự cảnh giác và bất khả xâm phạm tới nhân dân Âu Lạc.

Khi thần Kim Quy làm tròn sứ mệnh, từ giã ra về, An Dương Vương ngoài lời cảm tạ, đã không ngần ngại bày tỏ nỗi lòng “nhờ thần phù trợ, thành đã xây xong, nhưng làm thế nào chống giữ quận địch”. Điều này cho thấy vị vua này không tin tưởng tuyệt đối vào thành lũy, mà luôn băn khoăn lo sợ giặc ngoại xâm chiếm đóng.

Vậy nên khi được thần Kim Quy tặng móng để làm nỏ, theo lời thần dặn, An Dương Vương đã ngay lập tức tìm người chế nỏ thần. Đó là chiếc nỏ “bắn trăm phát trúng cả trăm, và chỉ một phát có thể giết hàng ngàn quân địch”. Thế nên, An Dương Vương quý chiếc nỏ thần vô cùng, vì cả vận mệnh dân tộc nằm trong tay ông, “lúc nào cũng treo gần chỗ nằm”. Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng, nhìn xa trông rộng, nên cùng với nỏ thần vua tôi An Dương Vương đã giành nhiều thắng lợi to lớn, đánh tan dã tâm xâm lược của quân Triệu Đà, đến mức “chạy về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, bèn xin hòa”.

Dù là một vị vua anh minh, sáng suốt bao nhiêu nhưng cũng có lúc An Dương Vương mắc vào mưu sâu kế hiểm của địch. Vì quân Triệu Đà không thể chống lại được vũ khí và chín vòng thành của An Dương Vương nên đã trì hoãn bằng cách cầu hòa và còn cầu hôn Mị Châu – con gái yêu của An Dương Vương cho Trọng Thủy.

Việc đồng ý gả Mị Châu cho Trọng Thủy là một sai lầm lớn của An Dương Vương. Đến việc cho Trọng Thủy ở rể theo tục lệ của nước Âu Lạc lại càng sai. Đó chính là hành động “cõng rắn cắn gà nhà” mở đầu cho liên tiếp bi kịch sau này.

Có lẽ khi cho Mị Châu lấy Trọng Thủy, An Dương Vương không đứng ở góc độ là một quân vương, mà là một người cha, người cha “thấy đôi trẻ yêu thương nhau” nên không ngần ngại gả con gái mình.

Và chính sự ngây thơ của Mị Châu lại tiếp tay cho Trọng Thủy biết được bí mật quốc gia và tráo đổi nỏ thần. Trước đây An Dương Vương cảnh giác bao nhiêu thì giờ đây lại sơ hở bấy nhiêu. Vì chủ quan khinh địch, cậy có nỏ thần mà ngủ quên trên chiến thắng, không phòng bị gì. Đến mức khi quân Triệu Đà đánh sang cổng thành, An Dương Vương vẫn điềm nhiên mà rằng “Đà không sợ nỏ thần sao”. Để khi thức tỉnh nhận ra thì đất nước đã rơi vào tay kẻ thù.

An Dương Vương cùng con gái Mị Châu bỏ chạy, tình thế nguy cấp vô cùng, quân địch đuổi ngay sau lưng. Khi đến bước đường cùng, An Dương Vương liền chạy ra biển “Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu”. Thần Kim Quy xuất hiện và bảo An Dương Vương rằng “giặc ở sau lưng nhà vua đấy”.

Lúc này vua mới thật sự tỉnh ngộ, dù đau khổ vô cùng nhưng ông không ngần ngại rút gươm giết chết con gái duy nhất của mình. Hành rộng rút gươm giết con gái thể hiện sự kiên quyết, dứt khoát. Khi ấy ông không còn là một người cha, ông đứng trên lập trường của một vị vua vì công lý và quyền lợi dân tộc để trừng trị kẻ tội đồ.

Cùng một lúc An Dương Vương phải chịu tới hai nỗi đau, đó là nỗi đau mất nước và nỗi đau nhà tan cửa nát. Sự hối hận muộn màng của An Dương Vương cũng là bài học xương máu, lời cảnh tỉnh cho thế hệ sau trong quá trình giữ nước.

Cuối cùng, An Dương Vương cầm sừng tê bảy tấc trở về với biển cả. Có lẽ chi tiết kì ảo cuối bài là thể hiện sự khoan dung của nhân dân dành cho vị vua ấy. Vì dù có tội nhưng đó là vô tình mà gây ra.

Thông qua phân tích nhân vật An Dương Vương ta thấy được công tội mà ông đã gây ra. Thông qua hình tượng An Dương Vương có lẽ cũng là thông điệp mà ông cha muốn gửi gắm đến thế hệ sau này về tính cảnh giác trong đấu tranh giữ nước.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư