Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy vào vai người lính Tây Sơn để kể lại trận đánh Ngọc Hồi

Hãy vào vai người lính Tây Sơn để kể lại trận đánh Ngọc Hồi.Giúp mình với, mình cần gấp lắm,pls.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
789
1
2
03/11/2021 15:19:08
+5đ tặng

Cuối năm Mậu Thân (1788), nhân dân Thăng Long và Bắc Hà phải chịu đựng những ngày tháng đau thương, tủi nhục vì nạn ngoại xâm. Lợi dụng sự cầu cứu của Lê Chiêu Thống, 290 nghìn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị thống lãnh, đã tràn vào chiếm đóng kinh thành và kiểm soát phần lớn đất Bắc Hà. Quân đồn trú Tây Sơn do tướng Ngô Văn Sở chỉ huy, đã theo kế sách mưu trí của tiến sĩ Ngô Thì Nhậm, lui về giữ phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn.

Giành được thắng lợi tương đối dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị tỏ ra rất chủ quan. Hắn ra lệnh cho quân sĩ tạm đóng quân ở Thăng Long để nghỉ ngơi ăn tết và chuẩn bị mọi mặt thật chu đáo rồi sau tết sẽ "tiến vào tận sào huyệt của giặc, bắt sống Nguyễn Huệ" (Hoàng Lê nhất thống chí), Hắn đóng đại bản doanh ở cung Tây Long bên bờ sông Nhị và bố trí lực lượng phòng thủ quanh Thăng Long, nhất là hướng đường thiên lý và đường thượng đạo mà quân Tây Sơn có thể bất ngờ tiến công. Trên hai hướng phòng ngự này, đồn Ngọc Hồi và đồn Đống Đa giữ vị trí then chốt.

Những ngày giáp tết năm đó, nhân dân kinh thành đã chứng kiến biết bao tội ác của quân giặc: ''kiếm mọi cách vu hãm những người lương thiện, áp bức, cướp bóc những nhà giàu có, thậm chí giữa chợ, giữa đường cũng cướp giật của cải, hãm hiếp đàn bà, không còn kiêng sợ gì cả"; và sự phản bội hèn mạt của bọn bán nước: ''nước Nam ta từ khi có đế, có vương đến nay, chưa bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế" (Hoàng Lê nhất thống chí).

Nhưng cũng trong thời gian đó, tại Phú Xuân, ngày 24 tháng 11 Mậu Thân (21/12/1788) Quang Trung nhận được tin cấp báo và ngày hôm sau làm lễ xuất quân. Với những phán đoán tình hình và công việc chuẩn bị được trù liệu trước, chỉ trong vòng 35 ngày từ 25/11 đến 30/12 Mậu Thân (22/12/1788 - 25/1/1789), trên đường hành quân và tập kết đại quân ở Tam Điệp, Quang Trung đã hoàn tất mọi việc chuẩn bị cho chiến dịch đại phá quân Thanh. Đúng đêm giao thừa Tết Kỷ Dậu, quân Tây Sơn bất ngờ tiến công tiêu diệt đồn tiền tiêu của giặc ở Gián Khẩu, cách Thăng Long gần 90km, mở đầu cuộc đại phá quân Thanh. Sau 5 ngày đêm tiến quân thần tốc, đạo quân chủ lực của Quang Trung đã phá tan hệ thống phòng ngự của địch trên hướng đường thiên lý tiến về Thăng Long. Mờ sáng mùng 5 tết (30/1/1789), đạo quân chủ lực của Quang Trung phối hợp với đạo quân đô đốc Bảo công phá và tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Ngọc Hồi - Đầm Mực.

Cùng lúc đó, đạo quân do đô đốc Long chỉ huy, bất ngờ diệt đồn Đống Đa rồi đánh thọc sâu vào đại bản doanh của Tôn Sĩ Nghị ở cung Tây Long.

Sự phối hợp hai trận đánh Ngọc Hồi, Đống Đa làm cho Tôn Sĩ Nghị hết sức bất ngờ, choáng váng và lâm vào thế hoàn toàn bất lực, sụp đổ. Với cả một lực lượng dự bị khá lớn ở tổng hành dinh, những viên chủ soái quân Thanh đành phải tháo chạy trong cảnh hoảng loạn và tan rã. Trên đường tháo chạy, chúng lại bị một cánh quân Tây Sơn khác chặn đánh ở vùng Yên Thế, Phượng Nhãn, Lạng Giang và bị bồi thêm những đòn tổn thất nặng nề.
35 ngày chuẩn bị trên đường hành quân dài khoảng hơn 500 km từ Phú Xuân đến Tam Điệp và 5 ngày đêm tiến công tiêu diệt trên một tuyến phòng ngự dài khoảng 90 km từ Gián Khẩu đến Thăng Long, quân Tây Sơn dưới sự lãnh đạo của Quang Trung đã đạt mức kỷ lục về tính thần tốc trong hành quân chuẩn bị và tiến công tiêu diệt địch.
Đại thắng Thăng Long xuân Kỷ Dậu 1789 là một trong những vũ công hiển hách nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.

Đó là chiến thắng tiêu biểu cho đỉnh cao của sự phát triển và thắng lợi của phong trào Tây Sơn, được tạo nên bằng sức mạnh quật khởi của nông dân kết hợp với sức mạnh yêu nước và đoàn kết của cả dân tộc. Trong hàng ngũ quân đội Tây Sơn lập nên vũ công mùa xuân đó có những người đã tham gia dấy nghĩa từ đất Tây Sơn, có những con các em dân tộc Tây Nguyên chuộng tự do phóng khoáng, có những người dân khắp mọi miền của đất nước đã tự nguyện đứng dưới lá cờ nghĩa Tây Sơn, có những trí thức yêu nước như Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Thiếp... những võ quan cũ của chính quyền Lê - Trịnh như Đặng Tiến Đông..., những tướng soái Tây Sơn đã đày dạn chiến trận như Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân, Nguyễn Văn Tuyết... .

Đó là chiến thắng của quân đội Tây Sơn với quyết tâm và ý chí đánh cho nó ''chích luân bất phản", đánh cho nó ''phiến giáp bất hoàn", đánh cho ''sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”. ý chí đó lại được nhân dân hết lòng giúp đỡ. Và như chúng ta đã biết, trên đường hành quân chiến đấu của quân Tây Sơn, nhân dân đã cho con em mình gia nhập nghĩa quân, đã tiếp tế lương thực, giúp các phương tiện vượt sông...

Nhân dân các làng xã quanh Thăng Long đã giúp quân Tây Sơn bí mật giấu quân ém sát đồn giặc, góp ván gỗ làm mộc công phá đền Ngọc Hồi, đã phối hợp làm trận rồng lửa trong trận diệt đồn Đống Đa...
Bằng lối đánh thần tốc và một thế trận lợi hại kết hợp tiến công chính diện mãnh liệt với những mũi thọc sâu bất ngờ và những mũi vu hồi sau lưng, Quang Trung với số quân chỉ hơn 10 vạn, nhưng đã đặt Tôn Sĩ Nghị và 29 vạn quân Thanh vào thế hoàn toàn bị động, bất ngờ đi từ thất bại này đến thất bại khác và cuối cùng phải chấp nhận sự thảm hại, tháo chạy trong hoảng loạn. Đại thắng Xuân Kỷ Dậu (1789) biểu thị tập trung thiên tài quân sự của Quang Trung Nguyễn Huệ.

Cũng ngay sau khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Quang Trung đã giao cho Ngô Thì Nhậm, Phan Huy ích dùng mọi biện pháp ngoại giao mềm mỏng và tích cực để nhanh chóng lập lại quan hệ hòa hiếu với nhà Thanh. Chỉ trong vòng nửa năm, hai bên đã thông sứ bộ và sau đó, quan hệ bang giao và buôn bán giữa hai nước đã được khôi phục.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Lê Mạnh Hùng
03/11/2021 15:19:45
+4đ tặng

Tôi là người lính Tây Sơn và tôi đã trải qua một trận đánh đồn Ngọc Hồi vô cùng oanh liệt và dã đi vào sử sách nước nhà. Hôm nay tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe trận đánh này để các bạn có thêm hiểu biết về một trong những trận đánh nổi tiếng đi vào lịch sử.

Sau khi biên chế đội ngũ, bàn giao kế hoạch tác chiến, vua Quang Trung tổ chức duyệt binh, động viên tướng sỹ và tuyên bố trước ba quân, nâng cao sĩ khí quyết tâm đánh giặc cứu nước. Đại quân nhanh chóng lên đường, khẩn kíp như sắp vào trận, không ai dám chậm trễ. Tôi thuộc bộ tiền quân, được phân làm đội trưởng, nhận lệnh hành quân cũng khẩn trương chuẩn bị.

Để hành quân nhanh chóng, không bị chậm trễ lại bảo toàn được sức lực, sẵn sàng cho mọi trân chiến, vua Quang trung chia đại quân ra làm nhiều xuất đinh nhỏ. Mỗi xuất đinh gồm từ 5 đến 7 người. Binh lính Tây Sơn tự mang vũ khí, lương thực và những đồ vật cần thiết nhưng phải hết sức gọn nhẹ. Hành trình từ nam ra Bắc đường dài hiểm nguy không sao kể siết. Bởi thế, để bước đi được gọn nhẹ, tiết kiệm được thời gian. Trước đó, nhà vua đã kêu gọi nhân dân cung ứng không biết bao nhiêu lương khô và những đồ dùng cần thiết.

Quả thực vua Quang Trung là người rất tài trí, suy tính hơn người không ai sánh bằng. Xưa nay đánh trận, chưa bao giờ việc chuẩn bị nhanh gọn mà lại chắc chắn như thế này. Chúng tôi lên đường, quân trang, quân dụng, vũ khí không có bao nhiêu. Lại chia nhau mỗi người một ít, mang vác tiện lợi. Lương khô đã sẵn, gồm bánh tráng, bánh chưng, thịt muối, cá khô…

Tiện lợi hơn nữa là những thứ ấy có thể giữ lâu mà không bị hư hỏng, lại thơm ngon. Người Người lính Tay Sơn có thể vừa hành quân vừa ăn, không cần dừng lại nấu nướng lôi thôi. Lúc hành quân, việc gì ăn uống rất gọn nhẹ và mau chóng. Lại thêm, bà con khắp chốn đều ra sức ủng hộ. Đi đến đâu chúng tôi cũng được chào đón và cung ứng không biết bao nhiêu lương thực. Nhưng, thực hiện lệnh vua ban nhằm an lòng dân, chúng tôi chỉ lấy những thứ cần thiết. Còn lại đều gửi trả không dám lấy gì thêm. Bởi thế, chúng tôi hành quân suốt ngày đêm mà sức khỏe vẫn ổn định. Tinh thần hăng hái không sao kể xiết.

Đến Nghệ An, vua Quang Trung lệnh cho đại quân đừng lại nghỉ ngơi 10 ngày để tuyển thêm binh lính. Vua lại cho người vời Nguyễn Thiếp – một cư sĩ tài danh ra hỏi ý. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp khen ngợi nhà vua tài cao chí lớn, liền nhận lời ra giúp sức. Phu Tử phân tích tình hình và khẳng định cuộc xuất quân lần này tất thắng chỉ trong mươi ngày.

Nhà vua nghe thế vô cùng mừng rỡ liền chiêu mộ thêm quân, tăng cường thêm khí giới. Cứ ba người thì lấy một người. Ai có hoàn cảnh đều miễn cho hết. Chưa mấy lúc, đã được hơn một vạn quân tinh nhuệ, 10 vạn quân và hơn 100 con voi. Rồi nhà vua cho mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn rồi thẳng tiến ra Bắc.

Khi quân ra đến sông Gián, gặp toán quân do thám của giặc, đội của tôi đi tiên phong, đã vậy bắt hết không sót một tên. Bởi vậy, việc hành quân hết sức cơ mật, khi chúng tôi tiến sát thành đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi thì quân đồn trú ở Ngọc Hồi và Thanh Trì  đều không hay biết gì cả.

Trận đầu tiên, nhà vua tiến quân đánh vào thành Hà Hồi. Hà Hồi là điểm quân trấn thủ của quân Thanh nhằm ngăn chặn bước tiến của quân ta từ cánh nam. Để tiêu diệt gọn điểm quân này, hoàng đế Quang Trung ra lệnh dùng thuật giả binh. Mục đích là làm hoang mang tinh thần kẻ địch trước, sau tiến quân tiêu.

Chúng tôi lặng lẽ vây kín ngôi làng rồi bắc loa truyền gọi vang. Tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ran để hưởng ứng kinh động đất trời. Nghe như có hơn vài vạn người bao vây bốn phía. Lại cho người đốt đuốc sáng rực trời. Một nhóm khác đem nồi, trống và các vật dụng khua đánh inh ỏi. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi. Chúng chăng biết thực hư thế nào liền quy hàng, xin được sống. Lương thực khí giới đều bị quân ta lấy hết. Quang trung quả thực dự tính như thần. Ta chiếm gọn thành mà không mất một mũi tên nào.

Sau thắng lợi lớn, đại binh Tây Sơn tiến đánh Ngọc Hồi. Ngọc Hồi là điểm quân trọng yếu, quân địch sẽ có thủ mà liều chết với ta để giữ thành. Sau khi suy tính, vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức. Bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Tất cả được hai mươi bức lớn. Xong cho kén hạng lính khoẻ mạnh, lực lưỡng. Cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn. Hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành trận chữ “nhất”.

Khi công thành, địch nhất định sẽ dùng cung tiễn để hạ sát quân ta. Tấm ván lớn là dùng để chắn tên của địch, bảo vệ đội quân tiến theo ở phía sau. Lớp rơm dày có tẩm ướt nước nhằm dập tắt tên lửa của giặc, khiến cho giặc không thể dò xét được quân ta. Đây quả thực là một kế hay, chỉ những bậc quân sự thiên tài mới nghĩ tới được.

Mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Để làm tăng sĩ khí và quyết tâm diệt giặc, vua Quang Trung sai đốt hết lương thực. Rồi tự mình quấn khăn vàng vào cổ để tỏ ý quyết chiến quyết thắng, chỉ tiên không chịu lùi. Ngài uy nghi mạnh mẽ cưỡi trên mình voi đốc thúc đại quân xông tới, lẫm liệt như một vị thần trong sử thi.

Quang Trung quả thực dự liệu như thần. Khi ta tiến đến vây thành, quân Thanh từ trong thành nổ súng bắn ra dữ dội. Nhân có gió bắc, chúng bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời. Cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam. Đám khói bị thổi ngược trở lại, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.

Vua Quang Trung liền gấp rút sai đội khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo của hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa. Những người cầm binh khí theo sau cũng nhất tề xông tới mà đánh. Nhà vua cũng tả xung hữu đột, thoát ẩn, thoắt hiện cùng đại quân diệt giặc hết sức ngoan cường. Người dũng mãnh, thiện chiến, tham gia phá thành, giải vây, ứng cứ binh sĩ. Nhờ một đường đao của nhà vua diệt gọn kẻ địch sau lưng đã cứu tôi thoát chết khi tôi hăng hái tiến vào doanh trại. Người còn nhìn tôi khích lệ, đôi mắt vừa rực lửa vừa chan chứa tình thương khiến tôi vô cùng cảm kích.

Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung. Quân thanh thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, đại bại thảm hại.

Kết thúc trận đánh, khi khói lửa đã tan, quân Thanh số chết, số bị thương, số tán loạn dẫm đạp lên nhau chạy về hướng Bắc. Lúc này, Quang Trung mặt sạm vì khói, áo bào bị rách và nhuộm đen vì thuốc súng. Nhưng nhìn người uy dũng phi thường làm đại quân hết sức phấn khích.

Giữa trưa hôm ấy vua Quang Trung tiến binh đến Thăng Long, rồi kéo vào thành. Tôn Sĩ nghị vì mải mê chè chén nên khi nghe tin cấp báo thì đại quân đã kề cận. Hắn sợ đến mất mật. Tinh thần hoảng loạn, không còn ý chí chiến đấu nữa. Ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp, Tôn Sĩ Nghị dẫn bọn lính kỵ mã của mình chuồn trước qua cầu phao, đoạn cứ nhằm hướng bắc mà chạy.

Quân Thanh các doanh nghe tin, đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy. Chúng tranh nhau qua cầu sang sông Nhị Hà, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều. Lát sau cầu lại bị đứt. Quân lính đều rơi xuống nước, số chết vô kể. Đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.

Bọn Lê Chiêu Thống cũng vội vã tìm đường trốn chạy. Trên đường đi chịu không biết bao nhiêu gian khổ, trong lòng uất hận vô cùng. Đến cửa ải thì hội quân cùng Tôn Sĩ Nghị. Đôi bên cùng nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt. Tôn Sĩ Nghị cũng lấy làm xấu hổ vô cùng.

Kết thúc cuộc chiến, quân ta đại thắng. Toàn bộ quan Thanh bị tiêu diệt. Bọn bán nước cầu vinh cũng bị một phen khiếp vía không còn dám mưu đồ nữa. Chẳng những non sông toàn vẹn mà tiếng vang còn mãi, đến mấy chục năm sau nhà Thanh cũng không dám sang xâm phạm nước ta.

Sau đó, chúng tôi ở lại ít lâu, giúp nhân dân lưu lạc trở về dựng xây cuộc sống. Nhà vua vừa tổ chức lại bộ máy chính quyền vừa ban dụ cho bà con hiểu rõ sự tình mà an tâm. Lại thêm, sai binh lính Tậy Sơn cùng bà con khai hoang, mở ruộng, tăng cường sản xuất. Chẳng mấy chốc, Bắc Hà trở lại ổn định và phồn vinh hơn trước. Đất nước từ đó thái bình thịnh trị. Khắp nơi vang lời ca tiếng hát ca ngợi công đức bậc anh hùng tài danh sáng suốt.

Trở về kinh thành, tôi được thăng chức Trưởng cơ Đội cận vệ. Lại được nhà vua hết sức tin tưởng và giao phó nhiều trọng trách. Tôi tự hào là người Tây Sơn vào sinh ra tử bảo vệ giang sơn. Được ở gần vị minh quân, tôi hết sức lấy làm vinh mà vinh dự, tự hứa phải ra sức chiến đấu, bảo vệ giang sơn, giết giặc lập công, tận trung báo quốc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×