Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài văn phân tích các nhân vật phụ trong Lặng lẽ Sapa

Bài văn phân tích các nhân vật phụ trong Lặng lẽ Sapa
1 trả lời
Hỏi chi tiết
572
0
0
Lê Mạnh Hùng
23/11/2021 09:37:47
+5đ tặng

Xanh ngát trong nền văn học Việt Nam thế kỉ 20, nổi bậc lên cây bút Nguyễn Thành Long. Không khai thác hiện thực cuộc sống khốc liệt, sắc cạnh và sôi sục như các nhà văn khác, Nguyễn Thành Long đã lựa chọn cách biểu đạt nhẹ nhàng, sâu lắng như chính tâm hồn ông, bởi ông yêu văn, yêu cả cuộc sống. Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” thể hiện sâu sắc phong cách nghệ thuật ấy. Vẻ đẹp Lặng lẽ Sa Pa trầm lắng nhưng rạo rực và tinh tế vô cùng.

Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” được xây dựng xoay quanh một tình huống truyện khá đơn giản mà tự nhiên. Đó chính là cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe lên Sa Pa với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi cũng đủ để tác giả khắc họa “bức chân dung” anh thanh niên – nhân vật chính một cách tự nhiên và tập trung, qua sự quan sát của các nhân vật khác và qua chính lời lẽ, hành động của anh.

Đồng thời, qua “bức chân dung” của người thanh niên, qua sự cảm nhận của các nhân vật khác về anh và những người như anh, tác giả đã làm nổi bật được chủ đề của tác phẩm: Trong cái lặng lẽ, vắng vẻ trên núi cao Sa Pa, nơi mà nghe tên người ta chỉ nghĩ đến sự nghỉ ngơi, vẫn có bao nhiêu người đang ngày đêm làm việc miệt mài, say mê, cống hiến sức mình dựng xây đất nước.

Đọc Lặng lẽ Sa Pa, người đọc lặng lẽ bước theo bước chân của các vị du khách, rời Hà Nội, rời xa phố phường chật chội đến với thiên nhiên thắm xanh Tây Bắc. Cái thú vị đầu tiên là mở đầu thiên truyện, nhà văn đã hướng ngòi bút vào miêu tả vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên Tây Bắc, rồi đến cái đẹp tĩnh mịch, mê hồn của Sa Pa.

Có lẽ nhà văn luôn mong đợi điều đó. Ông cũng yêu thiên nhiên lắm, thế nên đến với với Tây Bắc ông cũng hồ hởi như con trẻ, say đắm biểu đạt nó. Tây Bắc hiện ra với nắng đốt cháy rừng cây, nắng mạ bạc con đèo… Cây hoa tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe.

Chỉ vài nét chấm phá điểm xuyết như trong thơ cổ, nghệ thuật nhân hóa, so sánh đặc sắc, tác giả đã mau chóng khắc họa bức tranh thiên nhiên Sa Pa với vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng, quyện tròn tình người. Người đọc không hề thấy một Tây Bắc dữ dội với đèo cao, vực thẳm, dốc đá trơ trọi,… mà chỉ thấy một Tây Bắc tươi xanh, trẻ đẹp như một sơn nữ, thấp thoáng trong làn sương mờ ẩn vừa hữu tình vừa khơi gợi đam mê khám phá.

Miêu tả bức tranh thiên nhiên bằng ngôn ngữ trong sáng, mỗi chữ, mỗi câu như có đường nét, hình khối, sắc màu. Người đọc cứ rộn ràng theo nhịp điệu văn mang âm hưởng một bài thơ về thiên nhiên đất nước, thôi thúc lòng người đến với miền địa đầu tổ quốc.

Có thể nói, Nguyễn Thành Long đã khéo léo để cho bức tranh ấy được cảm nhận bởi du khách, với nhiều tâm trạng, nhiều lứa tuổi, nhiều trải nghiệm khác nhau. Có khi rất quen thuộc của người lái xe, có khi lạ lẫm của cô kĩ sư, có khi triết lí của ông họa sĩ. Hình ảnh thiên nhiên được lột tả nhiều mặt, chuyển đổi liên tục, càng ngày càng rõ, có sức cuốn hút vô cùng.

Trên nền cảnh hùng vĩ ấy, nhân vật anh thanh niên dần dần hiện lên qua lời giới thiệu của bác lái xe trong cuộc trò chuyện với khách. Đó là “một trong những người cô độc nhất thế gian”, rằng anh ta rất “thèm người” và nếu họa sĩ đến gặp thì thế nào “cũng thích vẽ”. Lời mào đầu đã thực sự gây hứng thú đối với ông họa sĩ và cô kĩ sư – những người luôn mong ước được gặp gỡ để ghi nhận những anh hùng người thầm lặng trên khắp đất nước mình.

Không để cho các nhân vật chờ đợi lâu hơn nữa, Nguyễn Thành Long đã rất hạn chế diễn giải dài dòng, cuộc gặp gỡ diễn ra ngay sau đó. Đúng như lời bác tài xế đã giới thiệu, anh thanh niên quả thật tuyệt vời. Cuộc sống đơn độc, công việc vất vả nhưng không vì thế mà tâm hồn khô héo, nó vẫn tươi xanh và tràn đầy sinh lực. Anh vẫn nhớ tặng bác tài xế củ tam thất cho bác gái bồi bổ sức khỏe. Vừa tiếp chuyện, anh vẫn kịp chạy đi cắt mấy bông hoa tặng cô kĩ sư trẻ. Cuộc sống của anh lúc nào cũng rộn ràng dù chỉ có mình anh trên đỉnh mây mù.

Lật từng trang văn của Nguyễn Thành Long, ta thấy anh thanh niên 27 tuổi sống và làm việc một mình trên đỉnh núi cao 2600m, quanh năm làm bạn với mây mù và cây cỏ. Công việc của anh là hằng ngày là “đo gió, đo mưa, đo nắng,tính mây và đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất và phục vụ chiến đấu”. Một công việc gian khó nhưng đòi hỏi sự chính xác, tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao. Hoàn cảnh làm việc khó khăn, lại không có ai quản lí thế nhưng anh không hề sao nhãng hay lười biếng: “nửa đêm dù mưa tuyết, gió lạnh, đúng giờ ốp thì cũng phải trở dậy ra ngoài trời làm việc”.

Sự heo hút, vắng vẻ của núi rừng Tây Bắc; cuộc sống và công việc có phần đơn điệu, nhàm chán…là thử thách thực sự đối với tuổi trẻ vốn sung sức và khát khao trời rộng, khát khao hành động. Nhưng cái gian khổ nhất đối với chàng trai trẻ ấy là phải vượt qua sự cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng ở nơi núi cao không một bóng người.

Thú vị nhất là chi tiết cô đơn đến mức “thèm người”, anh thanh niên phải lăn cây chặn đường dừng xe khách qua núi để được gặp gỡ, trò chuyện. Người đọc sẽ mỉm cười khi đến đoạn này và càng yêu mến anh hơn. Thật có gì khủng khiếp hơn khi tách ta ra khỏi cuộc sống con người. Đó cũng là bản năng của con người mà anh thanh niên quyết giữ gìn lấy, không để cho cái lạnh và làn sương mù Tây Bắc làm cho khô kiệt đi.

Chỉ 30 phút trò chuyện nhưng cũng đủ để những người tiếp xúc kịp ghi một ấn tượng sâu sắc, kịp để ông họa sĩ thực hiện bức kí họa chân dung, kịp để cô kỹ sư bối rối và có những cái gì đó thật thân thiết với anh thanh niên. Rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa Pa. Trong cái im lặng của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước.

Văn Nguyễn Thành Long có giọng buồn êm dịu như một bài thơ, nhỏ xinh run rẩy như một bông cúc nở trong sương sớm. Ta ngơ ngẩn trước vẻ đẹp của bông hoa và đắm say trước đất trời hòa thắm yêu thương. Nhiều khi, hồn văn Nguyễn Thành Long làm dịu mát lòng ta như mạch nguồn trong trẻo, dịu dàng. Truyện ngắn của Nguyễn Thành Long lúc nào cũng nhẹ nhàng, tình cảm, thường pha chất kí và giàu chất thơ, thấm đẫm chất trữ tình. Văn ông thường ánh lên vẻ đẹp của con người nên có khả năng thanh lọc làm trong sáng tâm hồn, khiến chúng ta thêm yêu cuộc sống.

Người lao động ở vị trí trung tâm, tư thế hoàn toàn chủ động khi làm chủ quê hương, làm chủ cuộc đời. Con thuyền vốn nhỏ bé trước biển trời bao la đã trở thành con thuyền kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ. Thuyền có gió làm bánh lái, có trăng làm cánh buồm, lướt giữa mây cao với biển bằng, giữa mây trời và sóng nước:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.

Con người thắng thế, thu về thật nhiều thành quả sau một đêm lao động. Họ vui vẻ trở về cùng thành quả lao động:

“Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.

Trong bức tranh kì vĩ của thiên nhiên vũ trụ, con người ngư dân xuất hiện trong tư thế sánh ngang với mặt trời, với thiên nhiên, vũ trụ: “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”. Từ “với”, “cùng” đã diễn tả sự hài hòa cân đối giữa thiên nhiên và con người lao động. Nếu trong thơ xưa, con người thường chìm khuất trước thiên nhiên thì nay, dưới cái nhìn của người chiến sĩ cách mạng trong thời đại mới, con người hiện lên thật tự tin, mạnh mẽ trong tư thế “chạy đua” với vũ trụ, trời đất. Và sự thực thì con người đã chiến thắng.

Mở đầu bài thơ lúc ra khơi bắt cá là câu hát và khép lại bài thơ khi đoàn thuyền đánh cá trở về cũng là câu hát của con người lao động ngư dân làng chài, điều đó cho thấy cả hành trình đánh bắt cá của ngư dân đã trở thành bài ca lao động. Nếu tiếng hát mở đầu khi ra khơi là tiếng hát biểu trưng cho tinh thần lạc quan, niềm hi vọng, tin tưởng để rồi khi trở về sẽ bắt được nhiều cá tôm, làm giàu cho tổ quốc thân yêu thì câu hát ở cuối bài thơ lại biểu tượng cho niềm vui sướng, hạnh phúc trước thành quả lao động mà họ đã gặt hái được sau một đêm kéo lưới vất vả.

Khổ thơ cuối đã khắc họa thành công hình ảnh đoàn thuyền và con người ngư dân hiện lên thật lớn lao, kì vĩ, thể hiện niềm vui, niềm hân hoan vào thành quả lao động, niềm tin tưởng vào cuộc sống mới, vào ngày mai tươi sáng của đất nước. Lời thơ ngợi ca vẻ đẹp con người lao động mới, ca ngợi khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước: Tập làm chủ, tập làm người xây dựng. Dám vươn mình cai quản lại thiên nhiên!

Nguyễn Thành Long đã rất thành công khi chọn cách kể chuyện nhỏ nhẹ như lời tâm tình. Sự hòa lẫn giữa lời dẫn chuyện và sự dẫn dắt giữa các nhân vật làm cho câu chuyện trở nên tự nhiên, cảnh vật phô bày trước mắt người đọc. Nhân vật chính hiện lên đa chiều giúp người đọc nhanh chóng cảm nhận khá toàn diện. Với Lặng lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long đã đóng góp một tiếng nói thầm lặng ngợi ca những người anh hùng đã quên mình làm việc, góp sức xây dựng quê hương, đất nước trong thời đại mới. Đó cũng là một phát hiện khá mới mẻ, một điểm nhìn đặc sắc của nhà văn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo