Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1: Kế tên các nước trong khu vực Đông Nam á ? Các nước này có đặc điểm gì chung về điều kiện tự nhiên ? Điều kiện đó có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất nông nghiệp?
Các nước trong khu vực Đông Nam Á: Có 11 nước: Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore,Thái Lan và Brunei
* Thuận lợi:
- Vị trí địa lí:
+ Đông Nam Á là giao điểm của con đường giao thông quốc tế, từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây. Là cầu nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu và Úc. Là cửa ngõ để vào lục địa Á rộng lớn.
=> Thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán quốc tế, Đông Nam Á là khu vực có tầm quan trọng hàng đầu trên thế giới.
- Sông ngòi:
+ Hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mê Công, sông Hồng, sông Mê Nam, sông I-ra-oa-đi,... tạo nên những vùng đồng bằng châu thổ màu mỡ phì nhiêu, lưu lượng nước lớn, hàm lượng phù sa cao.
=> Điều kiện thuận lợi cho sự quần cư, sinh tụ, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải của cư dân Đông Nam Á từ thời cổ xưa.
- Khí hậu:
+ Gió mùa nóng, ẩm, mưa nhiều làm cho hệ động - thực vật ở Đông Nam Á rất phong phú và đa dạng.
=> Thuận lợi phát triển nông nghiệp, người Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và các loại cây ăn quả.
- Biển:
+ Tất cả các nước Đông Nam Á đều có biển bao quanh (trừ Lào).
=> Điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như khai thác dầu mỏ, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản, giao thông biển và du lịch biển.
- Tài nguyên thiên nhiên:
+ Hệ sinh vật phong phú, với nhiều loại động thực vật quý hiếm. Tài nguyên khoáng sản phong phú, số lượng lớn.
=> Thuận lợi phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp.
* Khó khăn:
- Địa hình bị chia cắt mạnh không có những đồng bằng lớn, khó khăn cho giao thông đường bộ.
- Sự phức tạp của gió mùa đã gây ra nhiều thiên tai như bão lụt, hạn hán, sương muối và mưa đá,…
- Vị trí địa lí là trung tâm của đường giao thông quốc tế cũng khiến cho Đông Nam Á ngay từ rất sớm đã bị các nước bên ngoài nhóm ngó, xâm lược.
Câu 2: Tên gọi Thăng Long có từ bao giờ? Tại sao Lý Công Uẩn lại dời đô từ Hoa Lư về Đại La?
Lịch sử Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt.
Câu 3: Em hãy nếu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Tổng (1075-1077)? Em có suy nghĩ gì về cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt?
- “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.
- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.
- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.
- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”
- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.
- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
-Để đảm bảo hòa bình, bớt thương vong và tránh sự thù hận của quân Tống và nhằm đảm bảo quan hệ bang giao không muốn làm tổn thương danh dự một nước lớn.
- Thể hiện sự khéo léo và mềm dẻo về chính sách ngoại giao của Lý Thường Kiệt.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |