Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khoang ngực chứa các cơ quan

Câu 3: Khoang ngực chứa các cơ quan:

A. Tim và phổi                 B. Ruột, gan, tim và phổi C. Dạ dày, ruột và gan      D. Dạ dày và ruột Câu 4: Khoang bụng chứa các cơ quan:

A. Tim và phổi                                   B. Dạ dày, ruột, gan, tụy, hệ bài tiết và hệ sinh dục

C. Hệ bài tiết và hệ sinh dục             D. Cả A, B và C

Câu 5: Tế bào gồm có bao nhiêu bộ phận chính ?

A. 5                               B. 4                             C. 3                                 D. 2

Câu 6: Cấu tạo tế bào gồm:

A. Màng sinh chất, ribôxôm, ti thể.                           B. Màng sinh chất, chất tế bào, nhân. C. Màng sinh chất, chất tế bào, gôngi.                       D. Màng sinh chất, ti thể, nhân Câu 7: Trong tế bào, ti thể có vai trò gì ?

A. Thu nhận, hoàn thiện và phân phối các sản phẩm chuyển hóa vật chất đi khắp cơ thể B. Tham gia vào hoạt động hô hấp, giúp sản sinh năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào

C.   Tổng hợp prôtêin

D.  Tham gia vào quá trình phân bào

Câu 8: Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ?

A. Bộ máy Gôngi           B. Lục lạp                C. Nhân                               D. Trung thể

Câu 9: Trong nhân tế bào, quá trình tổng hợp ARN ribôxôm diễn ra chủ yếu ở đâu ?

A. Dịch nhân                  B. Nhân con             C. Nhiễm sắc thể                 D. Màng nhân

Câu 10: Chức năng của nhân là :

A. Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào                       B. Thực hiện trao đổi chất C. Thực hiện các hoạt động sống của tế bào           D. Tham gia quá trình phân chia tế bào.

Câu 11: Trong cơ thể người, loại tế bào nào có kích thước dài nhất ?

A. Tế bào thần kinh           B. Tế bào cơ vân     C. Tế bào xương      D. Tế bào da Câu 12: Tế bào có kích thước lớn nhất là:

A. Tế bào trứng           B. Tế bào xương          C. Tế bào cơ           D. Tế bào thần kinh

Câu 13 Bào quan nào có vai trò điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào ?

A. Bộ máy Gôngi              B. Lục lạp           C. Nhân                         D. Trung thể

Câu 14: Nơi tổng hợp prôtêin trong tế bào là:

A. Lưới nội chất.           B. Ti thể.                C. Ribôxôm.                    D. Bộ máy gôngi.

Câu 15: Đơn vị chức năng cơ bản của cơ thể là:

A. Tế bào                B. Bào quan               C. Cơ quan                       D. Hệ cơ quan

Câu 16: Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể người ?

A.  Các cơ quan trong cơ thể người đều được cấu tạo bởi tế bào

B.   Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống của cơ thể

C.   Khi toàn bộ các tế bào bị chết thì cơ thể sẽ chết.

D.  Câu A và B đúng.

Chủ đề . Vận động.

Câu 17: Loại xương nào dưới đây được xếp vào nhóm xương dài ?

A. Xương hộp sọ       B. Xương đùi            C. Xương cánh chậu           D. Xương đốt sống Câu18: Trong xương dài, vai trò phân tán lực tác động thuộc về thành phần nào dưới đây? A. Mô xương cứng     B. Mô xương xốp        C. Sụn bọc đầu xương       D. Màng xương Câu 19: Ở xương dài, màng xương có chức năng gì ?

A. Giúp giảm ma sát khi chuyển động                  B. Giúp xương dài ra

C. Giúp xương phát triển to về bề ngang           D. Giúp dự trữ các chất dinh dưỡng Câu 20: Ở xương dài của trẻ em, bộ phận nào có chứa tủy đỏ ?

A. Mô xương xốp và khoang xương                      B. Mô xương cứng và mô xương xốp C. Khoang xương và màng xương                   D. Màng xương và sụn bọc đầu xương Câu 21: Ở người già, trong khoang xương có chứa gì ?

A. Máu          B. Mỡ vàng              C. Tủy đỏ                  D. Nước mô. Câu 22: Sự mềm dẻo của xương có được là nhờ thành phần nào ?

A. Nước                     B. Chất khoáng         C. Chất cốt giao        D. Tất cả A,B,C

Câu 23: Các nan xương sắp xếp như thế nào trong mô xương xốp ?

A.  Xếp nối tiếp nhau tạo thành các rãnh chứa tủy đỏ

B.   Xếp theo hình vòng cung và đan xen nhau tạo thành các ô chứa tủy đỏ

C.   Xếp gối đầu lên nhau tạo ra các khoang xương chứa tủy vàng

D.  Xếp thành từng bó và nằm giữa các bó là tủy đỏ Câu 24: Xương có 2 thành phần hóa học đó là :

A. Chất hưu cơ và vitamin                        B. Chất vô cơ và muối khoáng

C. Chất cốt giao và MK.                            D. Chất hữu cơ và chất vô cơ.

Câu 25: Loại chất khoáng chiếm chủ yếu trong xương là ?

A. Natri                     B. Phốt pho                         C. Can xi                       D. Kali                       

Câu 26 : Ở trẻ em xương có đặc điểm gì ?

A. Chất cốt giao chiếm nhiều            B. Chất cốt giao chiếm ít vì xương đang hình thành .

C. Khả năng đàn hôi cao .                 D. Cả a và c

Câu 27: Bộ xương người và bộ xương thú khác nhau ở đặc điểm nào sau đây ?

A. Số lượng xương ức                              B. Hướng phát triển của lồng ngực

C. Sự phân chia các khoang thân           D. Sự sắp xếp các bộ phận trên cơ thể

Câu 28 Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở bộ xương người mà không tồn tại ở các loài động vật khác ?

A. Xương cột sống hình cung                  B. Lồng ngực phát triển rộng ra hai bên

C. Bàn chân phẳng                                   D. Xương đùi bé

Câu 29: Sự khác biệt trong hình thái, cấu tạo của bộ xương người và bộ xương thú chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây ? A. Tư thế đứng thẳng và quá trình lao động

B.   Sống trên mặt đất và cấu tạo của bộ não

C.   Tư thế đứng thẳng và cấu tạo của bộ não

D.  Sống trên mặt đất và quá trình lao động

Câu 30: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở con người ?

A.  Xương lồng ngực phát triển theo hướng lưng – bụng

B.   Lồi cằm xương mặt phát triển C. Xương cột sống hình vòm D. Cơ mông tiêu giảm.

Câu 31: Vì sao xương đùi của con người lại phát triển hơn so với phần xương tương ứng của thú ?

A.                Vì con người cường độ hoạt động mạnh hơn các loài thú khác nên kích thước các xương chi (bao gồm cả xương đùi) phát triển hơn.

B.                Vì con người có tư thế đứng thẳng nên trọng lượng phần trên cơ thể tập trung dồn vào hai chân sau và xương đùi phát triển để tăng khả năng chống đỡ cơ học.

C.                Vì xương đùi ở người nằm ở phần dưới cơ thể nên theo chiều trọng lực, chất dinh dưỡng và canxi tập trung tại đây nhiều hơn, khiến chúng phát triển lớn hơn so với thú. D. Tất cả các phương án đưa ra.

Câu 32: Đặc điểm nào sau đây không có ở người mà chỉ có ở thú?

A.                Lồng ngực nở sang 2 bên.                            B. Cong ở 4 chỗ C. Xương chậu nở rộng.                                    D. Xương gót nhỏ.

Câu 33: Bộ xương người tiến hoá theo hướng nào ? A. Thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động.

B.                Thích nghi với việc ăn thức ăn chín.

C.                Thích nghi với khả năng tư duy trừu tượng.

D.                Thích nghi với đời sống xã hội.

Câu 34: Trong bàn tay người, ngón nào có khả năng cử động linh hoạt nhất ?

A. Ngón út                    B. Ngón giữa                   C. Ngón cái                       D. Ngón trỏ

Câu 35: Tật cong vẹo cột sống do nguyên nhân chủ yếu nào?

A. Ngồi học không đúng tư thế                         B. Đi dày, guốc cao gót

C. Thức ăn thiếu canxi                                      D. Thức ăn thiếu vitamin A, C, D

Câu 36: Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xuơng thú thể hiện chủ yếu ở những điểm nào ?

A. Sự phân hoá giữa chi trên và chi dưới.               B. Cột sống và lồng ngực, C. Hộp sọ và cách đính hộp sọ vào cột sống.            D. Cả A, B và C đều đúng.

Chủ đề . Tuần hoàn.

Câu 37 Máu gồm các thành phần cấu tạo nào?

A. Tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.        B. Nguyên sinh chất, huyết tương.

C. Protein, Lipít, muối khoáng.                              D. Các tế bào máu, huyết tương.

Câu 38: Môi trường trong gồm:

A. Máu, huyết tương.                                               B. Bạch huyết, máu.

C. Máu, nước mô, bạch huyết.                               D. Các tế bào máu, chất dinh dưỡng.

Câu 39: Vai trò của môi trường trong cơ thể là : A. Bao quanh tế bào để bảo vệ tế bào.

B.   Giúp tế bào trao đổi chất với bên ngoài.

C.   Tạo môi trường lỏng để vận chuyển các chất.

D.  Giúp tế bào thải chất thừa trong quá trình sống.

Câu 40: Bạch cầu đươc phân chia thành mấy loại chính ?

     A. 3 loại             B. 4 loại                       C. 5 loại             D. 6 loại

Câu 41: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hồng cầu người ?

A.Hình đĩa, lõm hai mặt                             B. Nhiều nhân, nhân nhỏ và nằm phân tán C. Màu đỏ hồng                                        D. Tham gia vào chức năng vận chuyển khí Câu 42: Khi hồng cầu kết hợp với chất khí nào thì máu sẽ có màu đỏ tươi ?

 A. N2                         B. CO2                                              C. O2                                    D. CO

Câu 43: Chúng ta sẽ bị mất nhiều nước trong trường hợp nào sau đây ?

