Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong những năm 20 — 30 của thế kỉ XIX, đội ngũ công nhân nhiều nước châu Âu ngày càng đông, càng đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế và chính trị.
Ở Pháp, năm 1831, do bị bóc lột nặng nề và đời sống quá khó khăn, công nhân dệt thành phố Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm. Những người khởi nghĩa đã làm chủ thành phố trong 10 ngày. Quyết tâm đấu tranh của họ thể hiện trong khẩu hiệu : “Sống trong lao động hoặc chết trong chiến đấu !”. Năm 1834, công nhân các nhà máy tơ ở Li-ông lại khởi nghĩa đòi thiết lập nền cộng hoà. Cuộc đấu tranh quyết liệt đã diễn ra suốt 4 ngày, cuối cùng bị dập tắt.
Ở Anh, trong những năm 1836 - 1848, một phong trào công nhân rộng lớn,
có tổ chức đã diễn ra -phong trào Hiến chương. Họ tiến hành mít tinh, đưa kiến nghị có chữ kí của đông đảo công nhân lên nghị viện, đòi quyền phổ thông đầu phiếu, tăng lương và giảm giờ làm cho người lao động. Mặc dù bị đàn áp song đây là phong trào có mục tiêu chính trị rõ ràng và được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng.
Ở Đức, đời sống của công nhân và thợ thủ công cũng rất cơ cực. Năm 1844,công nhân dệt vùng Sơ-lê-din khởi nghĩa, phá huỷ nhà xưởng. Cuộc khởi nghĩa không duy trì được lâu nhưng có tác dụng mở đầu phong trào đấu tranh sôi nổi của công nhân Đức sau này.
Những cuộc đấu tranh trên của giai cấp công nhân Anh, Pháp. Đức đều thất bại vì thiếu sự lãnh đạo đúng đắn và chưa có đường lối chính trị rõ ràng, song đã đánh dấu sự trưởng thành của công nhân, tạo điều kiện quan trọng cho sự ra đời của lí luận khoa học sau này.
chấm điểm cho mình nha
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |