Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giới thiệu về di tích lịch sử đình Tám Mái (Xã Diễn Hoàng - Diễn Châu - Nghệ An)

Help me!
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.281
2
0
Nguyễn Thành Trương
24/03/2018 23:49:15
Theo lai lịch, hồi khởi thủy, làng Hoàng Hà chỉ mới có 7 hộ nên có câu ca : "Xưa kia bảy bếp gọi là Hà Côi ". Nhưng rồi cư dân cứ quần tụ, mỗi lâu một đông đúc thêm... Tương truyền, đến một ngày, đất nước bị kẻ thù bên ngoài xâm lăng, nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp. Gặp lúc bị quân giặc đuổi riết, vua phải nép mình vào trong một cái hốc cây. Khi quân giặc lùng soát sắp đến nơi thì từ đó, một cô gái vụt đứng dậy và bỗng hóa thành con thỏ trắng mà chạy vút đi. Bọn giặc vì mới từ xa tới và thèm thịt thỏ nên liền đuổi theo nhưng rồi thỏ trắng cũng biến mất. Thế là nhà vua thoát nạn. Ngài cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp của người con gái lạ, nên đặt tên nàng là Bạch Y Công Chúa, rồi sai dân sở tại tôn làm Thành hoàng và lập đền thờ.
Đền ngoảnh mặt về phía Tây- Nam, tọa lạc trên một vùng đất cao ráo. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo mà năm Mậu Thân (1908) là lần cuối, thì đền có được hình thể như ngày nay.
Đền cao rộng, kết cấu thượng lầu, hạ đình theo kiểu một số điện thờ trong kinh Thành Huế. Bốn cây cột cả được cụm lại ở gian giữa, mỗi cây cao 5,2 mét. Còn các cột khác thì cao 3,5 mét. Ở phần chân của mỗi cây cột, đường kính đo được là 42 cm. Phần cao trội lên (1,7 mét) ở 4 cây cột cả kia chính là các trụ của tầng lầu. Bên trên mỗi tầng nhà như vậy đều kết thành 4 mái, cho nên được gọi là Đền Tám Mái. Các mái đền đều được uốn cong với một tỷ lệ cân xứng, thích hợp, có lưỡng long. triều nguyệt và nghê, phượng, bài trí trông thật cổ kính, đường bệ. Tầng lầu không tạo nên diện tích sử dụng nhưng nó nâng cao tầm thế uy nghi của ngôi đền. Về sau, nhân dân Hoàng Hà còn kết hợp thờ ở Đền Tám Mái các vị thần khác cùng có công to với dân làng.
Bởi đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên tại Nghệ An thuở trước, ở từng làng, ngoài đền thờ thần thì chưa có đình để làm nơi hội họp riêng. Hai phần việc ấy thường được kết hợp vào một nơi nên đền cũng được gọi là đình. Đền Tám Mái cũng vậy.
Đây cũng là nơi đã diễn ra các cuộc họp bí mật của cơ quan Tổng ủy Hoàng Trường và Liên chi bộ Đảng Hoàng La - Hoàng Hà thời bí mật, các cuộc biểu tình thời Xô Viết (1930 - 1931), nơi nhân dân làng Hoàng Hà họp mít tinh cướp chính quyền trong Cách mạng Tháng 8- 1945. Đó cũng là nơi mở các lớp bình dân học vụ, diễn ra Tuần lễ vàng, nơi tiễn trai tráng đi ra chiến trường... Khi giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, máy bay của chúng đã hai lần oanh tạc Đền Tám Mái nhưng bom đạn của chúng ném xuống đều rơi trật mục tiêu. Trong đợt chúng dùng pháo đài B52 dội bom theo kiểu rải thảm vào năm 1972, thì Đền Tám Mái vẫn trụ vững với chức năng là kho chứa vũ khí và quân lương của Đại đội pháo cao xạ phòng không Nguyễn Viết Xuân.
Nay Đền Tám Mái kết hợp với việc thờ thần vẫn là nơi hội họp của dân làng, nhất là tổ chức biểu diễn văn nghệ và yến lão đầu xuân...
Đền Tám Mái Hoàng của làng Hoàng Hà là một di tích về đền đài có tính đặc thù còn bảo tồn được trên dải đất ven biển Diễn Châu. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định công nhận Đền Tám Mái là Di tích Lịch sử- Văn hóa cấp tỉnh và nhân dân xã Diễn Hoàng đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng theo Quyết định ấy vào sáng ngày 6-4- 2009.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
Cô Pé Thiên Yết
25/03/2018 07:10:06
Di tích Đền Tám Mái
Rời Quốc lộ số 1 tại chợ Lứ, điểm châu tuần về giao thông ở nơi địa đầu của huyện Diễn Châu (Nghệ An) mà đi về biển, đến ngã ba Mỹ Quan thì rẽ trái, bước thêm một thôi đường nữa là ta đến xóm 17, trung tâm của làng Hoàng Hà cũ, nay thuộc xã Diễn Hoàng. Nơi ấy còn tồn tại một ngôi đền cổ.
Theo lai lịch, hồi khởi thủy, làng Hoàng Hà chỉ mới có 7 hộ nên có câu ca : "Xưa kia bảy bếp gọi là Hà Côi ". Nhưng rồi cư dân cứ quần tụ, mỗi lâu một đông đúc thêm... Tương truyền, đến một ngày, đất nước bị kẻ thù bên ngoài xâm lăng, nhà vua phải thân chinh đi đánh dẹp. Gặp lúc bị quân giặc đuổi riết, vua phải nép mình vào trong một cái hốc cây. Khi quân giặc lùng soát sắp đến nơi thì từ đó, một cô gái vụt đứng dậy và bỗng hóa thành con thỏ trắng mà chạy vút đi. Bọn giặc vì mới từ xa tới và thèm thịt thỏ nên liền đuổi theo nhưng rồi thỏ trắng cũng biến mất. Thế là nhà vua thoát nạn. Ngài cảm kích trước nghĩa cử cao đẹp của người con gái lạ, nên đặt tên nàng là Bạch Y Công Chúa, rồi sai dân sở tại tôn làm Thành hoàng và lập đền thờ.
Đền ngoảnh mặt về phía Tây- Nam, tọa lạc trên một vùng đất cao ráo. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo mà năm Mậu Thân (1908) là lần cuối, thì đền có được hình thể như ngày nay.
Đền cao rộng, kết cấu thượng lầu, hạ đình theo kiểu một số điện thờ trong kinh Thành Huế. Bốn cây cột cả được cụm lại ở gian giữa, mỗi cây cao 5,2 mét. Còn các cột khác thì cao 3,5 mét. Ở phần chân của mỗi cây cột, đường kính đo được là 42 cm. Phần cao trội lên (1,7 mét) ở 4 cây cột cả kia chính là các trụ của tầng lầu. Bên trên mỗi tầng nhà như vậy đều kết thành 4 mái, cho nên được gọi là Đền Tám Mái. Các mái đền đều được uốn cong với một tỷ lệ cân xứng, thích hợp, có lưỡng long. triều nguyệt và nghê, phượng, bài trí trông thật cổ kính, đường bệ. Tầng lầu không tạo nên diện tích sử dụng nhưng nó nâng cao tầm thế uy nghi của ngôi đền. Về sau, nhân dân Hoàng Hà còn kết hợp thờ ở Đền Tám Mái các vị thần khác cùng có công to với dân làng.
Bởi đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên tại Nghệ An thuở trước, ở từng làng, ngoài đền thờ thần thì chưa có đình để làm nơi hội họp riêng. Hai phần việc ấy thường được kết hợp vào một nơi nên đền cũng được gọi là đình. Đền Tám Mái cũng vậy.
Đây cũng là nơi đã diễn ra các cuộc họp bí mật của cơ quan Tổng ủy Hoàng Trường và Liên chi bộ Đảng Hoàng La - Hoàng Hà thời bí mật, các cuộc biểu tình thời Xô Viết (1930 - 1931), nơi nhân dân làng Hoàng Hà họp mít tinh cướp chính quyền trong Cách mạng Tháng 8- 1945. Đó cũng là nơi mở các lớp bình dân học vụ, diễn ra Tuần lễ vàng, nơi tiễn trai tráng đi ra chiến trường... Khi giặc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, máy bay của chúng đã hai lần oanh tạc Đền Tám Mái nhưng bom đạn của chúng ném xuống đều rơi trật mục tiêu. Trong đợt chúng dùng pháo đài B52 dội bom theo kiểu rải thảm vào năm 1972, thì Đền Tám Mái vẫn trụ vững với chức năng là kho chứa vũ khí và quân lương của Đại đội pháo cao xạ phòng không Nguyễn Viết Xuân.
Nay Đền Tám Mái kết hợp với việc thờ thần vẫn là nơi hội họp của dân làng, nhất là tổ chức biểu diễn văn nghệ và yến lão đầu xuân...
Đền Tám Mái Hoàng của làng Hoàng Hà là một di tích về đền đài có tính đặc thù còn bảo tồn được trên dải đất ven biển Diễn Châu. Uỷ ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định công nhận Đền Tám Mái là Di tích Lịch sử- Văn hóa cấp tỉnh và nhân dân xã Diễn Hoàng đã long trọng tổ chức lễ đón nhận Bằng theo Quyết định ấy vào sáng ngày 6-4- 2009.
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
25/03/2018 08:53:12

Đình Tám Mái ở xã Quỳnh Thuận, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Từ thành phố Vinh theo đường 1A đến thị trấn Cầu Giát rẽ phải 10 km là đến di tích.

Quỳnh Thuận là xã đồng bằng ven biển, dân cư sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đánh bắt hải sản Cuộc sống rất vất vả nhưng nhân dân Quỳnh Thuận vẫn hiếu học, nhiều người đỗ đạt. Theo gia phả họ Hồ để lại, xã Quỳnh Thuận có chín quận công lưu danh muôn thưở. Nổi bật nhất là quận công Hồ Văn Xu, một vị tướng có công diệt Mạc được phong làm Thượng trụ quận công. Con cháu của cụ là Hồ Văn Lực, Hồ Văn Hiếu, Hồ Văn Khoá, Hồ Tiến Bảng Hồ Văn Thoa đều đỗ thi Hội và được bổ làm quan quận công.

Đình Tám Mái được xây dựng năm 1873, trùng tu năm 1908. Đình gồm một gian vuông hai tầng, có bốn cột, tám mái- kiểu mái chùa. Toàn bộ đình làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói âm dương. Kiến trúc của đình theo lối tứ trụ kẻ truyền, các hoa văn được trạm trổ tinh xảo.Đình có tám đầu đao cong vút hình phượng bay. Trên nóc đình có hai con rồng ngậm hạt ngọc chầu lại. Đình được xây kín xung quanh lại nằm nép mình dưới những cây cao, tạo cho nó vẻ cổ kính linh thiêng.

Đình Tám Mái là trung tâm sinh hoạt văn hoá của làng xã. Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng và tháng Tám, dân làng tổ chức tế lễ linh đình. Lễ hội kéo dài ba ngày với các nghi lễ long trọng và nhiều trò chơi truyền thống như đánh đu, đấu vật, hát tuồng, hát phường đào...

Từ năm 1927, đình Tám Mái đã ghi nhận nhiều sự kiện lịch sử cách mạng của nhân dân Quỳnh Thuận. Tháng 7 năm 1927, đồng chí Nguyễn Đức Mậu, giáo viên trường tiểu học Pháp Việt Quỳnh Lưu về dạy học ở Quỳnh Thuận. Đồng chí đã tuyên truyền vận động nhân dân đi theo cách mạng chống lại bọn ác bá cường hào, thành lập tổ chức Tân Việt. Tháng 5 năm 1930, chi bộ Đảng ở Quỳnh Thuận ra đời , do đồng chí Đào Chí Thành là Bí thư. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, các tổ chức Nông hội đỏ, Tự vệ đỏ, Phụ nữ giải phóng được thành lập và hoạt động sôi nổi. Đình Tám Mái trở thành nơi hội họp, in ấn tài liệu truyền đơn, báo chí của Đảng và là địa điểm tập trung quần chúng đi biểu tình trong những năm 1930- 1931.

Được sự nhất trí và chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, Chi bộ phát động cuộc đấu tranh lớn của nông dân và diêm dân. Cuộc biểu tình được chuẩn bị rất chu đáo trước đó một tuần. Hàng nghìn tờ truyền đơn kể tội ác của bọn Tây, nói lên nỗi thống khổ của người làm muối được in tại đình Tám Mái đã đến khắp các thôn xóm kêu gọi, vận động nhân dân đấu tranh đòi quyền lợi. Tối 19-6, Nông hội đỏ tổ chức treo cờ trên cây đa chợ đình để cổ vũ khí thế cách mạng.

Theo đúng kế hoạch, sáng ngày 20-6-1930, diêm dân Quỳnh Thuận mang theo vũ khí là những dụng cụ làm muối như:bầu, thêu, nạo...tập trung tại đình Tám Mái rồi cùng với đông đảo nhân dân các làng Qúi Hoà, Thượng Yên, Thanh Sơn, Quỳnh Đôi, Hữu Nghĩa.. kéo về chợ đình đấu tranh.Sau khi nghe đồng chí Hoàng Hữu Duyệt diễn thuyết, quần chúng giương cờ, căng biểu ngữ, diễu hành qua các làng hô vang khẩu hiệu đòi giảm sưu thuế, đòi quyền lợi cho Diêm dân. Đến trước đồn Thương Chính,đoàn bểu tình đưa yêu sách với nội dung:

- Không được xuýt chó cắn người
- Tự do đổ nước và cạo muối
- Phải được đưa ít muối về dùng
- Phải tăng giá muối lên 30%
- Không được đàn áp anh chị em biểu tình

Khí thế mạnh mẽ của quần chúng buộc tên đồn trưởng và chánh đoàn phải chấp nhận yêu sách. Đoàn biểu tình tiếp tục kéo xuống đồn Thanh Đàm, lính tráng hoảng sợ bỏ chạy, đồn trưởng vì không trốn kịp nên ngồi tái mặt. Y đứng dậy khúm núm hứa từ nay về sau không dám ức hiếp nhân dân làm muối nữa. Cuộc biểu tình kết thúc thắng lợi. Đây là cuộc đấu tranh đầu tiên của diêm dân, cũng là mở đầu cho nhân dân Quỳnh Lưu “đứng lên” trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Kỷ niệm ngày chống chiến tranh đế quốc(1/8) và cách mạng Tháng Mười Nga(7/11) năm1930, Chi bộ Đảng Quỳnh Thuận tổ chức treo cờ ở đình Tám Mái, rải truyền đơn, tập trung nhân dân nghe diễn thuyết và diễu hành thị uy quanh xã nhằm củng cố tinh thần cho quần chúng.

Hưởng ứng chủ trương đấu tranh của Tỉnh uỷ, Huyện uỷ Quỳnh Lưu phát động cuộc biểu tình toàn huyện vào tháng 1 năm 1931. 600 người tham gia biểu tình được chia thành 4 tổng kéo về huyện đường Quỳnh Bá. Trên đường đi, nhân dân đã đập phá nhà phó đoàn Phạm Quang Vị ở Sơn Hải. Sau cuộc biểu tình, các xã tiếp tục mít tinh, tuần hành trấn áp hương lý, cường hào. Bọn chúng như rắn mất đầu phải đem triện bạ, sổ sách nộp cho các Xã bộ nông. Như vậy, chính quyền Xô Viết đã ra đời quản lý thôn xóm, thay thế cho bộ máy hào lý địa phương

Chính quyền mới thực hiện việc xoá bỏ các thứ thuế vô lý do bọn đế quốc phong kiến đặt ra; tổ chức cho nhân dân lấy lúa của nhà giàu (Quỳnh Thuận đã thu được 2040 kg thóc chia cho dân nghèo); bài trừ những hủ tục trong ma chay, cưới hỏi, đình đám; ban hành nếp sống mới trong thôn. Đình Tám Mái là nơi học chữ quốc ngữ, hội họp, luyện tập quân sự... Nhân dân được sống trong bầu không khí tự do, thân ái. Thôn xóm ngày đêm nhộn nhịp, ai nấy đều say sưa công việc “xã hội”. Lần đầu tiên họ được làm chủ xã hội với lòng tin yêu sâu sắc vào Đảng và cách mạng.

Giữa tháng 2- 1931, kẻ địch tiến hành đàn áp phong trào cách mạng Quỳnh Lưu. Hàng loạt đảng viên và quần chúng tích cực bị bắt giam. Cả 6 đồng chí đảng viên của Quỳnh Thuận mặc dù bị tra tấn rất dã man vẫn giữ trọn khí tiết. Sự hy sinh anh dũng của đồng chí Đào Chí Thành, tinh thần bất khuất của đồng chí Nguyễn Ngôn, Nguyễn Đức Nghinh...đã nêu gương sáng cho nhân dân Quỳnh Thuận tiếp tục vùng lên chống khủng bố trắng. Ngày 1-5- 1931, cả xã đánh trống mõ, treo cờ, rải truyền đơn kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động.

Trong cách mạng tháng 8 năm 1945, đình Tám Mái là địa điểm lực lượng tự vệ chuẩn bị cướp chính quyền. Năm 1964, nhân dân Quỳnh Thuận đã tập trung tại đình nghe Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói chuyện. Sau đó, Thủ tướng xuống thăm đồng muối của bà con. Đình Tám Mái- nơi diễn ra lễ tiễn đưa 124 con em Quỳnh Thuận lên đường nhập ngũ chống Mỹ cứu nước.

Đình Tám Mái- di tích cách mạng thời kỳ Xô Viết Nghệ Tĩnh, được Bộ Văn hoá Thông tin ra Quyết định số 599, ngày 11 tháng 3 năm1992, công nhận là di tích cấp Quốc gia.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×