A. Tiêu chảy              B. Lao động nặng               C. Sốt cao                               D. Tất cả 

Câu 44: Đại thực bào là do loại bạch cầu nào phát triển thành ?

A. Bạch cầu ưa kiềm                                    B. Bạch cầu mônô

C. Bạch cầu limphô                          D. Bạch cầu trung tính

Câu 45: Loại bạch cầu nào dưới đây tham gia vào hoạt động thực bào ?

A. Bạch cầu trung tính                                 B. Bạch cầu limphô

C. Bạch cầu ưa kiềm                                    D. Bạch cầu ưa axit

Câu 46: Trong hệ thống “hàng rào” phòng chống bệnh tật của con người, nếu vi khuẩn, virut thoát khỏi sự thực bào thì ngay sau đó, chúng sẽ phải đối diện với hoạt động bảo vệ của

A. bạch cầu trung tính.                     B. bạch cầu limphô T.

C. bạch cầu limphô B.                      D. bạch cầu ưa kiềm.

Câu 47:Trong cơ thể người, loại tế bào nào dưới đây có khả năng tiết kháng thể ?

A. Bạch cầu mônô                            B. Bạch cầu limphô B

C. Bạch cầu limphô T                      D. Bạch cầu ưa axit

Câu 48: Khi được tiêm phòng vacxin thuỷ đậu, chúng ta sẽ không bị mắc căn bệnh này trong tương lai. Đây là dạng miễn dịch nào ?

A. Miễn dịch tự nhiên                      B. Miễn dịch nhân tạo

C. Miễn dịch tập nhiễm                   D. Miễn dịch bẩm sinh

Câu 49: Tế bào limphô T có khả năng tiết ra chất nào dưới đây ?

A.Prôtêin độc                                 B. Kháng thể 

C. Kháng nguyên                            D. Kháng sinh

Câu 50: Khi chúng ta bị ong chích thì nọc độc của ong được xem là

 

A. chất kháng sinh.                                      B. kháng thể.

C. kháng nguyên.                                          D. prôtêin độc.

Câu 51: Loại tế bào máu nào đóng vai trò chủ chốt trong quá trình đông máu ?

A. Hồng cầu                                                  B. Bạch cầu

C. Tiểu cầu                                                    D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 52: Người có nhóm máu B sẽ nhận được máu từ người có nhóm máu:

A. Nhóm máu O và A                   B. Nhóm máu O và B

C. Nhóm máu O và AB                D. Nhóm máu A và B

Câu 53: Nhóm máu nào dưới đây không tồn tại cả hai loại kháng nguyên A và B trên hồng cầu ?

A.Nhóm máu O        B. Nhóm máu A         C. Nhóm máu B         D. Nhóm máu AB Câu 54: Người mang nhóm máu AB có thể truyền máu cho người mang nhóm máu nào mà không xảy ra sự kết dính hồng cầu ?

A.Nhóm máu O         B. Nhóm máu AB                C. Nhóm máu A          D. Nhóm máu B

Câu 55: Nhóm máu mang kháng nguyên A có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ?

A. AB                         B. O               C. B                            D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 56: Nhóm máu không mang kháng thể anpha và bêta có thể truyền được cho nhóm máu nào dưới đây ?

 A. O                  B. B                                  C. A                            D. AB

Câu 57: Ở người, loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu đỏ thẫm ?

A. Động mạch cảnh                                     B. Động mạch đùi

C. Động mạch cửa gan                                 D. Động mạch phổi

Câu 58: Loại mạch nào dưới đây vận chuyển máu giàu ôxi ?

A. Động mạch chủ                                      B. Động mạch vành tim

C. Tất cả các phương án còn lại                D. Tĩnh mạch phổi

Câu 59: Tâm thất trái nối liền trực tiếp với loại mạch nào dưới đây ?

A. Tĩnh mạch phổi              B. Động mạch phổi C. Động mạch chủ      D. Tĩnh mạch chủ

Câu 60: Tĩnh mạch phổi đổ máu trực tiếp vào ngăn tim nào ?

A. Tâm thất phải       B. Tâm nhĩ trái          C. Tâm nhĩ phải        D. Tâm thất trái Câu 61: Vòng tuần hoàn lớn không đi qua cơ quan nào dưới đây ?

A. Dạ dày      B. Gan                        C. Phổi                       D. Não

Câu 62: Thành phần nào dưới đây có ở cả máu và dịch bạch huyết ?

A. Huyết tương                     B. Tất cả các phương án còn lại

C. Tiểu cầu                          D. Bạch cầu

Câu 63: Bệnh xơ vữa động mạch có mối liên hệ mật thiết với loại lipit nào dưới đây ? A.Phôtpholipit              B. Ơstrôgen  C. Côlesterôn             D. Testosterôn

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
148
0
0
Nguyễn Tuấn
01/11/2021 19:59:06
+5đ tặng
Câu3:ruột gan tim phổi

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Nguyễn Nguyễn
01/11/2021 19:59:57
+4đ tặng
3c
4c
5b
6a
7c
8b
9a
10c
11b
12a
13c

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×