Cách mạng Tân Hợi 1911
* Nguyên nhân
- Nhân dân Trung Quốc mâu thuẫn với đế quốc phong kiến.
- Ngòi nổ của cách mạng là do nhà Thanh trao quyền kinh doanh đường sắt cho đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc (quốc hữu hóa đường sắt) nên phong trào “giữ đường” bùng nổ, nhân cơ hội đó Đồng minh hội phát động đấu tranh.
* Diễn biến:
- Khởi nghĩa bùng nổ ở Vũ Xương 10/10/1911, lan rộng khắp miền Nam, miền Trung Trung Quốc.
- Ngày 29/12/1911: Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh
+ Tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc.
+ Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống lâm thời.
+ Hiến pháp lâm thời được thông qua, công nhận quyền bình đẳng và quyền tự do dân chủ của mọi công dân. Không đề cập đến vấn đề ruộng đất của nông dân.
- Trước thắng lợi của cách mạng, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.
=> Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức (12/2/1912), Viên Thế Khải làm Tổng thống (6/3/1912) – thế lực phong kiến quân phiệt lên nắm quyền.
* Tính chất - ý nghĩa: là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản
- Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á.
* Hạn chế
- Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến.
- Không đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược.
- Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
=> Cách mạng Tân Hợi (1911) mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
* Nguyên nhân thất bại
- Chưa thủ tiêu triệt để giai cấp phong kiến, chưa tấn công đế quốc.
- Chưa giải quyết vấn đề thiết yếu cho dân cày: Ruộng đất.