Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm

01. Nội dung vấn đề cơ bản của triết học gồm

A. hai mặt.             B. hai vấn đề.         C. hai nội dung.          D. hai câu hỏi.

02. Các môn khoa học cơ bản nghiên cứu những vấn đề

A. riêng lẻ, bộ phận.        

B. trừu tượng.

C. chung nhất, phổ biến nhất.

D. thế giới quan.

03. Câu tục ngữ " Góp gió thành bão" đã khái quát được:

A. Cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng                       

B. Khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng

C.Nguồn gốc vận động phát triển của sự vật và hiện tượng     

D. Cả ba đều đúng

04. Cách thức phát triển của sự vật và hiện tượng:

A. Cái mới phủ định cái cũ                     B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

C. Lượng đổi dẫn đến chất đổi                         D. Chất đổi dẫn đến lượng đổi

05. Cái cây chỉ tồn tại thông qua sự vận động lớn lên, ra hoa, kết trái ...Hiện tượng này đã minh họa cho quan điểm triết học nào sau đây:

A. Vận động là phương thức tồn tại của sự vật, hiện tượng

B. Phát triển là khuynh hướng tất yếu của sự vật, hiện tượng

C. Mọi sự vật, hiện tượng đều vận động theo chiều hướng đi lên

D. Mọi sự vật, hiện tượng thường xuyên vận động

06. Vai trò của mâu thuẫn đối với sự phát triển

A. Là kết quả của sự phát triển                     B. Là nguồn gốc của sự phát triển

C. Là cách thức của sự phát triển                     D. Là mục tiêu của sự phát triển

07. Xác định phạm vi tồn tại của mâu thuẫn?

A. Mâu thuẫn có trong ý thức của con người   B. Mâu thuẫn có trong xã hội

C. Mâu thuẫn có trong mọi sự vật và hiện tượng                       

D. Mâu thuẫn có trong nhiều sự vật, hiện tượng

08. Người ta có những hạt thóc. Nếu đem những hạt thóc đó xay lấy gạo ăn, nó cũng mang lại lợi ích nhất định. Song cũng những hạt thóc đó, nếu đem gieo xuống đất, hạt nẩy mẩm thành cây lúa, trổ bông và kết hạt.Hãy xác định ở trường hợp thứ hai:

A. Đây là phủ định siêu hình                          B. Đây là sự phủ định khách quan

C. Đây là sự phủ định kế thừa                          D. Đây là phủ định biện chứng

09. Các tư tưởng khoa học ngày càng phát triển là do:

A. Sự đấu tranh giữa cái ác và cái thiện     

B. Sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội

C. Sự đấu tranh giữa nhận thức đúng và nhận thức sai   

D. Sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ

10. Cách thức của sự phát triển là:

A. Sự phủ định của phủ định     

B. Sự đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn giữa hai mặt đối lập

C. Sự phủ định biện chứng        

D. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

11. Câu tục ngữ nào nói lên sự thay đổi dần về lương dẫn đến sự thay đổi về chất?

A. Có công mài sắt có ngày nên kim      B. Một mặt người bằng mười mặt của

C. Chim có tổ người có tông                            D. Chân cứng đá mềm

12. Sự thống nhất của hai mặt đối lập là:

A. Hai mặt đối lập có sự chuyển hóa lẫn nhau

B. Hai mặt đối lập có khuynh hướng trái ngược nhau

C. Hai mặt đối lâp tác động qua lại lẫn nhau

D. Hai mặt đối lập gắn bó với nhau, làm tiền đề để tồn tại cho nhau

13. Cơ sở nào để phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật và hiện tượng khác?

A. Cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng

B. Thuộc tính bên trong tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng

C. Tất cả các thuộc tính của sự vật và hiện tượng                                                               

D. Tính qui định về lượng

14. Trong điều kiện bình thường, đồng(Cu) ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng nhiệt độ đến 1083 độ C, đồng sẽ nóng chảy.Hãy xác định độ của đồng ở thể rắn:

A. Giới hạn nhiệt độ của đồng chưa đạt đến 1083 độ C  

B. Giới hạn nhiệt độ của đồng từ 0 độ đến 1083 độ C

C. Giới hạn nhiệt độ của đồng đạt đến trên 1083 độ C

D. Giới hạn nhiệt độ của đồng đạt đến 1083 độ C

15. Giới hạn mà trong đó, giữa chất và lượng thống nhất với nhau làm cho sự vật vẫn còn là nó, được gọi là:

A. Điểm khởi đầu và điểm kết thúc            B. Độ            C. Điểm nút          

 D. Bước nhảy vọt

17. Trong giới tự nhiên sở dĩ có được giống, loài mới xuất hiện là do:

A. Sự đấu tranh giữa các giai cấp                    

B. Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập

C. Sự đấu tranh giữa mặt di truyền và biến dị 

D. Sự đấu tranh giữa lực lượng tiến bộ và lạc hậu

18.  Thế giới quan duy tâm cho rằng: Giữa vật chất và ý thức, thì ý thức là cái

A. có trước.       B. có sau.          C. có cùng lúc.       D. không xác định.

19. Điều kiện để hình thành một mâu thuẫn

   A. Hai mặt đối lập cùng tồn tại trong một sự vật   B. Hai mặt đối lập phủ định nhau trong một sự vật

   C. Hai mặt đối lập chứa đựng mâu thuẫn            

D. Hai mặt đối lập trái ngược nhau trong một sự vật

20.  Phương pháp luận bao quát các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy, là phương pháp luận

A. biện chứng.                  B. khoa học.           C. triết học.                     D. chung.

21. Thế giới quan duy vật cho rằng: Giữa vật chất và ý thức, thì ý thức là cái

A. có trước.            B. có sau.     C. có cùng lúc.       D. không xác định.

22. Hãy xác định đâu là mâu thuẫn thông thường

A. Cao- thấp    B. Hấp thụ- bài tiết     C. Điện tích dương- điện tích âm     D. Sản xuất- tiêu dùng

23. Nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật hiện tượng:

A. Quá trình đấu tranh giữa các mặt đối lập của mâu thuẫn     B. Quá trình phủ định biện chứng      

C. Lượng đổi kéo theo chất đổi và ngược lại      D. Chất đổi làm lượng thay đổi theo

24. Mâu thuẫn là gì?

A. Mâu thuẫn là sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập

B. Mâu thuẫn là sự ràng buộc lẫn nhau của các mặt đối lập

C. Mâu thuẫn là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

D. Mâu thuẫn là những khuynh hướng trái ngược nhau

25. Dựa vào đâu để phân biệt sự vật, hiện tượng này và sự vật, hiện tượng khác

       A. Độ                        B. chất                    C. Điểm nút                      D. lượng

26. Căn cứ vào phạm vi ứng dụng, phương pháp luận của triết học là phương pháp luận

A. chung.     B. riêng.       C. cơ sở.      D. tiền đề.

27. Mặc dù được H(là học sinh giỏi) giúp đỡ nhiệt tình trong việc học tập nhưng đã mấy tháng rồi mà N vẫn không tiến bộ trong học tập nên chán nản và có ý định bỏ học. Nếu là bạn của N, em sẽ khuyên N như thế nào cho phù hợp với quy luật lượng chất?

A. Đồng ý với N bỏ học là tốt hơn.

B. Khuyên N vẫn cứ học cho hết lớp 10 rồi nghỉ cũng được.

C. Động viên N cứ kiên trì cố gắng học tập rồi sẽ có sự tiến bộ.

D. Khuyên N đi chơi vài hôm cho khuây khỏa rồi học tiếp.

28. N được nhà trường giao nhiệm vụ thực hiện bài thi về đề tài xử lí và tái chế rác thải sinh hoạt. Thoạt dầu, N rất hào hứng, nhưng càng đi sâu phân tích, N càng thấy nản. Nếu là bạn của N em sẽ khuyên N như thế nào cho phù hợp với quy luật lượng chất?

A. Khuyên N bỏ đề tài xử lí tái chế rác thải sinh hoạt đi vì nó quá phức tạp.

B. Khuyên N bỏ đề tài xử lí tái chế rác thải sinh hoạt đi vì nó không có ý nghĩa gì.

C. Động viên N cứ kiên trì cố gắng, nỗ lực thực hiện đề tài của mình.

D. Khuyên N thuê những người am tường làm giùm, vừa chất lượng lại đỡ mất công.

0 trả lời
Hỏi chi tiết
86

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư