Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày cảm nhận của em về văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch)

 Viết đoạn văn (từ 8 đến 10 câu) trình bày cảm nhận của em về văn bản Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lý Bạch).
( được tham khảo nhưng ít thôi nhaaa)
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
824
7
1
Th Vinh
02/11/2021 07:56:32
+5đ tặng
“Quê hương mấy ai không nhớ” mỗi lúc đi xa, từ nỗi nhớ đó, Thi tiên - Lý Bạch đã để lại cho đời một kiệt tác bất hủ về thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt: bài thơ “Tĩnh dạ tứ”. Thưở nhỏ khi còn sống ở quê, Lí Bạch thường lên núi Nga Mi ngắm trăng và yêu tha thiết vầng trăng quê hương ấy. Và kể từ đó mỗi lúc đi xa, đến bất cứ nơi nào, mỗi lần nhìn trăng là tác giả lại nhớ cố hương. Hai câu thơ đầu trong bài gợi tả cảnh, ánh trăng như rọi xuống đầu giường, tỏa ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm khiến cho thi nhân cứ ngỡ mặt đất phủ sương. Ngẩng đầu nhìn trăng bất chợt chạnh lòng nhớ về quê cũ, về một nơi mà tác giả yêu thương thắm thiết. Trên bước đường phiêu bạt, nhà thơ như cánh chim trời tung bay thỏa chí nhưng từ sâu thẳm nỗi nhớ quê vẫn trĩu nặng trong lòng. Không giống như người bạn thân của mình – Hạ Tri Chương nhớ quê trong khoảnh khắc vừa đặt chân trở về quê cũ, Lý Bạch nhớ quê khi đang ở xứ lạ quê người. Bài thơ thật ngắn chỉ vỏn vẹn hai mươi chữ nhưng chứa đầy tình cảm sâu nặng tha thiết với quê hương của người con xa xứ- Lí Bạch

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
NK BĂNG
02/11/2021 07:56:56
+4đ tặng

Trăng đã in đậm trong hồn thơ Lí Bạch. Thi tiên đã có ngót trăm bài thơ trăng với cảm hứng lãng mạn dạt dào. Trong đó, bài thơ “Tĩnh dạ tứ” là một tuyệt tác để làm giàu, làm đẹp thêm cho đề tài “vọng nguyệt hoài hương”:
“Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.”
Câu thơ đầu nhắc trăng, trăng đã đánh thức người trong đêm thanh tĩnh. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi mà tỉnh dậy, không ngủ lại được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy, sự nghi ngờ là phù hợp. Nằm trên giường mà thao thức không ngủ được, ánh trăng sáng trắng, huyền ảo, ngỡ như mặt đất phủ sương trời nên thức giấc. Một nét vẽ gợi lên sự lành lạnh, cô đơn. Đó là tâm trạng khắc khoải, trăn trở, thao thức của kẻ tha hương. Đến hai câu cuối thì nỗi nhớ quê trào dâng, cử chỉ cũng thêm bối rối. Cảnh vật và tâm trạng đan xen, hòa quyện. Tác giả sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu thơ này. Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ: cảnh - tình (trăng - quê hương). Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê, con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào tâm hồn. Tóm lại, với những từ ngữ giản dị mà tinh luyện, bài thơ thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thía tình quê hương của một người sống xa nhà trong đêm trăng thanh tĩnh. Một hồn thơ thanh cao, cô đơn mà nồng hậu, thắm thiết.

 


  bởi Đỗ Trần Thanh Trúc 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×