Khổng Tử
Khổng Phu Tử (孔夫子)
Bức chân dung cổ nhất về Khổng tử do họa sư Ngô Đạo Tử vẽ.
Sinh28 tháng 9, 551 TCN[1][2]
Ấp Trâu, thôn Xương Bình, Nước Lỗ
Mất11 tháng 4, 479 TCN
Nước Lỗ
Thời kỳXuân Thu
VùngNho giáo
Trường pháiKhổng giáo
Đối tượng chínhLuân lý học
Tư tưởng nổi bậtTrung dung
Ảnh hưởng bởi[hiện]
Có ảnh hưởng tới[hiện]
Khổng Tử
Tên tiếng Trung
Phồn thể孔子
Giản thể孔子
hiệnPhiên âm
Tên tiếng Nhật
Kanji孔子
Kanaこうし
hiệnChuyển tự
Tên tiếng Triều Tiên
Hangul공자
Hanja孔子
hiệnPhiên âm
Khổng Phu Tử[3] (tiếng Trung: 孔夫子; hoặc Khổng Tử (tiếng Trung: 孔子) là danh hiệu tôn kính của hậu thế cho Khổng Khâu (chữ Hán: 孔丘; 28 tháng 9, 551 TCN[1][2] - 11 tháng 4, 479 TCN) tự Trọng Ni (chữ Hán: 仲尼)) là nhà khai sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư và triết gia lỗi lạc bậc nhất cõi Á Đông[4][5][6]. Khổng Tử cùng với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (624 - 544 TCN) và Lão Tử được coi là 3 nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất tới Văn hóa Á Đông, và có một sự trùng hợp là cả 3 người đã sống trong cùng một thời kỳ lịch sử.
Trí tuệ và công đức của Khổng Tử được đúc kết trong mỹ tự Vạn thế sư biểu (Bậc thầy của muôn đời sau)[7] (chữ Hán: 萬世師表) hoặc Đại thành chí thánh tiên sư[8] (chữ Hán: 大成至聖先師), hay như có thơ rằng Thiên bất sinh Trọng Ni, vạn cổ như trường dạ[9] (chữ Hán: 「天不生仲尼,萬古如長夜", tạm dịch: Trời không sinh Trọng Ni, muôn đời như đêm dài).
Con cháu Khổng Tử kế thừa truyền thống gia phong, luôn ghi nhớ lời dạy về cội nguồn gia tộc, thế hệ nào cũng ghi chép gia phả để thể hiện niềm tự hào về công lao của tổ tiên. Năm 2005, dòng họ Khổng Tử được Sách Kỷ lục Guinness ghi nhận là gia tộc có bộ gia phả lâu dài nhất trong lịch sử thế giới, với 86 thế hệ con cháu được ghi chép lại đầy đủ, trải dài trên 2.500 năm.[10] Bộ gia phả không chỉ có giá trị to lớn với con cháu Khổng Tử, mà còn là tư liệu quý để tìm hiểu về lịch sử Trung Quốc trong 2.500 năm qua.