Phân tích nội dung Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến trong Phép biện chứng duy vật. Sự thể hiện của nội dung đó trong đời sống hiện thực ?
Theo Anh/ Chị, sự vận dụng nội dung Nguyên lý đó, bằng Quan điểm toàn diện là như thế nào ? cho ví dụ minh họa .
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật
- Cơ sở của mối liên hệ phổ biến là tính thống nhất vật chất của thế giới, theo đó, các sự vật, hiện tượng trong thế giới dù đa dạng, khác nhau đến thế nào đi chăng nữa, thì chúng cũng chỉ là những dạng cụ thể khác nhau của một thế giới vật chất duy nhất. Ngay cả ý thức của con người cũng chỉ là thuộc tính của dạng vật chất có tổ chức cao và nội dung của ý thức cũng chỉ là kết quả của sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người.
- Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến nói lên rằng, các sự vật, hiện tượng hay các mặt, bộ phận trong một sự vật, hiện tượng tồn tại trong mối quan hệ quy định, tác động qua lại, chuyển hoá lẫn nhau và bản chất của sự vật, hiện tượng thể hiện qua mối liên hệ đó. Do vậy, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến khái quát được toàn cảnh thế giới trong những mối liên hệ chằng chịt giữa các sự vật, hiện tượng của nó. Tính vô hạn của thế giới khách quan, tính có hạn của sự vật, hiện tượng trong thế giới đó chỉ có thể giải thích được trong mối liên hệ phổ biến và được quy định bằng nhiều mối liên hệ có hình thức, vai trò khác nhau.
- Các mối liên hệ có tính khách quan, phổ biến và đa dạng, phong phú. Các tính chất đó của mối liên hệ phổ biến phản ánh tính chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới đa dạng.
- Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc toàn diện trong nhận thức và thực tiễn (xem nguyên tắc toàn diện ở cuối chương).
Nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật.
- Khái niệm sự phát triển: Phát triển là quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; nguồn gốc của sự phát triển là mâu thuẫn giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng và giải quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự phát triển; phát triển vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt đi theo đường xoáy ốc, dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn; thể hiện tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lùi tương đối trong sự phát triển.
- Từ nguyên lý về sự phát triển của phép biện chứng duy vật, rút ra nguyên tắc phát triển trong nhận thức và thực tiễn
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |