Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Sau khi thôi làm quan, Đỗ Phủ đưa gia đình về khe Càn Hoa ở ẩn, lánh xa chốn triều đình nhiễu nhương, thối nát, lành ít, dữ nhiều. Suốt mấy năm trời, sống trong cảnh đói không cơm, đau không thuốc, sức khỏe của ông yếu đi nhiều lắm. Nhìn vợ con nheo nhóc, ông tủi cho phận làm chồng, làm cha chưa trọn của ông. Nhưng ông đành lực bất tòng tâm vì tình thế xã hội rối ren. Cũng may cho ông và gia đình bạn bè thương tình giúp đỡ, dựng cho mái tranh sơ sài để che mưa che nắng qua ngày. Những tưởng từ đó về sau, gia đình ông được sống bình yên những năm cuối đời, vậy mà trời già vẫn muốn thử thách sức chịu đựng của con người khốn khổ đó.
Vào một buổi chiều tháng tám giữa thu, trời bắt đầu chuyển lạnh theo đúng vong tuần hoàn của cuộc sống thì bỗng dưng mây xám ùn ùn kéo tới, giông gió nổi lên cuồn cuộn, réo ù ù như xay lúa. Khung cảnh miền sơn cước bên khe Càn Hoa mới ảm đạm, hiu quạnh làm sao! Căn nhà tranh ba gian của ông trông giống như một chiếc tổ chim bám cheo leo trên vách đá cùng với cây cối chống chọi lại với sự khác nghiệt của thiên nhiên. Cây cối vật vã, ngả nghiêng, gãy cành, rụng lá, mái tranh đơn sơ bị bứt tung, ném đi muôn ngả. Thậm trí có tấm tranh bay tít sang tận bên kia sông, nằm bừa bãi khắp nơi., có tấm treo tận ngọn cây cao trong rừng xa, có tấm rơi xuống mương sâu gần nhà chẳng. Khung cảnh trước mặt ông thật xơ xác, tiêu điều, tan tác. Chứng kiến cảnh này, ông và gia đình đành bất lực, một nỗi buồn và lo lắng cho tương lại trào lên mạnh mẽ.
Ngược lại tâm trạng của ông, những đứa trẻ trong làng lại háo hức. Chúng mặc sự ngăn cản của người lớn, hùa nhau cướp giật những tấm tranh ngay trước mắt nhà thơ chạy tuốt vào lũy tre đầu làng. Xót xa khi mái tranh bị gió cuốn đi, bị trẻ con xô cướp giật, ông muốn giữ lại tranh lại nhưng hơi sức chẳng còn, tiếng kêu gào cũng không thể át được tiếng gió gầm rú, nhà thơ đành ấm ức chống gậy quay về, đứng run rẩy, ngậm ngùi trước căn nhà bị gió thu phá tan hoang, đồng thời xót xa với cuộc sống khi những đứa trẻ cũng bị truy đồi về nhận thức, suy nghĩ.
Thiên nhiên gào rú đã lâu, có lẽ đã kiệt sức nên gió đã lặng, bao trùm không gian màn đêm tối đen như mực. Như một sự trớ trêu của thiên nhiên với con người. Khi buổi chiều, gió xoáy làm tốc mái tranh. Thì đến đêm, trời lại đổ mưa. Những cơn mưa rơi xối xả xuống ngôi nhà tốc mái như trút nước khiến gia đinh ông chẳng biết tránh vào đâu, những tấm chăn lâu năm không đủ ấm khiến cả gia đình ông nằm co quắp. Đỗ Phủ nhìn vợ và đàn con thơ mà bất lực, thao thức, trằn trọc suốt năm canh, chỉ mong trời mau sang để mặt trời xua tan cái lạnh giá của tiết thu. Đêm đó, bao nhiêu nỗi khổ dồn dập ập đến: làm sao để lớp lại mái tranh khi nó đã bị gió thu phá nát, nhưng tấm chăn cũ sao có thể che chở cho cả gia đình khi mùa đông đến. Không chỉ thương mình, ông còn thương nỗi khổ của người khác, những người giống như ông, đều đói rách tả tơi.m Ông thầm ước có được ngôi nhà rộng muôn ngàn gian, vững như bàn thạch để hiên ngàng trước gió mưa có thể che chở cho tất cả những kẻ sĩ cùng những người nghèo khổ như ông, không kìm được long mình, ông cất giọng thở than: Than ôi! Bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mắt, riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được! Chứng kiến cảnh này, chúng ta mới hiểu được tấm lòng vị tha của Đỗ Phủ đã đạt đến mức xả thân, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc nhỏ bé của mình vì hạnh phúc chung. Ước mơ ấy tuy mang màu sắc ảo tưởng nhưng thật ý nghĩa và ấm áp vì nó bắt nguồn từ trái tim nhân ái của nhà thơ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |