Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cảm nghĩ về một trò chơi dân gian

Cảm nhĩ về một trò chơi dân gian
2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.015
1
1
ĐSB
14/11/2021 09:28:18
+5đ tặng

Như chúng ta đều biết hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non, từ tuổi hài nhi trẻ đã có nhu cầu giao lưu với mẹ và người thân qua cử chỉ nét mặt. Đến tuổi âu nhi trẻ chủ yếu hoạt động với đồ vật, tuổi mẫu giáo thì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo bởi vui chơi đã gây ra những biến đổi về chất, có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành nhân cách trẻ và là tiền đề cho hoạt động học tập ở lứa tuổi tiếp theo. Phương châm “Học mà chơi, chơi mà học” luôn được quán triệt trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẫu giáo ở trường mầm non. Trong hoạt động vui chơi có rất nhiều tṛò chơi học tập và trò chơi vận động trong đó có các tṛò chơi dân gian đây là một loại tṛò chơi được trẻ em mẫu giáo yêu thích. Trò chơi dân gian đã được sử dụng nhiều trong các hoạt động vui chơi của trẻ ở trường mầm non, đặc biệt là hoạt động học có chủ đích của giáo viên cho trẻ ở trường mầm non. Các tṛò chơi dân gian không chỉ nhiều về số lượng mà c̣òn phong phú về thể loại. Việc kết hợp trò chơi dân gian trong các hoạt động học có chủ đích tại trường mầm non mang ý nghĩa to lớn trong việc rèn luyện thể lực, sự khéo léo, nhịp nhàng, rèn luyện trí tuệ, sự nhanh trí, óc phán đoán, gợi xúc cảm thẩm mỹ, khả năng hoạt động nhóm, tập thể, sự gắn kết của t́ình bạn… và đặc biệt nó góp phần xây dựng nhân cách mang đậm văn hóa dân tộc Việt Nam cho trẻ ngay từ khi trẻ c̣òn nhỏ. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng riêng của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời thể hiện nhu cầu giải trí, vui chơi, quyền được chia sẻ niềm vui của các em với bạn bè, cộng đồng. Nó làm cho thế giới xung quanh các em đẹp hơn và rộng mở; tuổi thơ của các em sẽ trở thành những kỉ niệm quý báu theo suốt cuộc đời; làm giàu nguồn tình cảm và trí tuệ cho các em. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong trường học, nhất là trong trường mầm non, tuỳ theo lứa tuổi của trẻ mà giáo viên tổ chức. Trong nhịp sống công nghiệp hóa hiện nay thì việc các bậc phụ huynh lựa chọn và hướng dẫn một trò chơi dân gian cho con mình còn nhiều hạn chế mà thay vào đó là những trò chơi hiện đại trong công nghệ thông tin, hay những trò chơi mang tính bạo lực mà đồ dùng đồ chơi còn nguy hiểm và độc hại cho trẻ. Là một giáo viên mầm non hàng ngày hàng giờ tiếp xúc và chăm sóc trẻ, tôi luôn trăn trở và muốn làm sao để đưa được các trò chơi dân gian đến với trẻ, phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội. Bằng các hình thức, các biện pháp để tổ chức các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất.

          Trong những năm gần đây thực hiện phong trào xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực của Bộ giáo dục và đào tạo đã đem lại những kết quả tương đối cao trong hoạt động giáo dục của các nhà trường. Đối với trường mầm non Vĩnh Điều cũng như bản thân là một giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi nhận thấy một nội dung quan trọng trong phong trào “Trường học thân thiện – Học sinh tích cực’’đó là giáo dục truyền thống yêu nước và giữ gìn bản sắc dân tộc ở trong trường mầm non việc đưa những làn điệu dân ca và những trò chơi dân gian được lồng ghép các câu đồng dao, ca dao... đến với trẻ là rất quan trọng nhưng trong thực tế việc tổ chức các trò chơi dân gian và dạy hát các làn điệu dân ca địa phương ở trường mầm non còn nhiều hạn chế chưa có những hình thức hấp dẫn thu hút trẻ, chưa có các chuyên đề đi sâu nghiên cứu việc tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ mẫu giáo như thế nào. Trò chơi đa dạng cuốn hút người chơi bởi sự bình dị khéo léo, nhạy bén, hấp dẫn, vui tươi hòa nhập cởi mở trong cuộc sống. Trò chơi dân gian cũng là một di sản quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặc biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị bổ ích . Đúng như lời PGS.TS Nguyễn Văn Huy giám đốc Bảo tàng Dân tộc Việt Nam đã nói “Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các cháu hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương đất nước. Ngày nay, các cháu được sống ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các cháu không được làm quen với những trò chơi của thiếu nhi ngày trước - đang ngày càng bị mai một và lãng quên, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê . Vì thế giúp các cháu hiểu và quay về nguồn cội với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”. Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” đưa trò chơi dân gian vào nhà trường là điều hết sức cần thiết không những góp phần rèn luyện sức khỏe kĩ năng ứng xử hợp lí các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kĩ năng làm việc còn kích thích học sinh học tập tốt “chơi vui, học càng vui”. Sau những giờ học, trò chơi dân gian là món ăn tinh thần bổ ích sảng khoái cho các cháu, tạo không khí vui tươi cởi mở, các cháu gần gũi thân thiện nhau hơn bởi những trò chơi có tính hài hước dí dỏm thể hiện sự tương tác khi chơi. Trò chơi dân gian được gắn liền với môi trường sống. Nó thường đơn giản dễ chơi, vật dụng dễ tìm, không tốn tiền, dễ tổ chức dù trong không gian hẹp như góc sân, lớp học. Tất cả những trò chơi có chung một mục đích rèn luyện sức khỏe, nhanh tay, tinh mắt, sáng tạo khéo léo, vun đắp tình cảm hồn nhiên vô tư cho trẻ nhất là trẻ đang độ tuổi mầm non.

          Trước những suy nghĩ đó, tôi đã đưa các trò chơi dân gian vào trong các hoạt động vui chơi cho trẻ hàng ngày và những trò chơi dân gian đã được tôi lồng ghép phù hợp vào trong các chủ đề trong năm.

          - Đối với chủ đề trường mầm non, tôi đã đưa trò chơi dân gian như là “Kéo co, tìm bạn thân”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Hằngg Ỉnn
14/11/2021 09:28:39
+4đ tặng
Đối với những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn Việt Nam, chắc chắn sẽ gắn bó với rất nhiều trò chơi dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay. Tuổi thơ của họ gắn tràn ngập kỉ niệm về những ngày tháng êm đềm lớn lên bên nhau, cười giòn tan khi được ngắm cánh diều bay cao vút, reo hò ầm ĩ khi chơi trò trốn tìm…Đối với những đứa trẻ xóm chợ ở quê em, có lẽ trò chơi dân gian trốn tìm để lại trong nhau nhiều xúc cảm đáng nhớ nhất.
Từ khi chúng em sinh ra, trò chơi trốn tìm đã có, và cứ thế từ thế hệ này đến thế hệ khác xem đó như một trò chơi cần phải trải qua khi còn ấu thơ. Trò chơi mang đến nhiều tiếng cười reo rộn ràng nhất.
Trò chơi trốn tìm là trò chơi càng đông càng vui, trong đó sẽ có hai phe, một người đi tìm và một nhóm người sẽ đi trốn. Ai oản tù tỳ thua thì chắc chắn phải làm người đi tìm những người còn lại. Trốn tìm không phải trò chơi cần bất cứ dụng cụ gì hết, chỉ cần có người là có thể chơi được, ở bất cứ nơi đâu, trong nhà hay ngoài sân, trong những bụi rậm…Tuy nhiên mọi người thường chọn những nơi rộng rãi, cõ nhiều chỗ để trốn mới thú vụ.
Người đi tìm phải bịt mắt, úp mặt vào tưởng và mắt đầu đếm từ một đến một trăm; đếm đến lúc nào không nghe tiếng ai trả lời nữa thì bắt đầu công cuộc đi tìm. Còn những người đi trốn thì cần phải khéo léo nhanh nhẹn tìm được nơi ẩn nấp an toàn, bí mật để người kia không tìm ra và mình thành người thắng cuộc. Cuộc chơi chỉ thực sự kết thúc khi người đi tìm tìm được hết số người đi trốn, còn nếu người đi tìm đầu hàng thì coi như đã thua và bắt đầu chơi lại từ đầu.
Thực ra trò chơi trốn tìm rất đơn giản, mang lại nhiều niềm vui, bất ngờ và hứng khởi cho mọi người. Một trò chơi dân gian bình dị, gần gũi và góp phần tạo nên “hồn” riêng của vùng quê nông thôn Việt Nam.
Giữa những đống rơm mẹ mới phơi hôm qua, còn thơm mùi rạ, trẻ con có thể chui rúc vào đó mà trốn đến nghẹt thở. Có những người thì lẻn vào góc nhà không có ánh điện, nín thở và lắng nghe tiếng bước chân của người tìm. Trò chơi đơn giản nhưng đầy hồi hộp và mong chờ, đầy bất ngờ.
KHi người đi tìm mệt mỏi, tìm mãi không ra đành bất lực tớ thua rồi, các bạn ra đi thì người trốn sẽ hét hò ầm ĩ “Tớ ở đây này, dễ thế cũng không tìm ra”. Lúc đấy mắt của cái người đi tìm xị xuống y như bị ai lấy cắp đồ chơi.
TRò chơi trốn tìm như một nét văn hóa của nông thôn, những đứa trẻ lớn lên đều ít nhiều biết đến trò chơi thú vị, đơn giản này. Sẽ thật buồn nếu những đứa trẻ nông thôn nào không được trải qua những giây phút thoải mái, êm đềm, thư giãn và đầy hồi hộp như trò chơi này.
TRò chơi trốn tìm cứ thế ăn sâu vào tiềm thức của rất nhiều đứa trẻ nông thôn, theo chúng lớn lên, theo chúng đến những mảnh đất xa xôi. Mỗi người đều có một ký ức, những dòng chảy thời gian về tuổi thơ cứ thế neo đọng lại mãi trong kí ức. Khi tìm về tuổi thơ, bất chợt thấy mình trưởng thành, trò chơi ấy đang dần dần mất đi. Bất giác giật mình và buồn rười rượi

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo